Giải SBT Ngữ văn 10 cánh diều bài 7 thơ tự do II Bài tập viết

Hướng dẫn giải bài 7 thơ tự do II bài tập viết trang 25 SBT ngữ văn 10 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là:

A. Nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về nội dung của tác phẩm thơ.

B. Nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về nghệ thuật của tác phẩm thơ.

C. Nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ.

D. Trình bày các thông tin về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nội dung và hình thức của tác phẩm thơ.

 Bài tập 2.  Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu v vào ô phù hợp:

Nội dung phát biểu

Đúng

Sai

(1) Phân tích tác phẩm thơ là chỉ ra và làm rõ đặc sắc nội dung và nghệ thuật biểu hiện ở từng phương diện cụ thể của bài thơ hoặc đi sâu tìm hiểu từng vấn đề, khía cạnh của một tác phẩm thơ

 

 

(2) Đánh giá tác phẩm thơ là nêu lên nhận xét về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

 

 

(3) Bài viết phân tích, đánh giá tác phẩm thơ chỉ nêu nhận xét, đánh giá về điểm thành công của bài thơ, đoạn thơ, không được nêu điểm hạn chế của tác phẩm

 

 

(4) Các thao tác phân tích và đánh giá trong bài nghị luận về tác phẩm thơ thường kết hợp với nhau

 

 

Bài tập 3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bức tranh hoành tráng sử thi về đất nước được vẽ bằng những nét bút lớn, đầy tính khái quát, tượng trưng: “Súng nổ rung trời giận dữ”. Lời thơ cũng đạt đến một độ hàm súc cao. Hai chữ “giận dữ” khiến cho ý thơ thật đa nghĩa. Bởi nó có đến hai chủ từ. Đó là tiếng súng giận dữ của con người hay bầu trời cũng đang nổi giận với kẻ thù? Có lẽ là cả hai. Tội ác của chúng gieo rắc bao năm khiến cho trời không dung, đất không tha [...].

Trên cái phông nền ấy, hình tượng “đất nước” hiện lên như một thực thể vừa kì ảo vừa kì vĩ:

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng loà [...].

Bài thơ mở đầu bằng hương cốm hiền hoà trong những sáng thu muôn thuở để rồi kết thúc bằng hình ảnh quật cường, vừa dữ dội vừa oai hùng. Chỉ riêng điều đó đủ cho ta thấy sức sống kì diệu đã biến một nước Việt Nam hiền hoà thành một nước Việt Nam bất khuất. Khổ thơ kết này chính là thời điểm chót cùng của cuộc hoá thân mầu nhiệm đó.”

(Chu Văn Sơn, Thơ điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, 2007)

a) Văn bản viết về điều gì?

b) Câu văn nào nêu ý kiến nhận xét, đánh giá của tác giả?

c) Tác giả đã phân tích các yếu tố nào để làm rõ ý kiến của mình?

Bài tập 4. Lập dàn ý cho đề văn sau đây:

Vẻ đẹp của hình tượng người lính đảo trong bài thơ Lính đẩo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa).

Bài tập 5. Chọn một nội dung trong dàn ý để viết thành một đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu)

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác