Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 cánh diều bài 6: Ngày cuối cùng của chiến tranh

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều bài 6: Ngày cuối cùng của chiến tranh. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. YÊU CẦU KHI GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN

- Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện là nêu lên ý kiến phân tích, nhận xét của mình về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện. Cũng như viết, việc thuyết trình để giới thiệu và đánh giá về một tác phẩm truyện có thể tập trung vào một phương diện hoặc vấn đề nổi bật nào đó.

- Để giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện, các em cần chú ý:

+ Đọc lại truyện; tìm hiểu, ghi nhớ các thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; tóm tắt truyện, nắm vững các điểm đặc sắc về hình thức và nội dung của truyện.

+ Xem lại dàn ý đã thực hiện ở phần Viết, suy nghĩ kĩ để bổ sung ý mới so với bài đã viết (nếu có), điều chỉnh dàn ý cho phù hợp với yêu cầu của việc thuyết trình.

II. CHUẨN BỊ BÀI NÓI

Bài tập:  Chọn và thực hiện một trong các đề sau:

(1) Giới thiệu, đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách các nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích “Hồi trống cổ Thành ” (“Tam quốc diễn nghĩa ” - La Quán Trung).

(2) Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu ” của Sương Nguyệt Minh.

* Chuẩn bị

+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện cho người khác hiểu, đồng cảm với quan điểm, ý kiến của mình.

+ Thể hiện được sự hiểu biết, cảm xúc của bản thân về tác phẩm.

+ Người nghe: thầy cô, bạn bè, những người quan tâm đến vấn đề mình đang trình bày,…

+ Không gian trình bày bài nói: lớp học.

+ Thời gian nói: 5 – 7 phút.

+ Hình thức trình bày: thuyết trình truyền thống. (hoặc kết hợp với powerpoint, video, tranh ảnh nếu như học sinh đã chuẩn bị trước)

+ Dự kiến trước giọng nói, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt,… phù hợp với nội dung nói.

* Tìm ý

* Lập dàn ý:

-Mở đầu: Giới thiệu về vấn đề thuyết trình: nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.

- Nội dung chính: Thuyết trình tuần tự nội dung một cách hợp lí:

-Giới thiệu khái quát về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện “Người ở bến sông Châu”.

-Tóm tắt ngắn gọn truyện “Người ở bến sông Châu”

-Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây trước, trong và sau chiến tranh:

+ Trước chiến tranh: là một cô gái trẻ, đẹp nhất làng; có tình yêu trong sáng, sắt son dành cho San.

+ Trong chiến tranh: một lòng chung thủy, thương nhớ người yêu; trở thành một nữ quân y kiên cường, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ, chở che cho đồng đội.

+Sau chiến tranh: Trở về làng với những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần: Mất một chân, đi nạng gỗ, mái tóc xơ, rụng; chứng kiến người yêu đi lấy vợ, giấu nỗi đau vào sâu thẳm tâm hồn,… nhưng ở nhân vật dì Mây vẫn toát lên những phẩm chất đáng trân quý:

.Một người phụ nữ chung thủy, bao dung, vị tha, giàu đức hi sinh.

.Nghị lực phi thường vươn lên trong cuộc sống “tàn nhưng không phế” vẫn góp sức xây dựng quê hương.

.Giàu lòng yêu thương, khát vọng thầm kín.

- Dì Mây là một nhân vật có đời sống nội tâm phong phú, nhiều cảm xúc, suy tư.

- Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật dì Mây của tác giả:

+Miêu tả tâm lí

+Sử dụng điểm nhìn

+Xây dựng chi tiết, hình ảnh: tiếng khóc nức nở sau khi giúp cô Thanh sinh con; tiếng hát ru,…

- Kết thúc: Bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình về nhân vật; điều muốn nhắn nhủ đến người nghe sau khi đọc tác phẩm.

III. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

Luyện tập theo nhóm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 6: Ngày cuối cùng của chiến tranh, kiến thức trọng tâm ngữ văn cánh diều bài 6: Ngày cuối cùng của chiến tranh, nội dung chính bài Ngày cuối cùng của chiến tranh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác