Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 cánh diều bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 54

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 54. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm:

- Phép chêm xen (thành phần phụ chú) là thêm vào câu một cụm từ không có quan hệ trực tiếp đến quan hệ ngữ pháp trong câu văn nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra.

2. Vị trí và dấu hiệu nhận biết:

- Thành phần chêm xen có thể được đặt giữa câu hoặc cuối câu. Các bộ phận đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.

3. Tác dụng:

- Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa, chúng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái của câu ( thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thành phần khác biểu hiện)

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. Bài tập 1

a) Xác định biện pháp chêm xen có trong cặp trích: Thành phần chêm xen trong câu a được xác định là: “buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư”.

- Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: 

+ Thành phần chêm xen trong câu này có tác dụng bổ sung ý nghĩa thời gian được xác định trong câu nói.

+ Thành phần chêm xen “buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư có tác dụng bổ nghĩa cho cụm từ chỉ thời gian “Lúc đỏ”, đánh dấu thời điểm xảy ra trước ngày miền Nam giải phóng. Chúng được dùng để bổ sung ý nghĩa cho thời gian, thời điểm hết sức quan trọng trong diễn biến của cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể.

b) Xác định biện pháp chêm xen có trong cặp trích: Thành phần chêm xen ưong câu a được xác định là: “rất có thể là ngày hôm nay”.

- Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: Thành phần chêm xen trong cặp trích này đều có tác dụng bổ sung ý nghĩa thời gian được xác định trong câu nói. Thành phần chêm xen “rất có thể là ngày hôm nay” có tác dụng bổ nghĩa cho danh ngừ thời gian “ngày hôm nay” như một sự khẳng định về khả năng đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô như lời trần thuật, thời điểm hết sức quan trọng trong diễn biến của cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể.

So sánh: Cả hai câu đều dùng thành phần chêm xen để bổ sung ý nghĩa về thời gian, nhấn mạnh thời điểm hết sức quan trọng trong diễn biến của cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể. Điểm khác là, trong câu a, thành phần chêm xen là bổ ngữ cho trạng ngữ; còn trong câu b, thành phần chêm xen làm định ngữ cho ngữ danh từ.

2. Bài tập 2

a) Xác định biện pháp chêm xen có trong đoạn trích của tác giả Trần Quốc Vượng: “Kết quả của tinh hoa bốn phương hội tụ” hoặc “làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi”.

- Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: Bổ sung ý nghĩa phụ chú cho danh ngữ “người Hà Nội”. Nhờ thành phần chêm xen này mà người đọc hiểu thêm về nguồn gốc dân trí, dân sinh của người Hà Nội, những cư dân tiêu biểu của trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước. Cũng như “làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi” chú thích và bổ sung nghĩa tu từ để nhấn mạnh cho việc “lao động giỏi” của người Hà Nội.

b) Xác định biện pháp chêm xen có trong đoạn trích của tác giả Sương Nguyệt Minh: “một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật”.

- Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: Bổ sung ý nghĩa phụ chú và tác dụng biểu cảm cho cụm từ “Ông và dì” được tác giả miêu tả. Nhờ thành phần chêm xen này mà người đọc hiểu thêm về hai số phận con người hậu chiến tranh phải chịu những mất mát, đau thương như thế nào. Trong câu này, thành phần chêm xen cũng mang ý nghĩa liệt kê.

c) Xác định biện pháp chêm xen có trong đoạn trích của tác giả Vũ Cao Phan: “như một phản ứng nghề nghiệp”, “những ai đó”.

- Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: Bổ sung ý nghĩa phụ chú cho thành phần chính của câu. Trong đoạn trích, thành phần chêm xen “như một phản ứng nghề nghiệp” phụ chú thêm cho ý nghĩa của “rất nhanh”; “những ai đó” phụ chú thêm về ý nghĩa số lượng cho “ai đó”.

3. Bài tập 3

a. Xác định biện pháp chêm xen có trong đoạn trích của Phan Thị Thanh Nhàn: thành phần trong dấu ngoặc đơn của hai câu thơ cuối đoạn (Anh vô tình anh chàng biết điều / Tôi đã đến với anh rồi đấy...).

Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: Nhà thơ đã sử dụng chêm xen bằng hình thức đặt trong dấu ngoặc đơn. Đây là hình thức thường được sử dụng trong thơ. Cách dùng biện pháp chêm xen này có tác dụng biểu cảm, làm tăng gợi mờ cho lời tỏ tình bất ngờ như một sự trách móc dễ thương của cô gái (Anh vô tình anh chẳng biết điều), để rồi thú nhận một tình cảm đặc biệt cho chàng trai thật dễ thương (Tôi đã đến với anh rồi đấy...).

b. Xác định biện pháp chêm xen có trong đoạn trích của Nam Cao: “cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Thành phần chêm xen trong câu văn được Nam Cao tách biệt với thành phần chính của câu bằng dấu phẩy, có tác dụng giải thêm nghĩa cho điều muốn bộc lộ.

Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: Khi sử dụng biện pháp chêm xen trong câu này, Nam Cao muốn nhấn mạnh đến nỗi đáng sợ nhất của con người trong hoàn cảnh này là sự cô độc, chứ không phải đói rét và ốm đau. Đói rét và ốm đau chỉ là nỗi đau thể xác; còn sự cô độc là nỗi đau về mặt tinh thần, điều mà ai cũng sợ nhất.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 54, kiến thức trọng tâm ngữ văn cánh diều bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 54, nội dung chính bài Thực hành tiếng Việt trang 54

Bình luận

Giải bài tập những môn khác