Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều học kì 1 (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh khi nào?

  • A. 1400
  • B. 1500
  • C. 1600
  • D. 1700

Câu 2: Cha của Nguyễn Trãi bị bắt sang Trung Quốc năm bao nhiêu? 

  • A. 1400
  • B. 1450
  • C. 1507
  • D. 1407

Câu 3: Một thời gian sau khi trốn thoát khỏi quân Minh, Nguyễn Trãi đã ngộ ra được một lý tưởng đó là:

  • A. dân ta quá yếu không ddue sức chống lại nhà Minh
  • B. muốn cứu nước phải dựa vào dân. 
  • C. muốn thắng nhà Minh phải đào tạo những vị tướng tài xuất thân từ tầng lớp quý tộc.
  • D. muốn cứu nước phải dựa vào vua hiền.

Câu 4: Nguyễn Trãi từng tham gia cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

  • A. Khời nghĩa Hai bà Trưng
  • B. Khởi nghĩa Lam Sơn
  • C. Khởi nghĩa Trương Định
  • D. Khởi nghĩa Hương Khê

Câu 5: Nguyễn Trãi từng dính phải án oan gì?

  • A. Bán nước
  • B. Chết vì không chịu tòng quyền
  • C. Lệ Chi Viên
  • D. Nuôi quân phản loạn

Câu 6: Dòng nào sau đây khái quát không đúng những đóng góp của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của văn học dân tộc

  • A. Nghệ thuật viết văn chính luận kiệt xuất
  • B. Nhà thơ trữ tình sâu sắc
  • C. Là người tiên phong sáng tạo trong thơ Nôm, viết nhiều và hay nhất
  • D. Có nhiều bài sáng tác theo thể thơ thuần chất dân tộc nhất.

Câu 7: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất mối quan hệ giữa việc nhân nghĩa và yên dân được tác giả phát biệu trong câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

 

  • A. Yên dân là mục đích của việc nhân nghĩa
  • B. Yên dân là thước đo của việc nhân nghĩa
  • C. Yên dân là cái gốc của việc nhân nghĩa
  • D. Yên dân là cốt lõi của việc nhân nghĩa

Câu 8: Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?

  • A. rời rạc
  • B. chặt chẽ
  • C. xâu chuỗi
  • D. nối tiếp

Câu 9: Nhan đề và nội dung chính của bài thơ "Gương báu khuyên răn" thể hiện điều gì?

  • A. lời giảng dạy của một chiếc gương
  • B. câu chuyện của một chiếc gương
  • C. bài học của người khác dành cho tác giả
  • D. gác kiếm lại, tận hưởng cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Trãi

Câu 10: Trường đại học đầu tiên của Việt Nam có tên là gì?

  • A. Văn Miếu Quốc Tử Giám
  • B. Viện Đại học Đông Dương
  • C. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • D. Đại Học Bách Khoa

Câu 11:  Đâu là món ăn dân dã nổi tiếng đã được tổng thống obama thưởng thức trong chuyến công du đến Việt Nam?

  • A. Bún chả
  • B. Bún đậu mắm tôm
  • C. Phở thìn
  • D. Phở bò

Câu 12:  Đâu là nét trang phục của người Hà Nội xưa?

 

  • A. Sang trọng, thanh nhã
  • B. Sang trọng, lòe loẹt
  • C. Trên đông dưới hè
  • D. Ăn mặc lố bịch

Câu 13: Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin định lệ hàng năm lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch để nhân dân cả nước kính tế Quốc Tổ Hùng Vương?

  • A. Lê Trung Ngọc
  • B. Lê Văn Duyệt
  • C. Nguyễn Văn Mỹ
  • D. Hoàng Văn An

Câu 14: Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là?

  • A. Hùng Vương
  • B. An Dương Vương
  • C. Thủy Tinh
  • D. Sơn Tinh

Câu 15: Sau này, Kinh Dương Vương truyền ngôi cho ai?

  • A. Hùng Vương
  • B. An Dương Vương
  • C. Lạc Long Quân
  • D. Đế Lai

Câu 16: Các vua Hùng đã có công lao gì với đất nước?

  • A. Các vua Hùng đã có công khai hoang mở mang diện tích trồng trọt
  • B. Các vua Hùng đã có công dựng nước
  • C. Các vua Hùng đã có công giữ nước
  • D. Các vua Hùng đã có công lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm

Câu 17: Người Chăm biểu diễn các nhạc cụ dân tộc, thể hiện các điệu hát, điệu múa quạt, múa đội Thong-hala với ước mong?

  • A. Gia đình ấm no hạnh phúc
  • B. Mùa màng bội thu
  • C. Đời sống hạnh phúc
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 18: Lễ hội Ka-tê được tổ chức vào tháng mấy?

  • A. Đầu tháng 8 âm lịch
  • B. Đầu tháng 7 lịch Chăm
  • C. Đầu tháng 6 lịch Chăm
  • D. Đầu tháng 9 lịch Chăm

Câu 19: Vì sao người Khmer ở Sóc Trăng lại làm lễ vật cúng Mặt Trăng vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm?

  • A. Vì người Khmer ở Sóc Trăng coi Mặt Trăng là vị thần điều tiết mùa màng.
  • B. Vì đấy là khoảng thời gian mà người Khmer ở Sóc Trăng nhàn nhã nhất.
  • C. Vì đó là những ngày cuối mùa khô, tiện cho việc thu hoạch các loại hoa màu.
  • D. Vì đây là lúc thu hoạch lúa nếp và đủ các loại hoa màu để làn lễ vật cúng.

Câu 20: Lễ hội Ok Om Bok là gì?

  • A. là một lễ hội bình thường của đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam bộ. 
  • B. là tết của người Chăm. 
  • C. là một lễ hội tưởng nhớ những anh hùng đã mất của đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam bộ. 
  • D. là một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam bộ. 

Câu 21: Điền vào chỗ trống: Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm cùng với Tết cổ truyền ...... 

  • A. Đôn ta
  • B. Chol Chnam Thmay
  • C. đua bò Bảy Núi
  • D. đua thuyền tại Campuchia

Câu 22: Câu văn sau thừa từ nào?

Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất.

  • A. Để
  • B. Chiếc
  • C. Nhất
  • D. Bắc

Câu 23: Phát hiện lỗi sai trong câu sau: "Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng."

  • A. Từ "những"
  • B. Từ "hiểu sai"
  • C. Từ "thầy giáo"
  • D. Từ "truyền tụng"

Câu 24: Giá trị nội dung của đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” là?

  • A. Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm
  • B. Đoạn trích phần nào cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ
  • C. Cả A và B
  • D. Không có giá trị về mặt nội dung

Câu 25: Hành động của Thị Mầu: xông ra nắm tay chú tiểu và trêu ghẹo, cho thấy Thị Mầu là người như thế nào?

  • A. Ngoan hiền
  • B. Lễ phép
  • C. Lẳng lơ, không đoan chính
  • D. Dịu dàng

Câu 26: Hến là nhân vật như thế nào?

  • A. Là một người đàn bà góa, thông minh, mưu mẹo và bản lĩnh.
  • B. Là một người khát khao, hạnh phúc
  • C. Là một người muốn được bảo vệ
  • D. Tất cả những ý trên

Câu 27: Nghêu được biết đến là gì?

  • A. Thầy bói mù
  • B. Thầy lang bốc thuốc
  • C. Thầy châm cứu
  • D. Thầy đỡ đẻ

Câu 28: Lối diễn xuất của tuồng nặng tính?

  • A. Tính hài
  • B. Tính buồn
  • C. Tính lố bịch
  • D. Tính ước lệ và trình thức

Câu 29: Bốn câu đầu và bốn câu sau trong bài Cảm xúc mùa thu có quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu.
  • B. Bốn câu đầu tả cảnh trên cao, bốn câu sau tả cảnh dưới thấp.
  • C. Bốn câu đầu tả xa, bốn câu sau tả gần.
  • D. Bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau tả người.

Câu 30: Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thực của bài Cảm xúc mùa thu gợi ra điều gì?

  • A. Sự hùng vĩ.
  • B. Sự ghê rợn.
  • C. Sự âm u.
  • D. Sự dữ dội.

Câu 31: Cảm xúc tác giả trong hai câu luận của bài Cảm xúc mùa thu chủ yếu được gợi lên bởi

  • A. nỗi buồn vì chiến tranh loạn lạc.
  • B.không thể trở về quê hương.
  • C. sự nghèo khó.
  • D. cuộc sống xa quê trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc.

Câu 32: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Đỗ Phủ?

  • A. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca.
  • B. Là một trong những nhà thơ có cuộc sống rất gian nan.
  • C. Cuối đời được triều đình trọng dụng, sống yên ấm cho tới lúc chết.
  • D. Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất thời Đường của Trung Quốc.

Câu 33: Từ láy "văng vẳng" trong câu thơ "Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom" của bài Tự tình II gợi cảm giác về điều gì?

  • A. Tiếng trống thưa thớt, xa xăm.
  • B. Thời gian càng trở nên khuya khoắt hơn.
  • C. Một không gian rộng và tĩnh mịch.
  • D. nhỏ bé, ít ỏi.

Câu 34: Nghĩa của từ "ngán" trong câu "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương là:

  • A. Chán nản đến mức hoang mang, dao động.
  • B. Cảm thấy không yên lòng.
  • C. Không còn thích thú, thiết tha gì nữa.
  • D. Ngại đến mức sợ hãi.

Câu 35: Điểm độc đáo trong các sáng tác của tác giả Hồ Xuân Hương là:

  • A. Trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
  • B. Đậm chất trữ tình, lấy đề tài tình yêu của mình làm nguồn cảm hứng cho thơ ca.
  • C. Khai thác triệt để những khía cạnh của tình yêu để đưa vào đề tài thơ của mình.
  • D. Mang đậm triết lí nhân sinh, cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh.

Câu 36: Sự giống nhau trong tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài “Tự tình I” và “Tự tình II” là :

  • A. Sự căm thù chế độ phong kiến thối nát
  • B. Buồn tủi, xót xa và phẫn uất trước duyên phận
  • C. Sự thách thức cuộc đời
  • D. Buồn đau, chán chường vì cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị

Câu 37: Ý nào nói đúng về vai trò của Nguyễn Khuyến trong nền văn học dân tộc?

  • A. Là người mở ra một dòng thơ mới - dòng thơ về dân tình - làng cảnh Việt Nam.
  • B. Là người đầu tiên đưa vào văn học hình tượng người nông dân yêu nước đánh giặc.
  • C. Là người Việt hóa xuất sắc nhất các thể thơ Đường của Trung Quốc.
  • D. Là "cái gạch nối" giữa thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại của Việt Nam.

Câu 38: Nguyễn Khuyến có đóng góp lớn vào sự phát triển của nền văn học dân tộc ở thể loại nào?

  • A. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
  • B. Hát nói.
  • C. Thể thơ song thất lục bát.
  • D. Thơ Nôm.

Câu 39: Đoạn văn dưới đây cho em liên tưởng đến truyền thuyết nào của người Việt? Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

  • A. Lạc Long Quân - Âu Cơ
  • B. Thánh Gióng
  • C. Sự tích Hồ Gươm
  • D. Sự tích bánh chưng, bánh giầy

Câu 40: Xác định thời gian, không gian trong truyện Thần Trụ Trời?

  • A. Thời gian: Khi đã có vũ trụ. Không gian: Trời.
  • B. Thời gian: Khi chưa có vũ trụ. Không gian: Trời và đất.
  • C. Thời gian: Khi chưa có vũ trụ. Không gian: Đất.
  • D. Thời gian: Khi đã có vũ trụ. Không gian: Trời và đất.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác