Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 4 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) (P2)

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 4 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) Phần 2 - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Đâu là năm sinh, năm mất của tác giả Trần Quốc Vượng? 

  • A. 1935 - 2005 
  • B. 1936 - 2005
  • C. 1933 - 2005 
  • D. 1934 - 2005 

Câu 2: Đâu là quê quán của Trần Quốc Vượng? 

  • A. Hải Phòng 
  • B. Hải Dương 
  • C. Hà Giang 
  • D. Hà Nội 

Câu 3: Trần Quốc Vượng từng là cán bộ giảng dạy của trường nào?

  • A, Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • B. Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • C. Đại học Văn hiến.
  • D. Trường viết văn Nguyễn Du.

Câu 4: Trần Quốc Vượng được biết đến với vai trò? 

  • A. Diễn viên 
  • B. Nhà thơ 
  • C. Dẫn chương trình 
  • D. Nhà nghiên cứu 

Câu 5: Trần QUốc Vượng từng làm cán bộ giảng dạy bộ môn nào? 

  • A. Văn học 
  • B. Địa lý 
  • C. Lịch sử 
  • D. Toán học 

Câu 6: Thông tin nào dưới đây không đúng về tác giả Trần Quốc Vượng?

  • A. Trần Quốc Vượng là một diễn viên, nhà thơ người Việt Nam.
  • B. Trần Quốc Vượng sinh ra tại miền Bắc Việt Nam.
  • C. Trần Quốc Vượng là Giáo sư, Nhà giáo ưu tú.
  • D. Trần Quốc Vượng có nhiều công trình nghiên cứu sử học.

Câu 7: Đâu không phải là công trình nghiên cứu của Trần Quốc Vượng?

  • A. Việt Nam khảo cổ học.
  • B. Đêm Quảng Trị.
  • C. Trong cối.
  • D. Theo dòng lịch sử.

Câu 8: Trần Quốc Vượng đã được Chính phủ Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất vào năm bao nhiêu?

  • A. 1995.
  • B. 1996.
  • C. 1997.
  • D. 1998.

Câu 9: Năm 2012, Trần Quốc Vượng được tặng giải thưởng gì?

  • A. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - nghệ thuật.
  • B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học - công nghệ.
  • C. Giải thưởng Nhà nước về Khoa học - công nghệ.
  • D. Giải thưởng Nhà nước về Văn học - nghệ thuật.

Câu 10: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện thông tin về tác giả Trần Quốc Vượng:

Trần Quốc Vượng đã viết nhiều bài (...) đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước và ngoài nước, Tokyo, Kyoto, Osaka University (Nhật), Seoul University (Hàn Quốc), Oxford University Press (Anh). Ngoài ra, ông đã viết và được in ấn nhiều sách (...) ở cả trong và ngoài nước.

  • A. nghiên cứu văn học/ gần 40 cuốn.
  • B. nghiên cứu khoa học/ trên 40 cuốn.
  • C. nghiên cứu văn chương/ trên 50 cuốn.
  • D. nghiên cứu sử học/ gần 50 cuốn.

Câu 11: Văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam có xuất xứ từ đâu?

  • A, Trích trong Văn hóa Hà Nội: tìm tòi và suy ngẫm, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010.
  • B. Trích từ Văn hóa dân gian Việt Nam NXB Mĩ thuật, 2010, tr. 13 - 22.
  • C. Trích từ Nét độc đáo trong hội họa Việt Nam NXB Mĩ thuật, 2010, tr. 13 - 22.
  • D. Trích từ Tình yêu văn hóa Việt Nam, 2010, tr. 13 - 22.

Câu 12: Văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam thuộc thể loại nào? 

  • A. Văn bản thuyết minh 
  • B. Văn bản nghị luận 
  • C. Văn bản biểu cảm 
  • D. Văn bản hành chính công vụ 

Câu 13: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam là gì? 

  • A. Tự sự 
  • B. Thuyết minh 
  • C. Biểu cảm  
  • D. Nghị luận 

Câu 14: Điền vào chỗ trống để được tóm tắt đúng về văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam :

Văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam đã cung cấp thông tin về sự (...) và (...) của người Hà Nội.

  • A. phát triển/ sinh hoạt.
  • B. du nhập/ nếp sống.
  • C. hình thành/ nếp sống thanh lịch.
  • D. văn minh/ lịch sự.

Câu 15: Theo em, đề tài của văn bản “Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam” là gì?

  • A. Văn hoá thành phố.
  • B. Văn hoá Á Đông.
  • C. Văn hoá Châu Á.
  • D. Văn hóa Việt Nam.

Câu 16: Theo em, nhan đề của văn bản "Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam" nêu lên thông tin chính nào?

  • A. Văn hóa Hà Nội là một “hằng số văn hóa Việt Nam”.
  • B. Văn hóa thành thị là một “hằng số văn hóa Việt Nam”.
  • C. Văn hóa thành thị là một “hằng số văn hóa Á Đông”.
  • D. Văn hóa Hà Nội là một “hằng số văn hóa Á Đông”.

Câu 17: Thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam là gì?

  • A. Bất mãn.
  • B. Yêu thương.
  • C. Trân trọng.
  • D. Phê phán.

Câu 18: Nêu mục đích của văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam.

  • A. Giới thiệu, thuyết minh về những kiến thức về lịch sử, địa lí, văn học, văn hóa Hà Nội.
  • B. Bày tỏ cảm xúc của người viết về giá trị văn hóa của Hà Nội.
  • C. Thuyết phục người đọc về quan điểm của người viết đối với văn hóa Hà Nội.
  • D. Kể lại quá trình tạo ra văn hóa thủ đô nghìn năm văn hiến.

Câu 19: Theo em, văn bản " Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam" sử dụng những phương thức biểu đạt nào? 

  • A. Nghị luận với so sánh, miêu tả. 
  • B. Thuyết minh với nghị luận, miêu tả. 
  • C. Thuyết minh với so sánh, biểu cảm. 
  • D. Thuyết minh với nghị luận, biểu cảm. 

Câu 20: Đâu là giá trị nghệ thuật trong văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam?

  • A. Ngôn ngữ bác học, giàu hình ảnh.
  • B. Thể loại lục bát gần gũi với ca dao dân ca.
  • C. Sử dụng tài tình thơ, thành ngữ, tục ngữ để giúp người đọc hình dung rõ thông tin.
  • D. Giọng điệu hào hùng.

Câu 21: Theo văn bản, tác giả đã đưa ra thông tin về lịch sử hình thành văn hoá Hà Nội như sau:

Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: triều đình (...) và nhà nước dân tộc (...).

  • A. Lý - Nguyễn/ Nguyễn - Trần - Lê.
  • B. Lý - Trần/ Lý - Lê - Nguyễn.
  • C. Lý - Lê/ Lý - Trần - Lê.
  • D. Lý - Trần/ Lý - Trần - Lê.

Câu 22: Trong văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam, tác giả đã kết hợp kiến thức về Hà Nội ở những lĩnh vực nào?

  • A. Lĩnh vực lịch sử, địa lý, văn hoá, xã hội, văn học.
  • B. Lĩnh vực lịch sử, địa lý, văn hoá, xã hội, nhân trắc học.
  • C. Lĩnh vực lịch sử, địa lý, văn hoá, xã hội, thiên văn học.
  • D. Lĩnh vực lịch sử, địa lý, văn hoá, xã hội, triết học.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác