Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều học kì 2 (P2) . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đoạn trích có những nhân vật và sự kiện nào nổi bật?
- A. Dự Vũ, Quận Huy
- B. Đầu bếp của Tông, Bằng Vũ
- C. Gia Thọ
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 2: Các nhân vật và sự kiện trong tác phẩm Kiêu binh nổi loạn có liên quan đến lịch sử hay được tác giả hư cấu?
- A. có liên quan đến lịch sử
- B. có tính hư cấu
C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 3: Đề tài tác phẩm Kiêu binh nổi loạn là gì?
A. một cuộc nổi loạn của binh lính
- B. một cuộc khởi nghĩa của nông dân
- C. một cuộc đạo chính của dân thường
- D. một cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước
Câu 4: Chủ đề của tác phẩm Kiêu binh nổi loạn là gì?
- A. phản ánh sự sụp đổ triều đại Lê - Trịnh
- B. phản ánh sự hỗn loạn khi kiêu binh nổi loạn
C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 5: Tâm trạng của chú San khi biết thấy dì Mây trở về như thế nào trong Người ở bến sông Châu?
- A. chán ghét vì dì Mây trở về không đúng lúc
- B. Tức giận vì dì Mây không trở về sớm
- C. xót thương cho số phận của bản thân
D. bồi hồi kể lại nỗi nhớ dì Mây khi còn ở nước ngoài
Câu 6: Quyết định cuối cùng của dì Mây trong Người ở bến sông Châu là gì?
- A. Phá đám cưới của chú San
- B. Bỏ đi không quan tâm nữa
C. Tác hợp cho chú San và vợ mới cưới
- D. Chấp nhận quay lại với chú San
Câu 7: Thái độ người ở xóm Trại trong truyện Người ở bến sông Châu như thế nào?
A. người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa
- B. chán ghét chú San và vợ mới cưới của chú
- C. chán ghét dì Mây
- D. sung sướng khi có người gặp họa
Câu 8: Ý nào dưới đây nêu lên phẩm chất của Quan Vân Trường?
- A. Nhân
- B. Trí
- C. Đức
D. Dũng
Câu 9: Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào thời nào?
- A. Hán
B. Minh
- C. Thanh
- D. Tống
Câu 10: Theo em, đỉnh điểm của đoạn trích là sự việc gì ?
- A. Tôn Càn báo tin, Trương Phi đùng đùng tức giận.
- B. Trương Phi cầm giáo đâm thẳng vào Quan Công.
C. Sái Dương xuất hiện.
- D. Trương Phi chưa dứt hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống.
Câu 11: Khái niệm phép chêm xen?
A. Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
- B. Là chêm vào câu một câu khác có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
- C. Là chêm vào câu một cụm từ láy không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
- D. Là chêm vào câu một cụm danh từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
Câu 12: Dấu hiệu nhận biết của bộ phận chêm xen trong câu thường gặp là gì?
A. Thường được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặt đơn hoặc dấu gạch ngang.
- B. Thường được tách ra bằng dấu ngoặc kép.
- C. Thường được tách ra bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm.
- D. Thường được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặt đơn hoặc dấu chấm câu.
Câu 13: Chỉ ra phép chêm xen trong đoạn thơ sau:
"Cô bên nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)"
( Trích Quê hương – Giang Nam)
- A. có ai ngờ
- B. thương thương quá đi thôi
C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 14: Trong phần 1, những người lính Giải Phóng và các ma xơ ở trong tình huống nào?
A. ma xơ Giám Đốc đang cố giấu người nào đó trong nhà nguyện.
- B. ma xơ đang cầu nguyện.
- C. ma xơ phát hiện người lính đang bị thương.
- D. ma xơ phát hiện người lính đang tàn nhẫn giết người.
Câu 15: Trong phần 1, chuyện gì làm đảo lộn công việc của các chiến sĩ?
- A. Các ma xơ ngăn cản không cho các chiến sĩ vào ở cùng trong ngôi trường.
- B. Binh nhất Ruân, con chiên xứ đạo gốc Hải Hậu đi tìm phòng cầu nguyện.
C. Mối nghi ngờ Giám đốc Cô nhi viện đã giấu ai đó trong nhà nguyện.
- D. Tiểu đội trưởng Vinh đi kiếm rau dền, rau rệu quanh trường và gặp địch.
Câu 16: Những chi tiết trong phần 2 của văn bản miêu tả tâm trạng của người lính Giải phóng trong đêm cuối cùng của chiến tranh.
- A. Vậy là cuối cùng, đã đến với chúng tôi một đêm bức bối và hồi hộp lạ thường.
- B. ...thân xác chúng tôi căng lên hết nỗi.
- C. Chúng tôi lắng theo bước chân chiến thắng của đồng đội, chúng tôi lo làm nhiệm vụ được giao.
- D. Mọi thứ dịu đi nhưng tuyệt nhiên không một ai muốn chợp mắt.
E. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 17: Tình huống nào ở cuối truyện khiến ma xơ Giám đốc Cô nhi viện phải xuất hiện?
- A. Bọn trẻ trong nhà nguyện khóc khi các chiến sĩ Giải phóng đập cửa.
B. Nhà nguyện, nơi giấu các em bé, có thể trúng bom đạn máy bay.
- C. Khi nghe được lệnh phá khóa, gọi hàng người trốn trong nhà nguyện.
- D. Khi nghe tin thành phố Sài Gòn được giải phóng.
Câu 18: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về bài thơ Đất Nước?
- A. Bài thơ được ghép từ hai bài thơ đó là Sáng mát trong như sáng năm xưa và bài thơ Đêm mít tinh, phần sau được nhà thơ viết vào năm 1955
- B. Được đưa vào tập thơ Người chiến sĩ
C. Bài thơ là những chiêm nghiệm của tác giả về chiều dài lịch sử từ những năm đất nước được hình thành.
- D. Bài thơ là sự đúc kết những suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong suốt những năm dài kháng chiến gian khổ.
Câu 19: Ý nào dưới đây nêu lên phong cách thơ của tác giả?
- A. là tiếng nói khinh thị,thách thức, ngạo đời, biểu hiện sinh lực của cả một dân tộc bị dồn nén, ức chế trong nền luân lý trái tự nhiên, phi nhân văn, giả đạo đức.
B. thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
- C. thơ trữ tình chính trị.
- D. lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước.
Câu 20: Cho hai câu thơ
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ trên?
- A. So sánh
B. Nhân hóa
- C. Ẩn dụ
- D. Hoán dụ
Câu 21: Nội dung phần 1 của tác phẩm "Lính đảo hát tình ca trên đảo" là gì?
A. Khâu chuẩn bị biểu diễn của những người lính đảo.
- B. Buổi biểu diễn của những người lính đảo.
- C. Buổi biểu diễn đến cao trào.
- D. Những bữa ăn của người lính đảo.
Câu 22: Nội dung phần 2 của tác phẩm "Lính đảo hát tình ca trên đảo" là gì?
- A. Khâu chuẩn bị biểu diễn của những người lính đảo.
B. Buổi biểu diễn của những người lính đảo.
- C. Buổi biểu diễn đến cao trào.
- D. Những bữa ăn của người lính đảo.
Câu 23: Nội dung phần 3 của tác phẩm "Lính đảo hát tình ca trên đảo" là gì?
- A. Khâu chuẩn bị biểu diễn của những người lính đảo.
- B. Buổi biểu diễn của những người lính đảo.
C. Buổi biểu diễn đến cao trào.
- D. Những bữa ăn của người lính đảo.
Câu 24: Giá trị nội dung của tác phẩm "Lính đảo hát tình ca trên đảo" là gì?
- A. Nêu hiện thực cuộc sống khốn khổ, khó khăn của những người lính nơi đảo xa.
- B. Ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu tổ quốc, vượt lên trên khó khăn của những mình lính đảo.
C. A và B đều đúng.
- D. A và B đều sai.
Câu 25: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Lính đảo hát tình ca trên đảo" là gì?
- A. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa sinh động, linh hoạt.
- B. Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo.
- C. Ngôn ngữ thơ mềm mại, uyển chuyển.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 26: Phong cách nghệ thuật của tác giả Hoài Vũ là:
- A. Mộc mạc, bình dị
B. Nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha
- C. Gần gũi thiên nhiên, ca ngợi vẻ đẹp đất nước
- D. Bình dị, gần gũi, ca ngợi những người nông dân chân lấm tay bùn, chăm chỉ, thật thà.
Câu 27: Những ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả bài "Đi trong hương tràm"?
- A. Tiếng sáo trúc
- B. Rừng dừa xào xạc
C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 28: Thể thơ của tác phẩm Đi trong hương tràm là:
- A. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
B. Thơ tự do
- C. Thơ lục bát
- D. Thơ ngũ ngôn
Câu 29: Bài thơ Đi trong hương tràm in trong tác phẩm nào?
- A. Góc sân và khoảng trời
- B. Từ góc sân nhà em
C. Tuyển tập thơ Việt Nam
- D. Rừng dừa xào xạc
Câu 30: Điền từ vào chỗ trống: Chiếc Lexus và cây ô liu là ........... về nhu cầu phát triển vật chất và nhu cầu hình thành, duy trì bản sắc, tính cộng đồng.
- A. nét đẹp
B. biểu tượng
- C. đặc trưng
- D. bài học
Câu 31: Điền từ vào chỗ trống: Bản sắc thể hiện những ............... của nền văn hóa, là gốc hình thành văn hóa từ lâu đời, từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt đến nay, tạo bước đệm trong hành trang giúp Việt Nam chúng ta hội nhập trên toàn cầu.
- A. nét đặc
- B. truyền thống
C. đặc trưng
- D. kết hợp
Câu 32: Những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản Bản sắc là hành trang:
- A. Tự hào với ngôn ngữ mà cha ông ta để lại: tiếng Việt.
- B. Những thành tựu văn hóa: trống đồng, tượng chùa Tây Phương, kho tàng dân ca, kho tàng nghệ thuật (Truyện Kiều).
- C. Có đời sống tâm linh phong phú: việc thờ cúng tổ tiên.
- D. Nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm.
- E. Phố cổ Hà Nội, Hồ Gươm, các gánh hàng hoa trên đường Hà Nội - là duy nhất trên thế giới, có sức hút to lớn đối với khách nước ngoài.
F. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 33: Các luận điểm của văn bản "Gió thanh lay động cành cô trúc":
- A. Hai câu đề: Thần thái của trời thu với vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh.
- B. Hai câu thực: Bức tranh thu ảm đạm cứ hạ dần độ cao thông qua việc miêu tả mặt nước và mặt đất.
- C. Hai câu luận: Không gian và thời gian trong bức tranh mùa thu ấy.
- D. Hai câu kết: Kết lại bằng bức họa thật nhanh thật đọng, thể hiện nỗi niềm của thi nhân. Nguyễn Khuyến.
E. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 34: Ở đoạn văn cuối ("Tất cả những điều ấy [..] đến thế kỉ nào?"), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào?
A. nghi vấn
- B. khẳng định
- C. phủ định
- D. A và B đều đúng
Câu 35: Những hệ quả tích cực từ lời cam kết “Không làm tổn thương người khác”:
- A. Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất và tinh thần
- B. Chúng ta không phải đoán già đoán non liệu những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả thế nào đối với người khác
- C. Mỗi ngày đem đến một dòng chảy mới đem cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 36: Một số những lời khuyên hoặc câu danh ngôn về lối sống xuất hiện trong văn bản Đừng gây tổn thương là:
- A. Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe
- B. Nói đơn giản hơn là bạn chẳng được lợi gì khi đối xử với người khác không tử tế
- C. Chúng ta không cần đáp trả bằng thái độ tương tự khi ai đó đối xử tệ với mình
- D. Chọn cách ứng xử cùng với yêu thương không quá khó so với chọn cách đáp trả tàn nhẫn
- E. “Chúng ta chỉ được giao phó một nhiệm vụ duy nhất, đó là yêu thương lẫn nhau. Nếu không thể làm được như vậy thì ít nhất hãy cố gắng kiềm chế để không xúc phạm nhau”
F. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 37: Theo tác giả, thế nào là "thô lỗ"?
A. Bất cứ điều gì không thể hiện sự chú tâm của chúng ta thì được coi là sự thô lỗ.
- B. Thô tục, lỗ mãng trong cách giao tiếp, đối xử, ăn nói thô lỗ, người đàn ông thô lỗ, Đồng nghĩa : lỗ mãng, thô tục.
- C. Nói hoặc hành động theo cách bất lịch sự hoặc khiếm nhã, thường là theo cách cố ý.
- D. Có thể được sử dụng để đủ điều kiện cho một cá nhân không có trình độ học vấn và hành động thiếu văn minh.
Câu 38: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn văn?
Sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật gần giống với sự sáng tạo ra sự sống: "Dùng hình tượng là để lấy sự sống tác động vào sự sống, lấy sự sống sinh ra sự sống:. Nhưng đây là một sự sống đặc biệt, một sự sống bất diệt. Hình tượng văn học có giá trị, một khi ra ra đời, tham gia vào sự sinh hoạt xã hội như một con người thực. Người ta tâm sự với Kiều, thương Kiều, khóc Kiều và mê Kiều. Từ những nét mực, trang giấy bỗng hiện lên cả một thế giới đã lùi sâu vào dĩ vãng. Chính cái "phép mầu" kì diệu ấy đã khiến Go-rơ-ki (Gorki) ngồi đọc truyện ngắn "Trái tim bình dị" của Phlô-be (Flaubert), cảm thấy như trong quyển sách có một thứ ảo thuật gì khó hiểu; và Go-rơ-ki đã mấy lần giơ tờ giấy ra trước ánh sáng, nhìn qua các dòng chữ để tìm xem có cái bí mật gì ở trong ấy không. (Nguyễn Duy Bình).
- A. Sự sáng tạo trong văn học
- B. Chính cái "phép mầu" kì diệu ấy
C. Từ những nét mực
- D. Hình tượng văn học có giá trị
Câu 39: Điền từ vào chỗ trống: Trong thời kỳ hiện đại hoá, công nghiệp hoá, thời kỳ mà con người như bị cuốn hút vào cơn cuồng phong của đồng tiền, cơn vũ bão của vật chất, văn chương chữ nghĩa gần như trở thành một.......... tầm thường, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Người ta lạ hoá văn chương, huyền bí hoá văn chương, biến văn chương thành cái gì đó thật xa vời, thật mông lung, nhưng không phải để tôn thờ văn chương mà là để biến nó thành một thứ “rẻ như bèo”. Hiếm người nhận thức ra giá trị đích thực của văn chương để đưa ra những phương cách phát huy hiệu quả việc dạy văn, những chương trình dạy văn hợp lý và những phương pháp dạy văn thích hợp.
- A. bài viết
B. trang sức
- C. tờ giấy
- D. văn bản
Câu 40: Điền từ vào chỗ trống: Nếu như chúng ta ......... đúng mức đến việc thiết kế chương trình dạy văn và tiếng Việt một cách khoa học, có phương pháp, nếu chúng ta không kết hợp việc dạy văn với việc dạy các môn học xã hội nhân văn khác, nếu chúng ta nhắm mắt làm ngơ trước sự thờ ơ của học sinh, sinh viên trước văn chương, nghệ thuật thì e rằng, một ngày nào đó, tâm hồn Việt Nam sẽ trở nên khô cứng, con người Việt Nam sẽ trở nên lạnh lùng, dân tộc Việt Nam sẽ trở nên thực dụng.
- A. chú ý
B. không quan tâm
- C. quan tâm
- D. để ý
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì II
Bình luận