Giải SBT ngữ văn 10 cánh diều bài 8 Bài tập tiếng việt

Hướng dẫn giải bài 8 Văn bản nghị luận phần Bài tập tiếng việt thuộc SBT ngữ văn 10 cánh diều tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Xác định câu chủ đề và phân tích tính liên kết, tính mạch lạc trong các đoạn văn sau:

a) Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng tự giác về chức năng chiến đầu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khí. Ở nhà văn này, có sự gắn bó mật thiết giữa sự nghiệp và văn chương, giữa con người hành động và con người sảng tác. Sự nghiệp càng lớn, công tích càng cao, đực độ càng dày, thì sáng tác càng hay, càng có giá trị, từ đó hình thành nên nhà văn - chiến sĩ. Nguyễn Trãi ngày xưa, Bác Hồ ngày nay là những nhà văn như thế. (Bùi Duy Tân)

b) Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thể, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi âdy chỉ ở trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trả, thế chẳng phải là hạng thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được? (Nguyễn Trãi)

c) Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chốn vườn Bùi như một cây “cô trúc " thanh cao hay sao? Thân “cô trúc” chỉ cần một gợn gió nhẹ thôi cũng đủ xao mình, trăn trở! Giữa nơi yên mà nào nó có yên? Và làm sao biết trong cõi riêng của ba bài thu kia, thân “cô trúc " ấy còn “lơ phơ”, còn “hắt hiu ”, còn bất an thê đến thể kỉ nào? (Chu Văn Sơn)

Bài tập 2. (Bài tập 2, SGK) Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:

  • Xác định chủ đề của đoạn văn.
  • Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn.
  • Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.

a) Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch- xớt với cây ô liu. Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây ô liu dại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hoá đang áp đặt vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kĩ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư,... tất cả là chung và tất cả những cái chung đang ngày một nhiều thêm lên. Cái chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây Ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thế tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện điện của hồn văn hoá Việt. (Nguyễn Sĩ Dũng)

b) Cuối cùng, “Thu vịnh " đã kết lại bằng bức hoa thật nhanh mà thật đọng:

“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”

Nỗi niềm u ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đổ. Cái cảm giác “thẹn với ông Đào ” là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến. Nó không chỉ in riêng vào bài thơ này, mà còn đổ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyến: một thị nhân tao nhã - một nho gia khi tiết. (Chủ Văn Sơn)

c) Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Những sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta trảnh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đíchchung, Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cái ốc đảo cô đơn của mình. Có gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xây)

Bài tập 3. (Bài tập 3, SGK) Phát hiện và sửa lỗi trong các đoạn văn sau:

a) Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. “Ngõ trúc ” quanh co, “sóng nước " gợn tí, lá vàng đưa “vèo ", chiếc thuyến “bé tẻo teo ", Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy. (Dẫn theo Bùi Minh Tuấn, Nguyễn Quang Ninh)

b) Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống. Những người nông dân yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu trong bài ca dao thật nồng nhiệt, đằm thấm. (Dẫn theo Bùi Minh Tuấn, Nguyễn Quang Ninh)

c) Cấm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)

Bài tập 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 -10 dòng) triển khai ý từ câu chủ đề sau đây: Trong bất cứ thời đại nào, sự sẻ chia, yêu thương giữa con người với nhau luôn được trân trọng, gìn giữ và phát huy.

Bài tập 5. Các em hãy sắp xếp các đoạn văn sau đây (theo Lê Nguyên Cần, Mã văn hoá trong tác phẩm văn học, những vấn đề lí thuyết và giảng dạy, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2018) theo trật tự hợp lí nhất và giải thích tại sao lại sắp xếp được như vậy.

(1) Trước hết, chúng tôi không xem xét tiêu đề của tác phẩm cho dù bài thơ này từ lâu đã có tiêu đề “Mời trầu "; bởi lẽ chúng tôi không tường minh được tiêu đề đó là của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương đặt ra hay của các học giả đời sau thêm vào. Sở dĩ nói điều này là vì, trong văn học cổ điển nói chung, trong văn học trung đại nói riêng, có rất nhiêu bài thơ thuộc dạng vô đề và cũng không ít các bài thơ thuộc dạng vô đề ấy được các học giả đời sau chưa thêm tiêu đề với nhiều mục đích, có thể hoặc để tường mình một hoàn cảnh, có thể hoặc để tường minh chủ đề mà nhà nghiên cứu muốn hướng tới.

(2) Kết luận được đưa ra cũng rõ ràng, dứt khoát. "Đừng xanh như lá, bạc như vôi". Các từ "xanh ", “bạc ” ở đây, ngoài tính chất chỉ màu sắc hiểu theo phương diện màu sắc hội hoạ thì cần phải hiểu theo nghĩu màu sắc tinh thần - đạo lí hay đạo đức mà các kí hiệu đó tạo ra. “Xanh ” đồng nghĩa với sự thờ ơ, sự lãnh đạm, sự bàng quan hay về sự khác biệt, không hoà nhập, giữa bên trong, bên ngoài, giữa bản chất và hình thức mà ta thường gặp trong cách nói “xanh vỏ đỏ lòng ”; còn “bạc ” gắn với bạc bẽo, bạc nghĩa bạc tình, bạc duyên bạc phận,....

(3) Các cách hiểu đã nêu ở câu khai được mở ra trong câu thừa: “này của Xuân Hương mới quệt rồi” với một kết câu ngữ pháp khác thường, thể hiện trước tiên ở sự nhắn mạnh một cách cố ý, một cách đay nghiến, một cách dứt khoát: "Này ”. Ở đây không còn âm hưởng của “ Trầu này trầu tính trầu tình / Trầu nhân trầu nghĩa, trầu mình trầu ta ” nữa cho dù chủ thể của miếng trầu đã lộ diện bằng danh xưng cụ thể "Xuân Hương " và “của Xuân Hương ”. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, đây chính là cách đánh bài ngửa, chẳng cần úp ngửa mà nói thẳng tuột ra: “Này”. Không ai mời trầu nặng nề như vậy cả, trừ người bị đặt vào hoàn cảnh, người bị khinh thường về mặt thân phận. Tính cách hay tính chất “của Xuân Hương " được bộc lộ ra, không che giấu, không úp mở...

(4) Vẻ mặt thể loại, bài thơ này thuộc thê thất ngôn tứ tuyệt, một dạng thức phổ biến của loại hình thơ Đường luật, mà đương nhiên về mặt lí thuyết thì không thể chia tách thành đoạn mặc dù trong thực tế thì vẫn chia được, bởi lẽ tính chất khai, thừa, chuyển, hợp của kết cầu thơ Đường luật tự thân cũng là một cách chia tách rất tinh tế theo chức năng đã quy định (là chức năng khai, thừa, chuyển, hợp), nghĩa là mỗi câu thơ tự thân đã có chức năng riêng và đây cũng là một phẩm chất mà mỗi yếu tố ngôn ngữ hay mỗi đơn vị ngôn ngữ khi cấu thành hay trở thành một kí hiệu trong văn hóa ngôn từ đều phải đẹp, đều phải được xác lập, để từ đó dẫn tới khả năng tạo nghĩa hay khả năng sản sinh nghĩa của văn bản.

(5) Câu luận là một câu có điều kiện, mở đầu bằng “có phải " và sẽ tạo ra kết cấu “có phải + nếu - thì” quy định tính chất của cuộc đối thoại, của cuộc đổi trao mà chủ thể trữ tình đang phải đối mặt; “Có phải duyên nhau thì thắm lại ". Tính điều kiện ở đây đương nhiên gắn liền với sự khập khiễng, sự mất cân đối hàm chứa trong hai câu đầu như đã phân tích. Điều cần nói ở đây là chữ “duyên ", đích hướng tới của “miếng trầu ”, gắn liền với một câu hỏi tu từ “có phải " mà ta có thể tách thành “có duyên ” và “phải duyên " mà hai tính chất này là rất quan trọng để tạo nên nghĩa nên tình, nên chồng nên vợ...

(6) Câu thơ “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi ” thực hiện chức năng khai mở hay khai truyện, đưa các nhân vật (ở đây có thể hiểu là bản thân tác giả và đối tượng đang đến hay chính xác hơn là được giới thiệu mai mối đến với nữ sĩ) vào trong cùng một trường đối thoại, vừa hiểu theo nghĩa văn hoá học “miếng trầu là đầu câu chuyện ”, vừa là hình thức tự giới thiệu một cách hết sức khiêm nhường bởi chủ thể trữ tình rất ý thức được thân phận của mình lúc ấy, đồng thời cùng cho thấy cái không gian giao tiếp bắt buộc miễn cưỡng, nhà không chật nhưng lòng lại hẹp, gắn với kiểu thời gian hiện tại được bất từ hoá, được vĩnh viễn hoá bằng một sự kiện không đao to búa lớn nhưng là sự kiện để đời...

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải sbt ngữ văn 10 cánh diều, giải sbt ngữ văn 10 tập 2 cánh diều, giải bài tập tiếng việt, giải bài tập tiếng việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác