Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều học kì 1 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hoàn cảnh đất nước nửa đầu thế kỉ XV như thế nào?

  • A. Đất nước độc lập sau chiến thắng Bạch Đằng 938, nhât là từ vương triều Lí hưng thịnh.
  • B. Là sự nối tiếp văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
  • C. Chịu ảnh hưởng và tiếp thu nền văn hóa thế giới và khu vực lúc bấy giời (Trung Quốc, Ấn Độ, Chăm-pa).
  • D. Gắn với sự hưng thịnh của chế độ phong kiế, gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm lừng danh trong lịch sử, gắn liền với sự lao động cần cù sáng tạo của nhân dân.
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 2: Văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XV:

  • A. Nền văn hóa Thăng Long thời Lí, Trần, Lê phát triển rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội (Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc chủ yếu về mặt tư tưởng, Chăm-pa chủ yếu về kiến thức).
  • B. Văn hóa Thăng Long thời Lí, Trần, Lê mang tính dân tộc sâu sắc, là sự tiếp nối văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Nhiều giá trị văn hóa Văn  Lang - Âu Lạc tiếp tục được khẳng định và phát triển.
  • C. Nó phản ánh sức sống mãnh liệt của dân tộc, trải qua nhiều cuộc chiến tranh không bị mất đi mà vẫn giữ gìn, nuôi dưỡng trong nền văn hóa của dân tộc.
  • D. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển với nhiều tác phẩm nổi tiếng.
  • E. Giáo dục phát triển mạnh mẽ qua các thời kì, do nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển giáo dục và các triều đại đều tuyển chọn quan lại, nhân tài bằng khoa cử.
  • F. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 3: Tên hiệu của Nguyễn Trãi là gì?

  • A. Ức Trai
  • B. Ngọc Chúc
  • C. Liêu Trai
  • D. Minh Duệ

Câu 4: Nguyễn Trãi sinh ra ở đâu?

  • A. Thăng Long
  • B. Ninh Bình
  • C. Hếu
  • D. Hải Dương

Câu 5: Ông ngoại của Nguyễn Trãi tên là gì?

  • A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • B. Trần Đăng Khoa
  • C. Chu Văn 
  • D. Trần Nguyên Đán

Câu 6: Ở "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi tố cáo giặc Minh về:

  • A. Chủ trương đồng hóa.
  • B. Chủ trương cai trị thâm độc
  • C. Tội ác của giặc.
  • D. Cả B, C đều đúng.

Câu 7: Dòng nào sau đây khái quát không đúng những đóng góp của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của văn học dân tộc

  • A. Nghệ thuật viết văn chính luận kiệt xuất
  • B. Nhà thơ trữ tình sâu sắc
  • C. Là người tiên phong sáng tạo trong thơ Nôm, viết nhiều và hay nhất
  • D. Có nhiều bài sáng tác theo thể thơ thuần chất dân tộc nhất.

Câu 8: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất mối quan hệ giữa việc nhân nghĩa và yên dân được tác giả phát biệu trong câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

 

  • A. Yên dân là mục đích của việc nhân nghĩa.
  • B. Yên dân là thước đo của việc nhân nghĩa.
  • C. Yên dân là cái gốc của việc nhân nghĩa.
  • D. Yên dân là cốt lõi của việc nhân nghĩa.

Câu 9: Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?

  • A. rời rạc
  • B. chặt chẽ
  • C. xâu chuỗi
  • D. nối tiếp

Câu 10: Nhan đề và nội dung chính của bài thơ "Gương báu khuyên răn" thể hiện điều gì?

  • A. lời giảng dạy của một chiếc gương
  • B. câu chuyện của một chiếc gương
  • C. bài học của người khác dành cho tác giả
  • D. gác kiếm lại, tận hưởng cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Trãi 

Câu 11: Qua việc tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi cho thấy điều gì?

  • A. tình yêu đôi lứa
  • B. khát vọng hòa bình
  • C. tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.
  • D. căm thù giặc ngoại xâm

Câu 12: Vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ là gì?

  • A. Tái hiện lại bức tranh thiên nhiên có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, giữa cảnh vật với con người. Màu xanh mát của hoa hòe làm nền nổi bật lên sắc đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao chợ cá hòa cùng với tiếng ve kêu.
  • B. Làm bật lên sự nhộn nhịp của của sống của những ngư dân làng chài.
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 13: Bố cục của tác phẩm “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam” gồm?

  • A. 4 phần
  • B. 3 phần
  • C. 2 phần
  • D. 5 phần

Câu 14: Giá trị nội dung của tác phẩm “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam” là?

 

  • A. Ca ngợi nền văn hóa, nét đẹp lâu đời của mảnh đất Hà Nội
  • B. Giới thiệu sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội
  • C. Cả A và B
  • D. Không có giá trị nội dung

Câu 15: Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là?

  • A. Hùng Vương
  • B. An Dương Vương
  • C. Thủy Tinh
  • D. Sơn Tinh

Câu 16: Ka-tê là lễ hội dân gian như thế nào?

  • A. là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm
  • B. là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Mường
  • C. là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Tày
  • D. là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Kinh

Câu 17: Em làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. không tham gia các hoạt động
  • B. chỉ tham gia lễ hội yêu thích
  • C. tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia
  • D. tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội

Câu 18: Đó là dịp người Chăm làm những gì?

  • A. Dâng các mâm quả
  • B. Dâng các đồ vật lễ
  • C. Dâng lễ vật tri ân các vị thần và tưởng nhớ tổ tiên của mình
  • D. Dâng các con vật

Câu 19: Sau này, Kinh Dương Vương truyền ngôi cho ai?

  • A. Hùng Vương
  • B. An Dương Vương
  • C. Lạc Long Quân
  • D. Đế Lai

Câu 20: Các vua Hùng đã có công lao gì với đất nước?

  • A. Các vua Hùng đã có công khai hoang mở mang diện tích trồng trọt
  • B. Các vua Hùng đã có công dựng nước
  • C. Các vua Hùng đã có công giữ nước
  • D. Các vua Hùng đã có công lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm

Câu 21: Tác phẩm tiêu biểu của thể loại tuồng truyền thống là?

  • A. Như những tượng đài
  • B. Ngược sóng
  • C. Mắc mưu Thị Hến
  • D. Vở tuồng

Câu 22: Tuồng là gì?

  • A. Là thể loại văn học dân gian mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng.
  • B. Là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học.
  • C. Là loại hình sân khấy cổ truyền Việt Nam
  • D. Là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức.

Câu 23: Tác phẩm “Thị Mầu lên chùa” thuộc thể loại gì?

  • A. Kịch
  • B. Chèo
  • C. Tuồng
  • D. Văn bản thông tin

Câu 24: Thể loại chèo là thể loại như thế nào?

  • A. Là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.
  • B. Là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học.
  • C. Là một bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam từng có một thời kỳ hoàng kim với những vở diễn được đông đảo khán giả đón xem.
  • D. Là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống.

Câu 25: Bố cục của tác phẩm “Thị Mầu lên chùa” là?

  • A. 5 phần
  • B. 4 phần
  • C. 3 phần
  • D. 2 phần

Câu 26: Trích truyện trong chèo được khai thác từ đâu?

  • A. Từ truyền thuyết.
  • B. Từ thần thoại
  • C. Từ ca dao, dân ca
  • D. Từ truyện cổ tích và truyện Nôm

Câu 27: Không gian của đoạn trích “Mắc mưu Thị Hến” là?

  • A. Là không gian hẹp chỉ có từ nhà thị Hến ra đến cửa khi có người đến
  • B. Là một không gian rộng lớn
  • C. Là một khoảng vùng rộng
  • D. Là từ ngoài vườn và trong bếp

Câu 28: Mỗi loại nhân vật của tuồng lại có một lối diễn khác nhau, chính diện thường như nào?

  • A. Ngay thẳng, cương trực, đi đứng đàng hoàng
  • B. Gian xảo
  • C. Láo liên
  • D. Lươn lẹo, uốn éo

Câu 29: Khi đủ cả ba người trong nhà thì Thị Hến bày mưu cho cả ba người chui ra, Nghêu từ đâu chui ra?

  • A. Thùng gạo
  • B. Sau cửa nhà
  • C. Gầm phản
  • D. Dưới đất

Câu 30: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào không đúng khi nói về câu thơ thứ hai trong bài “Thuật hoài”?

  • A. Tam quân là ba người lính, đồng thời cũng có thể hiểu là ba đạo quân.
  • B. Hình ảnh ba quân nói về quân đội nhưng cũng đồng thời nói về sức mạnh của toàn dân tộc
  • C. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp của hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan.
  • D. Hình ảnh thơ kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn.

Câu 31: Cụm từ "khí thế nuốt trâu" được hiểu là:

  • A. khí phách mạnh mẽ.
  • B. khí phách anh hùng.
  • C. khí phách lão luyện.
  • D. khí phách hiên ngang.

Câu 32: Ai là tác giả của bài thơ “Thuật hoài”?

  • A. Trần Quang Khải   
  • B. Phạm Ngũ Lão   
  • C. Trần Quốc Tuấn   
  • D. Trương Hán Siêu

Câu 33:  Ngoại hình của thần Trụ Trời như thế nào?

  • A. Vóc dáng khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác.
  • B. Vóc dáng khổng lồ, ngẩng đầu đội trời lên.
  • C. Vóc dáng khổng lồ, chân dài, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao.
  • D. Vóc dáng cao, to khổng lồ, chân siêu dài có thể bước sang vùng khác

Câu 34: Bố cục của tác phẩm “Thần trụ trời” gồm mấy phần?

  • A. 5 phần
  • B. 4 phần
  • C. 3 phần
  • D. 2 phần

Câu 35: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu " đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp..." trong truyện Thần Trụ Trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam?

  • A. Sự tích trầu cau. 
  • B. Sự tích bánh chưng, bánh dày. 
  • C. Sự tích ông trời. 
  • D, Sự tích cái chổi.

Câu 36: Sau chiến thắng, Ra-ma gặp lại Xi-ta trước sự chứng kiến của "mọi người". Công chúng đó bao gồm:

  • A. Anh em, bạn hữu của Ra-ma.
  • B. Đội quân loài khỉ Va-na-ra.
  • C. Quan quân, dân chúng loài quỷ Rắc-sa-xa.
  • D. Tất cả các đối tượng trên.

Câu 37: Thái độ của Rama biểu hiện tâm trạng gì của chàng khi nhìn thấy Xita bước vào ngọn lửa?

  • A. Vô cùng căm giận và ghen tuông mà để mặc cho Xita vào chỗ chết
  • B. Vô cùng căm giận và đau xót mà để mặc cho Xita vào chỗ chết
  • C. Vô cùng đau xót và ghen tuông mà để mặc cho Xita vào chỗ chết
  • D. Vô cùng giận dữ và ghen tuông mà để mặc cho Xita vào chỗ chết

Câu 38: Phẩm chất cao quý nào của Xi-ta được thể hiện rõ nhất trong hành động bước vào ngọn lửa?

  • A. Kiên cường và bất khuất.
  • B. Dũng cảm và kiên trinh.
  • C. Tài năng và đức hạnh.
  • D. Dịu dàng và mạnh mẽ.

Câu 39: Ý nghĩa của hình ảnh mang tính biểu tượng: Prô-mê-tê bị xiềng là gì?

  • A. Mang ý nghĩa về sự khao khát tự do của một dân tộc đang bị xâm lược.
  • B. Mang ý nghĩa về sự khao khát tự do của một tù nhân đã biết hối cải vì những gì mình làm.
  • C. Mang ý nghĩa về một sức mạnh, sự hiên ngang với niềm tin mãnh liệt, chiến đấu quyết không đầu hàng của người anh hùng Prô-mê-tê.
  • D. Mang ý nghĩa răn dạy con người ta, kẻ ác sẽ gặp báo ứng.

Câu 40: Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho vị thần nào?

  • A. Thần Dớt
  • B. Nữ Oa
  • C. Thần Mặt trời
  • D. Thần Át-lát

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác