Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 cánh diều bài 7: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều bài 7: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM THƠ

- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về giá trị nội dung, nghệ thuật (cái hay, cái đẹp) của một tác phẩm thơ nào đó.

- Phân tích là chỉ ra và làm rõ đặc sắc nội dung và nghệ thuật biểu hiện ở phương diện cụ thể hoặc đi sâu tìm hiểu từng vấn đề, khía cạnh của tác phẩm thơ.

- Đánh giá là nêu nhận xét của người viết về những điều đã được phân tích. Khi đánh giá, có thể nêu cả các hạn chế cũng như những điều tâm đắc, những phát hiện riêng của bản thân về tác phẩm thơ. Phân tích và đánh giá thường kết hợp với nhau,...

II. PHÂN TÍCH BÀI THAM KHẢO

a. Trả lời các câu hỏi

- Phần mở đầu giới thiệu tên bài thơ, vị trí và nội dung chính của bài thơ “Tự tình”

- Người viết phân tích bài thơ theo kết cấu đề - thực - luận - kết của thơ Đường luật.

- Các yếu tố được chú ý phân tích: hình ảnh, âm thanh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật.

+ Hình ảnh:

Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan >< nước non -> Nỗi cô đơn khủng khiếp của con người.

Hình ảnh: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” -> gợi cảm giác về sự dang dở, chưa được thỏa mãn đầy đủ.

+ Âm thanh: “ văng vẳng trống canh dồn”

“ Văng vẳng” : là âm thanh từ xa vọng lại

“ Trống canh dồn” -> tiếng trống dồn dập, liên hồi, vội vã -> nhắc nhở con người về bước đi của thời gian

+ Từ ngữ:

  • “Trơ”: không chỉ là trơ trọi, cô đơn mà còn có gì như là vô duyên, vô phận, rất bẽ bàng và đáng thương.
  • “Hồng nhan”: là danh từ vốn để chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ, chỉ người phụ nữ đẹp một cách trang trọng.
  • “ Cái”: từ chỉ loại với hàm ý chỉ sự rẻ rúng, coi thường.-> Kết hợp từ “ Cái hồng nhan”: làm cho hồng nhan được vật thể hóa, mất đi màu sắc văn chương, để chỉ còn hiện ra một thiếu phụ cô đơn.

-> “ Xiên ngang”, “ đâm toạc”: có thể là từ tả cảnh, nhưng đúng hơn nó tả tình, là gợi nhắc lại những kỉ niệm, đồng thời là cả khao khát nữa, những tác động mạnh mẽ đầy sức sống.…

+ Biện pháp nghệ thuật:

  •  “Văng vẳng” -> từ láy miêu tả âm thanh từ xa vọng lại (nghệ thuật lấy động tả tĩnh)
  • Nghệ thuật đảo ngữ “Trơ cái hồng nhan”: -> nhấn mạnh vào sự trơ trọi nhưng đầy bản lĩnh của Xuân Hương => xót xa, chua chát
  • Hình ảnh tương phản: “Cái hồng nhan > < nước non” -> Nỗi cô đơn khủng khiếp của con người
  • Nghệ thuật đối: “trăng xế bóng – Khuyết – chưa tròn” -> tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở

- Khi phân tích người viết có xen những bình luận, đánh giá.

+ “Một cảm giác về sự dở dang, chưa thỏa mãn đủ đầy trong hai câu thơ. Câu thơ cũng mơ hồ”.

+ “Vầng trăng vừa có thật, vừa tượng trưng”.

+ “Cả bài thơ là một nỗi khao khát tình duyên, nỗi than đời bất công, là tình cảnh đáng thương của người phụ nữ dở dang, lẽ mọn, một biểu hiện thương thân mà con người cá nhân đã thức tỉnh”…

- Phần kết nêu nhận xét bao quát về bài thơ.

b. Các lưu ý khi Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ:

- Những lưu ý khi phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ:

+ Nội dung của tác phẩm thơ thể hiện qua các yếu tố như đề tài, chủ đề, tư tưởng, tình cảm và thái độ,… của chủ thể trữ tình.

+ Nghệ thuật của tác phẩm thơ thể hiện ở các yếu tố hình thức thể loại như: thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, các biện pháp tu từ,…

+ Nội dung và nghệ thuật liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thế, khi phân tích cần làm rõ vai trò và tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc làm nổi bật nội dung.

- Yêu cầu khi viết bài văn phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ:

- Đọc kĩ tác phẩm thơ, chú ý xác định nội dung và các yếu tố hình thức nổi bật. chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm thơ.

- Xác định các luận điểm trong bài viết, lựa chọn các dẫn chứng từ tác phẩm thơ cho mỗi luận điểm.

- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các bằng chứng thuyết phục – chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

- Liên hệ, so sánh với các tác giả, tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm thơ.

- Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế ( nếu có) của tác giả, về giá trị, sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc cũng như bản thân em. 

III. THỰC HÀNH VIẾT

Đề bài: Chọn một trong hai đề văn sau để thực hành kĩ năng viết:

Đề 01: Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ "Mùa hoa mận" của Chu Thùy Liên.

Đề 02: Cảm nhận của em về đoạn thơ:

"Sáng mát trong như sáng năm xưa

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

* Chuẩn bị

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và nội dung đọc hiểu văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo..

- Đọc kĩ đề bài và chú ý các vấn đề đã nêu trong mục Định hướng ở trên để vận dụng vào bài viết.

* Tìm ý

- Đoạn thơ thuộc phần mở đầu bài thơ- Tâm trạng nhân vật trữ tình: buồn, tràn đầy nhung nhớ

- So sánh, từ láy…

- Nhịp điệu của câu thơ cuối nói riêng, đoạn thơ nói chung cũng đã góp phần diễn tả cái tâm trạng rất thực của người ra đi nói trên: chậm rãi đều đều trầm lắng như nhịp bước của người ra đi, quả quyết và lưu luyến, lặng lẽ, mà xao động.

-  Đoạn thơ chỉ có bảy câu thơ nhưng vừa có hình, có tình, có nhạc, có ánh sáng, màu sắc. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất viết về mùa thu.

* Lập dàn ý: Sắp xếp các ý đã tìm theo một bố cục mạch lạc gồm ba phần: MB – TB – KB.

* Triển khai bài viết

-  Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để viết bài văn hoàn chỉnh

-   Chú ý:

+ Bài viết đủ 3 phần

+ Các luận điểm trong phần thân bài phải làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài.

+ Các dẫn chứng phải đúng, tiêu biểu và phong phú.

+ Lập luận chặt chẽ, thể hiện được cảm nhận, ý kiến của bản thân về vẻ đẹp của bài thơ, đoạn thơ; diễn đạt (hành văn) có cảm xúc trung thực, không sao chép văn mẫu; dùng từ ngữ chính xác và viết đúng chính tả, ngữ pháp;...

* Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết  

- Đọc kĩ bài viết của mình và đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở các bước để kiểm tra và chỉnh sửa theo Phiếu chỉnh sửa bài viết trong SGK.

- HS có thể tráo đổi bài để trong bàn chấm và chữa cho nhau.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 7: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, kiến thức trọng tâm ngữ văn cánh diều bài 7: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, nội dung chính bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác