Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì I (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều học kì 1 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ăng - tê có thứ gì hộ mệnh mà sau ba lần bị Hê-ra-clét quật nghã mà vẫn sống?
- A. Cây đinh ba
- B. Bộ giáp sắp
C. Bùa hộ mệnh
- D. Chú hồi sinh
Câu 2: Ý nghĩa của hình ảnh mang tính biểu tượng: Prô-mê-tê bị xiềng là gì?
- A. Mang ý nghĩa về sự khao khát tự do của một dân tộc đang bị xâm lược.
- B. Mang ý nghĩa về sự khao khát tự do của một tù nhân đã biết hối cải vì những gì mình làm.
C. Mang ý nghĩa về một sức mạnh, sự hiên ngang với niềm tin mãnh liệt, chiến đấu quyết không đầu hàng của người anh hùng Prô-mê-tê.
- D. Mang ý nghĩa răn dạy con người ta, kẻ ác sẽ gặp báo ứng.
Câu 3: Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho vị thần nào?
- A. Thần Dớt
- B. Nữ Oa
- C. Thần Mặt trời
D. Thần Át-lát
Câu 4: Khi chống đỡ bầu trời thay cho vị thần khác, Hê-ra-clét cảm thấy như thế nào?
- A. Vui mừng, hạnh phúc
B. Sức nặng đè lên vai
- C. Đau đớn, tủi nhục
- D. Chán ghét, khinh thường
Câu 5: Để có thể trở thành một người đứng đầu lãnh đạo thì ngoài sự tài giỏi điều không thể thiếu là gì?
A. Một trái tim vị tha và lòng yêu thương, thấu hiểu.
- B. Biết yêu thương.
- C. Thông minh nhưng cũng phải ích kỷ.
- D. Biết giữ tài sản.
Câu 6: Trong văn bản "Chiến thắng Mtao Mxây", màu sắc văn hóa Tây Nguyên thể hiện rox nét qua chi tiết nào?
- A. Trang phục của dân làng.
- B. Trang phục của Đăm Săn.
C. Thiết kế của nhà Mtao Mxây.
- D. Công cụ của dân làng.
Câu 7: Chi tiết nào miêu tả Mtao Mxây?
- A. khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng.
- B. trông hắn dữ tợn như một vị thần, hắn đóng một cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dày nút.
- C. dáng tần ngần do dự, mỗi bước đi đắn đo.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 8: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để miêu tả hình ảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây?
- A. só sánh, nhân hóa
B. so sánh, phóng đại
- C. so sánh, liệt kê
- D. so sánh, hoán dụ
Câu 9: Không gian của văn bản Thần Trụ Trời là gì?
- A. Trời.
- B. Đất.
C. Trời và Đất.
- D. Không có đáp án đúng.
Câu 10: Hình ảnh Thần Trụ Trời trong hình dung của con người cổ đại được miêu tả như thế nào?
- A. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội.
B. Một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.
- C. Có một hình dạng kì quặc, thần không có đầu.
- D. Thần có thân hình mảnh mai, tha thướt, mặt mũi hiền từ.
Câu 11: "Ra-ma buộc tội" nằm ở phần nào của tác phẩm "Ra-ma-ya-na"?
- A. Sau khi Ra-ma giao chiến với Ra-va-na.
- B. Sau khi Ra-ma tiêu diệt Ra-va-na.
- C. Sau khi Ra-ma cứu được Xi-ta.
D. Cả B và C.
Câu 12: Vì sao Xi-ta quyết định nộp mình cho lửa?
- A. Đau đớn và tủi nhục
- B. Căm giận và óan hờn Ra-ma
- C. Bế tắc không tìm được lối thóat
D. Để chứng minh phẩm tiết của mình
Câu 13: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu kết bài Cảm xúc mùa thu là tâm trạng của
- A. người lính trận.
- B. người ở ẩn.
- C. người bị lưu đày.
D. người xa xứ.
Câu 14: Dòng nào sau đây không nói về Đỗ Phủ ?
- A. Ông sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật.
- B. Là nhà thơ hiện thực vĩ đại Trung Quốc.
C. Được người Trung Quốc gọi là “thi tiên”.
- D. Giọng thơ trầm uất nghẹn ngào.
Câu 15: Hình ảnh nào không có trong đoạn văn miêu tả thái độ của Rama khi Xita bước vào giàn lửa?
A. Gương mặt đỏ bừng phẫn nộ
- B. Nom chàng khủng khiếp như thần Chết
- C. Vẫn ngồi, mắt dán xuống đất
- D. Ngồi im không nói gì
Câu 16: Theo em, câu nói nào của Rama là sự xúc phạm thô bạo nhất đối với Xita?
- A. Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng,vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ.
- B. Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè.
C. Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương?
- D. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng đối với người mù.
Câu 17: Những hình ảnh được nói đến trong hai câu luận của bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng. Đó là tâm trạng gì?
- A. Tâm trạng buồn khổ, muốn có sự đồng cảm và sẻ chia để vượt qua bi kịch tinh thần.
B. Tâm trạng bị dồn nén, bức bối, muốn đập phá, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường.
- C. Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, không còn niềm tin vào tình yêu.
- D. Tâm trạng buồn chán, cô đơn lặp đi lặp lại trong một thời gian dài tạo nên sự nhàm chán.
Câu 18: Những dòng nào sau đây nói về ý nghĩa nhân văn trong bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương?
- A. Là sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ và sự cố gắng vươn lên trên số phận, nhưng cuối cùng rơi vào bi kịch.
- B. Là lời ca buồn về số phận người phụ nữ có tình duyên dở dang.
- C. Là ý chí vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh.
D. Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình và khát vọng hạnh phúc.
Câu 19: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tiểu sử của Hồ Xuân Hương
- A. là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam.
- B. Xuất thân trong một gia đìnhnhà Nho nghèo, con của vợ lẽ.
- C. là nhà thơ mà cuộc đời với nhiều trắc trở.
D. bà có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, giàu sang.
Câu 20: Bài thơ Thu điếu được làm theo thể thơ nào?
- A. Thất ngôn tứ tuyệt
- B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú
- D. Thất ngôn
Câu 21: Quê của Nguyễn Khuyến là ở đâu?
A. Nam Định
- B. Nghệ An
- C. Thái Nguyên
- D. Cao Bằng
Câu 22: Màu sắc chủ đạo trong bức tranh mùa thu của Nguyễn Khuyến là:
- A. Màu vàng úa
B. Màu xanh ngắt
- C. Mùa trắng toát
- D. Mùa đỏ
Câu 23: Nguyễn Khuyến xuất thân từ gia đình nào?
- A. nhà nông
B. nhà nho nghèo
- C. gia đình quý tộc
- D. hoàng tộc
Câu 24: Ngũ Lão có những tác phẩm nào?
- A. Tỏ lòng và Cáo bệnh bảo mọi người.
- B. Tỏ lòng và Cảnh ngày hè.
C. Tỏ lòng và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
- D. Tỏ lòng và Phò giá về kinh.
Câu 25: Nhận định nào không đúng khi nói về tác giả của bài thơ “Thuật hoài”?
A. Người làng Phù Ủng, huyện Đường hào, nay thuộc Ân Thi, Hưng Yên.
- B. Là con rể nuôi của Trần Quốc Tuấn.
- C. Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
- D. Là một nhà quan văn, nên ông thích ngâm thơ đọc sách.
Câu 26: Tình cảm, cảm xúc nao không được thể hiện trong bài thơ “Thuật hoài”?
- A. Tự hào về khí thế và sức manh của quân đội thời trần.
- B. Thẹn vì chưa trả xong nợ công danh.
- C. Tình yêu nước, tự hào dân tộC.
D. Phê phán triều đình phong kiến.
Câu 27: Trong Thư dụ Vương Thông lần nữa, có đoạn viết: "Trước, Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc, bạo ngược, dân chúng lầm than, thiện hạ oán thán. Đào phần mooj ở làng ấp ta, bắt vợ con của dân ta, người sống bị hại, người chết ngậm oan\. Nếu các ông biết xét kĩ sự thế, nhận rõ thời cơ, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ, đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hòa hảo lại thông, can qua dứt hẳn.". Câu nào sau đây nêu đúng mục đích của đoạn thư trên?
- A. Việc đòi chém Phương Chính, Mã Kỳ là điều kiện để hai bên giảng hào, chấm dứt chiến tranh.
B. Tác giả kể tội Phương Chính, Mã Kỳ trong bức thư nhằm chia ré nội bộ kẻ địch, khiến chúng nghi kị, sát phạt lẫn nhau.
- C. Đoạn văn lên án tội ác quân Minh, chỉ đích danh thủ phạm để người dân và binh lính người Việt trong thành căm phẫn nổi dậy, kết hợp trong ngoài cùng đánh thành.
- D. Những câu văn đó thể hiện ý chí và quyết tâm của nhân dân Đại Việt trong việc tiêu diệt quân Minh nếu chúng không chịu giảng hào và rút quân về nước.
Câu 28: Hoàn cảnh ra đời của "Thư dụ Vương Thông lần nữa" là gì?
- A. sau khi Liễu Thăng không đợi lệnh vua Minh đã "tự ý giảng hoà" với quân Lam Sơn rồi rút quân về nước.
- B. sau khi Vương Thông bị giết ở gò Mã Yên.
C. sau khi Liễu Thăng bị giết ở gò Mã Yên, Vương Thông không đợi lệnh vua Minh đã "tự ý giảng hoà" với quân Lam Sơn rồi rút quân về nước.
- D. sau khi quân ta vây thành Đông Quan..
Câu 29: Phân tích nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư.
- A. Lập luận của Nguyễn Trãi trong Thư dụ Vương thông lần nữa rất chặt chẽ. Nghệ thuật lập luận trong bức thư bắt đầu từ quan niệm dùng binh là phải biết thời và thế; tiếp theo phân tích thế của quân Vương Thông ở thành Đông Quan, chỉ ra sau cớ bại vong tất yếu, cuối cùng khuyên chúng phải rút quân về nước sẽ có lợi hơn cả.
- B. Bức thư không chỉ thuần túy nói lí lẽ mà còn bày tỏ thái độ khinh bỉ, xỉ mắng, vạch mặt quân giặc, đánh vào niềm hi vọng của chúng vào viện binh. Cuối cùng lại khiêu khích giặc bằng cách sỉ nhục và thách đánh để tỏ uy thế của quân ta.
- C. Tác giả không chỉ dùng lí lẽ mà còn vỗ về, hứa hẹn tạo điều kiện cho giặc rút lui làm cho chúng mềm lòng.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 30: Ý nào dưới đây là đúng khi phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư để làm nổi bật tư thế, niềm tin, ý chí và tinh thần yêu chuộng hòa bình của cha ông ta trước kẻ thù xâm lược?
- A. Chỉ rõ sự thất bại của địch, khẳng định thế tất thắng của ta (sáu cớ bại vong).
- B. Khuyên dụ đầu hàng, mở ra đường thoái lui cho đối phương: "sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền, thuỷ lục hai đường, tuỳ theo ý muốn; quân ra khỏi bờ cõi, muôn phần bảo đảm được yên ổn".
C. A và B đúng.
- D. A và B sai.
Câu 31: Dòng nào sau đây không sử dụng phép liệt kê?
- A. Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.
- B. Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.
- C. Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.
D. Với những kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường, các nhà giáo dục luôn tin tưởng rằng thế hệ sinh viên mới ra trường sẽ có những đóng góp nhất định cho xã hội, giúp thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - chính trị.
Câu 32: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê nào: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập."
- A. Liệt kê theo từng cặp
- B. Liệt kê không theo từng cặp.
C. Liệt kê tăng tiến
- D. Liệt kê không tăng tiến
Câu 33: Đoạn văn sau đây dùng phép liệt kê nhằm mục đích gì?
"Dưới vườn, con chích bông kêu chiếp chiếp chuyền từ luống rau diếp sang bụi hành hoa. Đàn vành khuyên hót ríu ran lướt qua ngạc cây xoan xuống khóm chuối ngự. Con vành khuyên, con bạc má đã ngửi thấy mùi chuối thơm. Buồng chuối ngự vàng hây, con chào mào, con vàng anh đã khoét vỏ từ lúc nào, ăn chưa hết, bỏ lại".
(Tô Hoài)
A. Diễn tả vẻ linh hoạt, đáng yêu của những chú chim trong khu vườn nhỏ, thể hiện một cách nhìn quan sát hết sức tinh tế của tác giả.
- B. Miêu tả sự đa dạng trong cách kiếm ăn của các loài chim.
- C. Miêu tả sự đa dạng về tiếng hót của các loài chim.
- D. Miêu tả sự phong phú về màu lông của các loài chim.
Câu 34: Liệt kê là gì?
- A. Là việc kể ra hàng loạt những sự vật, sự việc quan sát được trong thực tế.
- B. Là việc sắp xếp các từ, cụm từ không theo một trình tự nào nhằm diển tả sự phong phú của đời sống tư tưởng, tình cảm
C. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
- D. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết hoặc nhgười nói.
Câu 35: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn sau là gì?
Chung quanh đang cười nói bô bô nhiều anh em công nhân mỏ than vẫn còn nguyên vẹn cái tính tình con người nông dân Thái ở quanh bản, quanh châu Quỳnh Nhai đây.
(Nguyễn Tuân)
- A. Nhằm diễn tả những đức tình tốt đẹp của anh em công nhân mỏ than.
B. Nhằm nhấn mạnh nét hồn nhiên của anh em công nhân ở mỏ than.
- C. Nhằm thể hiện tình cảm trìu mến của tác giả đối với các ah em công nhân mỏ than.
- D. Nhằm thể hiện trình tự hành động của các anh em công nhân mỏ than.
Câu 36: Vì sao tác giả lại đảo cụm từ “nhanh như cắt” lên trước cụm chủ - vị?
- A. Để ca ngợi sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu.
B. Để tô đậm hơn độ nhanh trong hành động nắm được gậy của chị Dậu.
- C. Để câu văn có sự hài hoà về mặt ngữ âm.
- D. Ca A, B C đều sai.
Câu 37: Dòng nào nêu đúng nhất trật tự của câu văn “Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
- A. Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị.
- B. Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng trước cụm chủ - vị.
C. Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị.
- D. Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị.
Câu 38: Vì sao tác giả lại chọn cách sắp xếp như ở câu sau?
“Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình”
A. Được sắp xếp theo trật tự chính – phụ của công việc hàng ngày mà mẹ chú bé Hồng làm. Việc chính là bán bóng đèn được xếp lên trước, việc phụ là bán vàng hương (chỉ vào những phiên chợ chính) được xếp sau.
- B. Được sắp xếp theo trật tự trước – sau của công việc hàng ngày mà mẹ chú bé Hồng làm. Việc làm trước là bán bóng đèn được xếp lên trước, việc làm sau là bán vàng hương (chỉ vào những phiên chợ chính) được xếp sau.
- C. Được sắp xếp theo thứ tự quan sát của chú bé Hồng về công việc hàng ngày của mẹ. Việc được nhìn thấy trước là bán bóng đèn được xếp lên trước, việc được nhìn thấy sau là bán vàng hương (chỉ vào những phiên chợ chính) được xếp sau.
- D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 39: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
Lời dẫn trực tiếp thường được đặt sau dấu hai chấm và...
- A. Nhắc lại ý chính
B. Nhắc lại nguyên văn
- C. Nhắc lại một phần
Câu 40: Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?
A. là hành động đề cập đến một cái gì đó bằng văn bản hoặc lời nói để sao lưu một nguồn thông tin.
- B. là một thuật ngữ tổng quát để chỉ định danh sách các nguồn tư vấn được sử dụng trong nghiên cứu của một chủ đề nhất định để xây dựng một tác phẩm bằng văn bản.
- C. là phần giải thích, phụ chú, dẫn chứng, đánh giá hay lời nhận định được trình bày ở cuối mỗi trang giấy của một bài nghiên cứu, tiểu luận, luận văn, luận án hay sách.
- D. chú thích và dẫn chứng cho rõ thêm.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì I
Bình luận