Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều học kì 2 (P1) . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Những sự kiện chính trong văn bản Kiêu binh nổi loạn bao gồm:
- A. Kiêu binh bàn kế hoạch nổi loạn, cùng đề xuất kế sách của Bằng Vũ.
- B. Kiêu binh đến nhà Quận Huy nổi loạn và giết Quận Huy.
- C. Quận Huy đứng ra đỡ lời cho Bằng Vũ để không bị giết trước mặt các quan.
- D. Kiêu binh lập thế tử Tông lên ngôi làm chúa.
- E. Kiêu binh giết sạch những người liên quan đến bè đàng của Thị Huệ và Quận Huy.
F. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 2: Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy?
- A. Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây; lại vớ lấy súng để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy.
- B. Quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quản tượng xuống đất mà chém.
- C. Lại có một toán ở cửa Tuyên Vũ xông vào, đứng chắn ở đằng sau voi, khiến voi phải đứng yên không thể nhúc nhích.
- D. Họ bèn dùng câu liêm móc cổ Quận Huy kéo xuống, rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ.
- E. Em ruột Quận Huy là Lý Vũ hầu Hoàng Lương nghe tin có biến vội vàng chạy bổ vào phủ đường...họ vớ luôn gạch đá trên đường đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ Thúy Quân.
F. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 3: Tác giả đã khắc họa nhân vật Trịnh Tông như thế nào?
A. ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận.
- B. một người cấm binh thiên tài, hiếm có trong lịch sử dân tộc.
- C. kẻ ăn chơi, chác táng, không có tính người.
- D. một bậc vĩ nhân.
Câu 4: Tại sao Trương Phi quyết sống mái với Quan Công?
- A. Vì ghét Quan Công.
- B. Vì không thỏa mãn làm đệ của một kẻ bội nghĩA.
C. Vì hiểu lầm Quan Công hàng quân Tào, đến để giết mình.
- D. Vì tính nóng nảy, thiếu suy nghĩ thấu đáo.
Câu 5: Vì sao sau một thời gian thất lạc người anh kết nghĩa, khi gặp nhau, Trương Phi lại vô cùng nổi giận?
A. Vì Trương Phi hiểu lầm rằng Quan Công đã theo Tào Tháo phản bội anh em.
- B. Vì quan Công không bảo vệ được hai chị dâu.
- C. Vì trong thời gian thất lạc, Quan Công không hề liên lạc gì với Lưu Bị và Trương Phi.
- D. Vì Quan Công đã quên nghĩa vườn đào xưa.
Câu 6: Tác giả La Quán Trung sống vào khoảng thời gian nào?
- A. Cuối Minh đầu Thanh
B. Cuối Nguyên đầu Minh
- C. Cuối Tống đầu Nguyên
- D. Cuối Hán đầu Đường
Câu 7: Đặc sắc của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích Hồi trống cổ thành là gì?
- A. Hấp dẫn
B. Hấp dẫn, giàu kịch tính
- C. Kịch tính
- D. Tạo yếu tố bất ngờ
Câu 8: Ý nào dưới đây nêu lên phẩm chất của Quan Vân Trường?
- A. Nhân
- B. Trí
- C. Đức
D. Dũng
Câu 9: Nhân vật chính trong truyện Người ở bến sông Châu là ai?
- A. Chú San
B. Dì Mây
- C. Cô Thanh
- D. Mai
Câu 10: Dì Mây có số phận như thế nào trong truyện Người ở bến sông Châu?
A. bi thương éo le, ngang trái, đầy đau xót
- B. vừa đau khổ vừa hạnh phúc
- C. êm ấm, hạnh phúc
- D. éo le, ra đi khi còn rất trẻ
Câu 11: Tính cách của nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu được thể hiện qua những tình huống:
- A. chú San đi lấy vợ
- B. vợ chú San vượt cạn thiếu tháng
C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 12: Chú San lấy ai trong truyện Người ở bến sông Châu?
- A. Dì Mây
- B. Mai
C. Cô Thanh
- D. Không ai cả
Câu 13: Dì Mây về khi nào trong truyện Người ở bến sông Châu?
A. Khi đám rước qua sông được một lúc.
- B. Sau đám cưới vài ngày.
- C. Trước khi đám cưới được tổ chức vài tiếng.
- D. Trước khi đám cưới được tổ chức vài ngày.
Câu 14: Ý nào dưới đây nêu lên phong cách thơ của tác giả?
- A. là tiếng nói khinh thị,thách thức, ngạo đời, biểu hiện sinh lực của cả một dân tộc bị dồn nén, ức chế trong nền luân lý trái tự nhiên, phi nhân văn, giả đạo đức.
B. thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
- C. thơ trữ tình chính trị.
- D. lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước.
Câu 15: Cho hai câu thơ
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ trên?
- A. So sánh
B. Nhân hóa
- C. Ẩn dụ
- D. Hoán dụ
Câu 16: Tác phẩm nào dưới đây là của tác giả?
- A. Bài thơ Hắc Hải (1958)
- B. Người chiến sĩ (1958)
- C. Dòng sông trong xanh (1974)
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 17: Tác giả bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo" sinh năm ba nhiêu?
- A. 1968
- B. 1978
C. 1958
- D. 1948
Câu 18: Quê quán của tác giả bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo" là ở đâu?
- A. Hải Phòng
- B. Quảng Ninh
C. Hải Dương
- D. Bắc Ninh
Câu 19: Phong cách nghệ thuật của tác giả bài thơ "Lính đảo hát tình ca trên đảo":
- A. Mộc mạc, bình dị
B. Giản dị, gần gũi, giàu chất nhạc
- C. Gần gũi thiên nhiên, ca ngợi vẻ đẹp đất nước
- D. Bình dị, gần gũi, ca ngợi những người nông dân chân lấm tay bùn, chăm chỉ, thật thà.
Câu 20: Những ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả bài thơ "Lính đảo hát tình ca trên đảo"?
- A. Góc sân và khoảng trời
- B. Từ góc sân nhà em
- C. Khúc hát người anh hùng
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 21: Nội dung phần 1 của bài thơ Đi trong hương tràm là gì?
A. Khung cảnh thiên nhiên
- B. Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau
- C. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm
- D. Hương tràm trong tâm trí con người
Câu 22: Nội dung phần 2 của bài thơ Đi trong hương tràm là gì?
- A. Khung cảnh thiên nhiên
B. Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau
- C. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm
- D. Hương tràm trong tâm trí con người
Câu 23: Nội dung phần 3 của bài thơ Đi trong hương tràm là gì?
- A. Khung cảnh thiên nhiên
- B. Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau
C. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm
- D. Hương tràm trong tâm trí con người
Câu 24: Nội dung phần 4 của bài thơ Đi trong hương tràm là gì?
- A. Khung cảnh thiên nhiên
- B. Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau
- C. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm
D. Hương tràm trong tâm trí con người
Câu 25: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Mùa hoa mận là gì?
- A. Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả
- B. Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha
C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 26: Giá trị nội dung của tác phẩm Mùa hoa mận là gì?
- A. Bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy sắc hương
- B. Tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà
- C. Khung cảnh sinh hoạt nơi núi rừng
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 27: Trong câu "Giục mẹ xôn xang lá, gạo/ Giục cha vui lòng căng cánh nỏ/ Giục người già bán hối hả làm đu", tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. nhân hóa
- B. điệp từ
- C. so sánh
- D. ẩn dụ
Câu 28: Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh "ngọn lửa", "vì sao ngời chói lung linh", "làn mây trắng", "vầng dương" trong bài thơ?
- A. Hình ảnh tả thực khung cảnh hố bom nơi người nữ thanh niên hi sinh
- B. Hình ảnh tả thực con đường hành quân của nhân vật trữ tình
C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong.
- D. Hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp trường tồn của thiên nhiên đất nước.
Câu 29: Điền vào chỗ trống: Bài thơ là lời tưởng niệm đầy ..... về sự hi sinh cao cả của các cô gái mở đường trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ sẵn sàng đi trước mở đường, sẵn sàng hi sinh để mang lại sự tự do , độc lập cho dân tộc.
- A. ý nghĩa
- B. cảm xúc
C. xúc động
- D. ấn tượng
Câu 30: Tác giả của tác phẩm "Khoảng trời hố bom" là ai?
A. Lâm Thị Mỹ Dạ
- B. Tố Hữu
- C. Nguyễn Khoa Điềm
- D. Nguyễn Đình Thi
Câu 31: Nội dung phần 1 của văn bản Bản sắc là hành lang là gì?
A. Khái niệm hội nhập
- B. Giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam
- C. Nhấn mạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- D. Những thách thức khi hội nhập
Câu 32: Nội dung phần 2 của văn bản Bản sắc là hành lang là gì?
- A. Khái niệm hội nhập
B. Giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam
- C. Nhấn mạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- D. Những thách thức khi hội nhập
Câu 33: Nội dung phần 3 của văn bản Bản sắc là hành lang là gì?
- A. Khái niệm hội nhập
- B. Giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam
C. Nhấn mạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- D. Những thách thức khi hội nhập
Câu 34: Giá trị nội dung của tác phẩm Bản sắc là hành lang là gì?
- A. Nêu bật được giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam.
- B. Nhấn mạnh vào ý thức của mỗi người trong việc giữ gì và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 35: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Bản sắc là hành lang là gì?
- A. Luận điểm rõ ràng
- B. Ngôn ngữ sắc bén…
C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 36: Cái "thần" của mùa thu được thể hiện như thế nào?
- A. Thiên nhiên thư thái hơn, khác hẳn với cái nóng nực của mùa hạ và lạnh buốt của mùa đông
- B. Tất cả như được thanh lọc, nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn, mênh mông hơn, thưa thoáng hơn
- C. So sánh với bài thu vịnh của Nguyễn Khuyến
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 37: Bức tranh thu thanh đạm được thể hiện qua:
- A. Nước biếc
- B. Vườn trúc thanh cao
C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 38: Nhận xét nào nêu đúng và đầy đủ những đặc điểm chung về ngôn từ trong các câu văn sau?
"Sự khô mòn của tình yêu thương, sự quen cho những cái không tốt, không đúng, không đẹp, sự lười biếng suy nghĩ, sự tính toán của mình - những cái đó làm cho con mắt người ta thường ngày mờ đi ít nhiều.".
"Trong tình yêu thắm thiết của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, trong tiếng rên xiết điên dại của vua Lia, trong ngọn lửa ghen ngày càng bùng cháy của Ô-then-lô, có một cái gì làm cho chúng tôi hăng say và phấn khởi.".
- A. Giàu ẩn dụ, so sánh và nhạc tính
B. Giàu nhịp điệu, hình ảnh và cảm xúc
- C. Giàu hình tượng và phong cách cá nhân
- D. Giàu tính văn chương và tính thời sự
Câu 39: Phương án nào cho thấy đặc điểm của giọng điệu nghị luận trong đoạn văn sau?
"Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố. Rồi sau đó, ta mới có thể dùng tư duy lô gích để giải thích. Xin lấy một ví dụ...".
- A. Độc thoại nhẹ nhàng để chia sẻ thông tin mới
B. Mạnh mẽ, sôi nổi để tranh luận về quan điểm
- C. Gay gắt, phủ nhận ý kiến của đối phương
- D. Đối thoại, trao đổi nhằm thuyết phục
Câu 40: Chiêm nghiệm của Nguyễn Đình Thi về việc "bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình" khi đến với văn học cho biết điều gì?
- A. Vai trò của nhà văn đối với nghệ thuật
- B. Sức mạnh của nghệ thuật vị nghệ thuật
- C. Chức năng giải trí của văn học nghệ thuật
D. Khả năng thanh lọc tâm hồn của văn học
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì II
Bình luận