Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều học kì 2 (P3) . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần như thế nào?

  • A. phá huy dinh Quận Huy
  • B. các quan văn võ hễ ai thuộc bè đảng của Thị Huệ và Quận Huy, cùng những người dự vào việc tố giác vụ án năm Canh Tí đều bị phá nhà hàng loạt và bị lùng bắt đem giết chết.
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 2: Những sự kiện chính trong văn bản Kiêu binh nổi loạn bao gồm:

  • A. Kiêu binh bàn kế hoạch nổi loạn, cùng đề xuất kế sách của Bằng Vũ.
  • B. Kiêu binh đến nhà Quận Huy nổi loạn và giết Quận Huy.
  • C. Quận Huy đứng ra đỡ lời cho Bằng Vũ để không bị giết trước mặt các quan.
  • D. Kiêu binh lập thế tử Tông lên ngôi làm chúa.
  • E. Kiêu binh giết sạch những người liên quan đến bè đàng của Thị Huệ và Quận Huy.
  • F. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 3: Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy?

  • A. Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây; lại vớ lấy súng để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy.
  • B. Quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quản tượng xuống đất mà chém.
  • C. Lại có một toán ở cửa Tuyên Vũ xông vào, đứng chắn ở đằng sau voi, khiến voi phải đứng yên không thể nhúc nhích.
  • D. Họ bèn dùng câu liêm móc cổ Quận Huy kéo xuống, rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ.
  • E. Em ruột Quận Huy là Lý Vũ hầu Hoàng Lương nghe tin có biến vội vàng chạy bổ vào phủ đường...họ vớ luôn gạch đá trên đường đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ Thúy Quân.
  • F. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 4: Tác giả đã khắc họa nhân vật Trịnh Tông như thế nào?

  • A. ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận.
  • B. một người cấm binh thiên tài, hiếm có trong lịch sử dân tộc.
  • C. kẻ ăn chơi, chác táng, không có tính người.
  • D. một bậc vĩ nhân.

Câu 5: Nhận định "Chi tiết mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ cho ta thấy được sự thay đổi của mái tóc khi dì đi bồ đội. Đối với người con gái, mái tóc tượng trưng cho vẻ đẹp, vậy mà tham gia chiến đấu rồi, dì đã không còn giữ được mái tóc trước kia nữa, nó "rụng nhiều, xơ và thưa" nhiều do hậu quả mà chiến tranh để lại." là đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai 

Câu 6: Khi vợ chú San vượt cạn, dì Mây đã làm gì?

  • A. đi theo nhìn nhưng không giúp
  • B. bỏ mặc làm ngơ
  • C. cố gắng hết sức đỡ đẻ 
  • D. tức giận và bỏ đi

Câu 7: Theo em, nhận định sau là đúng hay sai: "Dì Mây lại khóc vì dì nghĩ đến bản thân mình, đến tình yêu của mình khi bị chiến tranh làm xa cách. Có lẽ nếu không đi bồ đội, nếu không có chiến tranh, dì Mây cũng có thể hạnh phúc bên chú San."

  • A. Đúng
  • B. Sai 

Câu 8:  Ý nào dưới đây là sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản "Người ở bến sông Châu"?

 

  • A. chú San đi lấy vợ, dì Mây đi bồ đội trở về. Hai người họ đã cuộc nói chuyện trong tình cảnh đầy trớ trêu, nghiệt ngã. 
  • B. tâm trạng buồn bã, thơ thẩn đến não lòng của dì Mây thông qua những cuộc nói chuyện với mẹ, Mai và lũ bạn của Mai.
  • C. dì Mây đỡ đẻ giúp vợ của chú San sinh em bé do vợ chú vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi bị ngược.
  • D. Số phẩn con người hẩm hiu, đầy đau thương do hậu quả chiến tranh để lại.
  • E. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 9: Nếu xem Cổ Thành là cửa ải thứ sáu, cửa ải nghiệt ngã nhất đối với Quan Công, thì vật chướng ngại lớn nhất cần vượt qua ở đây không chỉ mang ý nghĩa cụ thể mà con2 mang một ý nghĩa khái quát. Ý nghĩa khái quát đó là gì?

  • A.Một sự hiểu lầm giữa hai anh em Quan, Trương cần được cải chính.
  • B.Một hồi trống chém xong đầu tên tướng giặc.
  • C.Một cơn nóng giận, cố chấp của viên hổ tướng.
  • D.Một thử thách đối với lòng trung nghĩ.

Câu 10: Khi thấy Quan Công đến, thái độ của Trương Phi như thế nào?

  • A. Mừng rỡ, chạy ra tiếp đón.
  • B. Nổi giận muốn giết Quan Công.
  • C. Thản nhiên như không có gì xảy ra.
  • D. Không thích nhưng vẫn ra tiếp đón

Câu 11: Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là "Hồi trống Cổ thành"?

  • A. Vì hồi trống là điều kiện, là biểu tượng cho lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm của Quan Công.
  • B. Vì ngày xưa trong mỗi trận chiến thường có tiếng trống giục.
  • C. Vì hồi trống thể hiện tính cách ngay thẳng của Trương Phi.
  • D. Vì hồi trống thể hiện tính cách ngay thẳng của Trương Phi.

Câu 12: Nếu xem Cổ Thành là cửa ải thứ sáu, cửa ải nghiệt ngã nhất đối với Quan Công, thì vật chướng ngại lớn nhất cần vượt qua ở đây không chỉ mang ý nghĩa cụ thể mà còn mang một ý nghĩa khái quát. Ý nghĩa khái quát đó là gì?

 

  • A. Một sự hiểu lầm giữa hai anh em Quan, Trương cần được cải chính.
  • B. Một thử thách đối với lòng trung nghĩ.
  • C. Một cơn nóng giận, cố chấp của viên hổ tướng.
  • D. Một hồi trống chém xong đầu tên tướng giặc.

Câu 13: Tác dụng của bộ phận trong câu sau là gì?

Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay - rất có thể là ngày hôm nay - các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.

  • A. bổ sung thông tin, đầy đủ ý hơn trong câu.
  • B. tăng sắc thái biểu cảm cho câu.
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 14: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong những ngữ liệu sau:

Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. (Trần Quốc Vượng)

  • A. bổ sung ý nghĩa cho câu.
  • B. tăng sắc thái biểu cảm cho câu.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 15: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong những ngữ liệu sau:

Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sóng lẫn trong bóng chiều cháy đỏ. (Sương Nguyệt Minh)

 

  • A. bổ sung ý nghĩa cho câu.
  • B. bổ sung thông tin cho câu. 
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 16: Cha của Nguyễn Trãi bị bắt sang Trung Quốc năm bao nhiêu? 

  • A. 1400
  • B. 1450
  • C. 1507
  • D. 1407

Câu 17: Một thời gian sau khi trốn thoát khỏi quân Minh, Nguyễn Trãi đã ngộ ra được một lý tưởng đó là:

  • A. dân ta quá yếu không ddue sức chống lại nhà Minh
  • B. muốn cứu nước phải dựa vào dân. 
  • C. muốn thắng nhà Minh phải đào tạo những vị tướng tài xuất thân từ tầng lớp quý tộc.
  • D. muốn cứu nước phải dựa vào vua hiền.

Câu 18: Nguyễn Trãi từng tham gia cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

  • A. Khời nghĩa Hai bà Trưng
  • B. Khởi nghĩa Lam Sơn
  • C. Khởi nghĩa Trương Định
  • D. Khởi nghĩa Hương Khê

Câu 19: Nguyễn Trãi từng dính phải án oan gì?

  • A. Bán nước
  • B. Chết vì không chịu tòng quyền
  • C. Lệ Chi Viên
  • D. Nuôi quân phản loạn

Câu 20: Vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ là gì?

  • A. Tái hiện lại bức tranh thiên nhiên có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, giữa cảnh vật với con người. Màu xanh mát của hoa hòe làm nền nổi bật lên sắc đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao chợ cá hòa cùng với tiếng ve kêu.
  • B. Làm bật lên sự nhộn nhịp của của sống của những ngư dân làng chài.
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 21: Cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được Nguyễn Trãi khắc họa như:

 

  • A. một bài học
  • B. một bài thơ
  • C. một bức tranh đẹp
  • D. một câu chuyện

Câu 22: Bài thơ “Đất nước” ra đời trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1948 – 1954
  • B. 1948 – 1955
  • C. 1948 – 1956
  • D. 1948 – 1957

Câu 23: Bài thơ “Đất nước” nằm trong tập thơ nào dưới đây?

  • A. Dòng sông trong xanh
  • B. Tia nắng
  • C. Người chiến sĩ
  • D. Bài thơ Hắc Hải

Câu 24: Điền từ vào chỗ trống: Phần một của "Đất nước" đã vẽ lên bức tranh mùa thu có ......, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".

 

  • A. hình ảnh
  • B. hình thể
  • C. hình khối
  • D. hình thức

Câu 25: Hình ảnh so sánh “sỏi cát bay - lũ chim hoang” thể hiện điều gì?

  • A. Địa hình nơi đảo xa khó khăn
  • B.  Đặc điểm của những người lính trên đảo
  • C. số lượng sỏi cát bay mịt mù trong gió trời
  • D.  Đặc điểm của gió biển

Câu 26: Buổi biểu diễn của những người lính đảo thể hiện: 

  • A. Tâm hồn lãng mạn của những người lính đảo
  • B. Tình yêu của những người lính đảo
  • C. Nỗi nhớ nhà của những người lính đảo
  • D. Nỗi buồn của những người lính đảo

Câu 27: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục... cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

  • A. Điệp cách quãng
  • B. Điệp vòng
  • C. Điệp nối tiếp
  • D. Điệp đầu

Câu 28:  Hiệu quả nghệ thuật mà biện phép điệp mang lại là gì?

  • A. Tạo âm hưởng, tạo ấn tượng.
  • B. Nhấn mạnh ý nghĩa, nội dung cần biểu đạt.
  • C. Khiến người đọc dễ nhớ.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 29: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

 

  • A. Điệp cách quãng
  • B. Điệp vòng
  • C. Điệp nối tiếp
  • D. Điệp đầu

Câu 30: Điền từ vào chỗ trống: Bản sắc thể hiện những ............... của nền văn hóa, là gốc hình thành văn hóa từ lâu đời, từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt đến nay, tạo bước đệm trong hành trang giúp Việt Nam chúng ta hội nhập trên toàn cầu.

  • A. nét đặc
  • B. truyền thống
  • C. đặc trưng
  • D. kết hợp

Câu 31: Những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản Bản sắc là hành trang:

  • A. Tự hào với ngôn ngữ mà cha ông ta để lại: tiếng Việt.
  • B. Những thành tựu văn hóa: trống đồng, tượng chùa Tây Phương, kho tàng dân ca, kho tàng nghệ thuật (Truyện Kiều).
  • C. Có đời sống tâm linh phong phú: việc thờ cúng tổ tiên.
  • D. Nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm.
  • E. Phố cổ Hà Nội, Hồ Gươm, các gánh hàng hoa trên đường Hà Nội - là duy nhất trên thế giới, có sức hút to lớn đối với khách nước ngoài.
  • F. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 32: Một số những lời khuyên hoặc câu danh ngôn về lối sống xuất hiện trong văn bản Đừng gây tổn thương là:

  • A. Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe
  • B. Nói đơn giản hơn là bạn chẳng được lợi gì khi đối xử với người khác không tử tế
  • C. Chúng ta không cần đáp trả bằng thái độ tương tự khi ai đó đối xử tệ với mình
  • D. Chọn cách ứng xử cùng với yêu thương không quá khó so với chọn cách đáp trả tàn nhẫn
  • E. “Chúng ta chỉ được giao phó một nhiệm vụ duy nhất, đó là yêu thương lẫn nhau. Nếu không thể làm được như vậy thì ít nhất hãy cố gắng kiềm chế để không xúc phạm nhau”
  • F. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 33: Theo tác giả, thế nào là "thô lỗ"?

  • A. Bất cứ điều gì không thể hiện sự chú tâm của chúng ta thì được coi là sự thô lỗ.
  • B. Thô tục, lỗ mãng trong cách giao tiếp, đối xử, ăn nói thô lỗ, người đàn ông thô lỗ, Đồng nghĩa : lỗ mãng, thô tục.
  • C. Nói hoặc hành động theo cách bất lịch sự hoặc khiếm nhã, thường là theo cách cố ý.
  • D. Có thể được sử dụng để đủ điều kiện cho một cá nhân không có trình độ học vấn và hành động thiếu văn minh .

Câu 34: Điền từ vào chỗ trống: Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả: sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất lẫn tinh thần, không cần đoán xem những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả như thế nào, hãy tận hưởng điều đó bởi nó sẽ đem lại cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta.

  • A. nhiệt huyết
  • B. ganh đua
  • C. thanh thản
  • D. nhàm chán

Câu 35: Phát hiện trong các đoạn văn sau:

Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống. Những người nông dân yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu trong bài ca dao thật nồng nhiệt, đằm thắm. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh).

  • A. Lỗi logic
  • B. Lỗi về liên kết nội dung
  • C. Lỗi sai về cách dùng từ quan hệ
  • D. Không có lỗi gì

Câu 36: Phát hiện trong các đoạn văn sau:

Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm).

  • A. Lỗi về liên kết nội dung
  • B. Lỗi sai chính tả 
  • C. Lỗi sai về cách dùng từ quan hệ
  • D. Không có lỗi gì

Câu 37: Dòng nào nói đúng nhất về liên kết trong văn bản?

  • A. Chỉ có các phương tiện liên kết của ngôn ngữ mới có thể làm nhiệm vụ liên kết.
  • B. Người ta liên kết các câu bằng mối liên quan của nội dung mà chúng thể hiện, và cũng có thể dùng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để liên kết.
  • C. Không bao giờ cần các phương tiện ngôn ngữ khi liên kết các câu văn trong văn bản.
  • D. Các dấu câu là phương tiện liên kết chủ yếu.

Câu 38: Cho đoạn văn sau:

Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Hai đoạn văn trên có mối liên hệ liên kết như thế nào?

  • A. Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì.
  • B. Hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.
  • C. Đoạn văn phía dưới được kết nối với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 39: "Dạy văn dạy cái hay - cái đẹp" do nhà xuất bản nào xuất bản?

  • A. NXN Trẻ
  • B. NXB Thông tin và Truyền thông
  • C. NXB Văn học
  • D. NXB Giáo dục

Câu 40: "Dạy văn dạy cái hay - cái đẹp" xuất bản năm bao nhiêu?

  • A. 1983
  • B. 1988
  • C. 1985
  • D. 1998

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác