Giải SBT Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 1 Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp)

Hướng dẫn giải: Bài 1: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp) trang 9, VBT Ngữ văn 10 Cánh diều. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: Phương án nào dưới đây nêu đúng trình tự những sự kiện chính trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng?

A. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường => giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê => giải thoát cho thần Prô-mê-tê => giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát => đấu trí với thần Át-lát để lấy được những quả táo vàng.

B. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường =>> giải thoát cho thần Prô-mê-tê => giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát => đấu trí với thần Át-lát => giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê để lấy được những quả táo vàng.

C. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường => giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê => giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát => giải thoát cho thần Prô-mê-tê => đấu trí với thần Prô-mê-tê để lấy được những quả táo vàng.

D. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường => giải thoát cho thần Prô-mê-tê => giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát => đấu trí với thần Át-lát => giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê để lấy được những quả táo vàng.

 

Bài 2: Nội dung nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của khu vườn có cây táo vàng?

A. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được gã khổng lồ độc ác Ăng-tê và con rồng La-đông có một trăm cái đầu ngày đêm trông coi.

B. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được hai cha con thần Chiến tranh A-rét và ba chị em tiên nữ Chiều Hôm ngày đêm cùng trông coi.

C. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được thần Prô-mê-tê và con rồng La-đông có một trăm cái đầu ngày đêm cùng trông coi.

D. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được con rồng La-đông có một trăm cái đầu và ba chị em tiên nữ Chiều Hôm ngày đêm cùng trông coi.

Bài 3: Vì sao khi giao đấu, hễ chân Ăng-tê chạm đất thì sức mạnh lại tăng thêm?

A. Vì Ăng-tê là vị thần bất khả chiến bại.

B. Vì Ăng-tê chuyên ăn thức ăn là thịt sư tử.

C. Vì Ăng-tê được thần Đất Mẹ Gai-a truyền cho sức mạnh.

D. Vì Ăng-tê là con trai của thần Dớt - vị thần tối cao của thế giới.

Bài 4: Nội dung nào dưới đây nói đúng một số chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng?

A. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bắt khả chiến bại của hai cha con thần Chiến tranh A-rét trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Prô-mê-tê

B. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bất khả chiến bại của Ăng-tê trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Prô-mê-tê

C. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bắt khả chiến bại của thần Át-lát trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Prô-mê-tê

 D. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bật khả chiến bại của thần Prô-mê-tê trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Ăng-tê

Bài 5: Hê-ra-clét thuộc kiểu nhân vật nào dưới đây?

A. Kiểu nhân vật thần, hội tụ vẻ đẹp của sức mạnh và sự biến hoá.

B. Kiểu nhân vật anh hùng, hội tụ vẻ đẹp của sức mạnh và cảm xúc.

C. Kiểu nhân vật thần, hội tụ vẻ đẹp của yếu tố hoang đường và thần thánh.

D. Kiểu nhân vật anh hùng, hội tụ vẻ đẹp của sức mạnh và trí tuệ.

Bài 6: Đọc văn bản, em cảm nhận được tình cảm gì của người kể chuyện đối với nhân vật Hê-ra-clét?

Bài 7: Theo em, thông điệp mà văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng muốn gửi đến người đọc là gì?

Bài 8: Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về điều gì? Theo em, ngày nay câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có còn sức hấp dẫn không? Tại sao?

Bài 9: Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Hãy vẽ hoặc mô tả bằng lời về chi tiết, hình ảnh đó.

Bài 10: Từ đoạn trích trên, em hãy giải thích ý nghĩa của các điển tích: Ăng-tê và Đất Mẹ; Prô-mê-tê bị xiềng.

Từ khóa tìm kiếm: Giải VBT Cánh diều 10 tập 1, soạn VBT Cánh diều 10 bài: Bài 1. Thần thoại và sử thi

Bình luận

Giải bài tập những môn khác