Xác định câu chủ đề và phân tích tính liên kết, tính mạch lạc trong các đoạn văn sau:

Bài tập 1. Xác định câu chủ đề và phân tích tính liên kết, tính mạch lạc trong các đoạn văn sau:

a) Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng tự giác về chức năng chiến đầu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khí. Ở nhà văn này, có sự gắn bó mật thiết giữa sự nghiệp và văn chương, giữa con người hành động và con người sảng tác. Sự nghiệp càng lớn, công tích càng cao, đực độ càng dày, thì sáng tác càng hay, càng có giá trị, từ đó hình thành nên nhà văn - chiến sĩ. Nguyễn Trãi ngày xưa, Bác Hồ ngày nay là những nhà văn như thế. (Bùi Duy Tân)

b) Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thể, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi âdy chỉ ở trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trả, thế chẳng phải là hạng thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được? (Nguyễn Trãi)

c) Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chốn vườn Bùi như một cây “cô trúc " thanh cao hay sao? Thân “cô trúc” chỉ cần một gợn gió nhẹ thôi cũng đủ xao mình, trăn trở! Giữa nơi yên mà nào nó có yên? Và làm sao biết trong cõi riêng của ba bài thu kia, thân “cô trúc " ấy còn “lơ phơ”, còn “hắt hiu ”, còn bất an thê đến thể kỉ nào? (Chu Văn Sơn)


a)

Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu và cũng là câu mang ý chính của đoạn văn "Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng, tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngói bút như một vũ khí”

Tính mạch lạc: các câu trong đoạn thông nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chủ đề của đoạn vẫn bằng các ý nhỏ theo lô gích sau: “chức năng chiến đấu của văn chương”. Các câu 3, 4, 5 đều triển khai ý của câu 1 - câu mang chủ đề của đoạn văn.

Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép nối (“từ đó"), phép lặp (“sự nghiệp”, "văn chương”, "nhà văn"), phép thế (“như thế).

b)

Câu chủ để của đoạn văn là câu đầu, mang ý chính của đoạn văn: "Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế”.

Tính mạch lạc: các câu trong đoạn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chặt chẽ: "Kể ra người giỏi dùng binh là ở chỗ biết rõ thời thế”. Các câu liên kết trong đoạn có chức năng triển khai qua các ý nhỏ từ chủ để của đoạn văn được thể hiện trong câu chủ đề.

Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép lặp (“dùng bình”, “thời thế”, ..). phép nối (“kể ra”).

c)

Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu, mang ý chính của đoạn văn: “Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chón vườn Bùi như một cây cô trúc thanh cao hay sao?"

Tính mạch lạc: câu chủ đề biểu thị chủ đề của đoạn văn: Nguyễn Khuyến như một "cây cô trúc" giữa chốn vườn Bùi, luôn biết giữ mình thanh cao. Các câu sau triển khai ý chủ đề của đoạn văn để lí giải như thế nào là khi tiết thanh cao của Nguyễn Khuyến được thể hiện qua chùm thơ thu ('“Thân cô trúc chỉ cần một gợn gió nhẹ thôi cũng đủ xao mình, trăn trở! ”,...), tất cả đều hướng về chủ đề của đoạn văn.

Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép thế (“Tất cả những điều ấy"), phép nối ("và"), phép lặp (“thân cô trúc”,....).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác