Giải SBT Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 1 Thần trụ trời (Thần thoại Việt Nam)

Hướng dẫn giải: Bài 1:Thần trụ trời (Thần thoại Việt Nam) trang 13, VBT Ngữ văn 10 Cánh diều. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: Thần Trụ trời xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) nào?

A. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; trời đất là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo.

B. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; chỉ có thần Trụ trời và Ngọc Hoàng.

C. Thuở trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo; chỉ có một mình Ngọc Hoàng.

D. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; chỉ có thần Trụ trời và thần Gió.

Bài 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng sự kiện chính trong truyện Thần Trụ trời?

A. Thần Trụ trời đào đất, đá để tạo thành biển cả.

B. Thần Trụ trời đội trời lên, đào đất, đá đắp thành một cái cột to để chống trời.

C. Thần Trụ trời ném đất, đá văng khắp nơi để tạo thành đồi, núi.

D. Thần Trụ trời phân công Ngọc Hoàng cai quản mọi việc trên trời, dưới đất.

 

Bài 3: Theo văn bản, phương án nào dưới đây miêu tả đúng “hình dạng” của thần Trụ trời?

A. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng tay làm cột chống trời.

B. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng đầu đập vỡ cột chống trời.

C. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.

D. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng tay phân chia ranh giới trời và đất.

Bài 4: Dòng nào dưới đây nói đúng hành động của thần Trụ trời?

A. Một mình cầy cục đắp trời như cái bát úp.

B. Một mình cầy cục phân chia ranh giới trời và đất.

C. Một mình cầy cục đắp mặt đất phẳng như cái mâm vuông.

D. Một mình cầy cục đắp cột đá để chống trời.

Bài 5: Phương án nào dưới đây nói đúng bảy vị thần được liệt kê trong bài vè ở cuối truyện?

A. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông đào sông, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời.

B. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông tạo gió, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời.

C. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông tạo gió, ông tạo sét, ông xây rú, ông trụ trời.

D.Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông nghiền cát, ông tạo sấm, ông xây rú, ông trụ trời.

Bài 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng kiểu nhân vật trong truyện Thần Trụ trời?

A. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và có trí nhớ siêu phàm.

B. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và sức mạnh siêu nhiên.

C. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và tình cảm phong phú.

D. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và tính cách mạnh mẽ.

Bài 7: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong truyện Thần Trụ trời.

Bài 8: Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Bài 9: Truyện Thần Trụ trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?

Bài 10: Trong phần kết, truyện nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có vị thần nào khác nữa? Tên vị thần ấy là gì?

Bài 11: Truyện gửi gắm niềm tin thiêng liêng đối với các vị thần của con người ở “buổi bình minh lịch sử”. Theo em, niềm tin thiêng liêng ấy có còn ý nghĩa đối với con người ngày nay không? Tại sao?

Từ khóa tìm kiếm: Giải VBT Cánh diều 10 tập 1, soạn VBT Cánh diều 10 bài: Bài 1.Thần trụ trời (Thần thoại Việt Nam)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác