Siêu nhanh giải bài 27 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

Giải siêu nhanh bài 27 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 27. GLUCOSE VÀ SACCHAROSE

MỞ ĐẦU

Các loại ngũ cốc, mật ong, mía, nho,… đều có thành phần chủ yếu là carbonhydrate

Carbonhydrate là gì? Hợp chất này gồm những nguyên tố nào, công thức hóa học là gì? Tính chất và ứng dụng của nó trong đời sống?

Giải rút gọn:

- Carbonhydrate là những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố chỉ gồm C, H, O và thường có công thức chung là Cn(H2O)m.

- Tính chất:

+ Tính chất vật lý: Glucose và saccharose đều là chất rắn, dạng tinh thể không màu, không mùi, vị ngọt, tan tốt trong nước, khối lượng riêng của glucose và saccharose lần lượt là 1,56 g/cm3 và 1,587 g/cm3.

+ Tính chất hoá học: Glucose có phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men rượu. Saccharose có phản ứng thuỷ phân

+ Ứng dụng: Glucose cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho người và động vật, dùng để pha chế dịch truyền, tráng bạc,… Saccharose là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.

1. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỐ, CÔNG THỨC CHUNG, CÔNG THỨC PHÂN TỬ CỦA CARBONHYDRATE

Câu 1: Hãy nêu nhận xét về công thức của các hợp chất phổ biến trong nhóm carbonhydrate (glucose, saccharose, tinh bột,…)

Giải rút gọn:

Chúng đều có dạng Cn(H2O)m

2. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA GLUCOSE VÀ SACCHAROSE

Câu 2: Vì sao đường tinh luyện được sản xuất từ nước ép của củ cải đường, cây mía?

Giải rút gọn:

Vì chúng chứa hàm lượng đường rất cao, là những loại cây, củ dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế tốt, chi phí canh tác thấp…

Luyện tập: Hãy liệt kê một số loại củ, quả có chứa nhiều glucose hoặc saccharose

Giải rút gọn:

- Một số loại chứa nhiều glucose: nho, chuối, vải thiều…

- Một số loại có nhiều saccharose: mía, củ cải đường, thốt nốt…

Câu 3: Chỉ dựa vào tính chất vật lý, em có phân biệt được glucose và saccharose không? Giải thích

Giải rút gọn:

Chỉ dựa vào tính chất vật lý, khó có thể phân biệt được glucose và saccharose vì chúng có các tính chất vật lý giống nhau.

Vận dụng: Glucose có nhiều trong các loại trái cây chín ngọt. Theo em, người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn nhiều trái cây chín ngọt không? Giải thích

Giải rút gọn:

Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều trái cây chín ngọt vì sẽ làm tăng lượng glucose trong cơ thể, làm tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng.

3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA GLUCOSE VÀ SACCHAROSE

Câu 4: Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra ở Thí nghiệm bên.

Giải rút gọn:

Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.

Câu 5: Viết phương trình hóa học xảy ra của quá trình lên men glucose tạo thành ethylic alcohol.

Giải rút gọn:

C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2

Câu 6: Viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân saccharose. Theo em, có thể dùng thêm phản ứng hóa học nào để xác định được phản ứng thủy phân saccharose đã xảy ra?

Giải rút gọn:

- PTHH: C12H22O11 + H2O C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

- Dùng thêm phản ứng hóa học tráng gương để chứng tỏ sự có mặt của glucose.

4. VAI TRÒ, ỨNG DỤNG CỦA GLUCOSE VÀ SACCHAROSE

Câu 7: Em hãy cho biết vai trò của glucose đối với con người và động vật

Giải rút gọn:

Glucose cung cấp năng lượng cho con người và động vật, hầu hết các tế bào trong cơ thể đều cần có glucose để hoạt động.

Luyện tập: Hãy cho biết một số ứng dụng của glucose trong đời sống

Giải rút gọn:

Một số ứng dụng của glucose: pha chế dịch truyền, tráng bạc, sản xuất vitamin C…

Câu 8: Em hãy cho biết thêm một số ứng dụng của saccharose

Giải rút gọn:

- Công nghiệp thực phẩm: chất phụ gia tạo ngọt…

- Y tế: dùng như thành phần của thuốc điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện hội chứng bỏng rát lưỡi, ho,...

- Khoa học - công nghệ: sản xuất isomaltulose…

Câu 9: Hãy nêu một số tác hại của việc sử dụng quá nhiều đường. Theo em, bổ sung đường cho cơ thể như thế nào là hợp lí?

Giải rút gọn:

- Khi dùng quá nhiều làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim; cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể; gây thiếu chất, đẩy nhanh quá trình lão hoá; ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng,…

- Bổ sung đường một cách hợp lí bằng cách:

+ Hạn chế ăn đồ ngọt.

+ Bổ sung hoa quả tươi thay vì nước ép trái cây đóng hộp...

+ Có lối sống lành mạnh: tập thể dục thường xuyên; uống nhiều nước; ăn nhiều chất xơ; ngủ đủ giấc; kiểm soát khẩu phần ăn.…

Vận dụng: Con người và một số động vật luôn cần một lượng đường nhất định để duy trì hoạt động của cơ thể. Nhưng nếu chúng ta đưa vào cơ thể quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Em hãy cho biết một số bệnh do sử dụng đường không hợp lí gây ra.

Giải rút gọn:

Một số bệnh do sử dụng đường không hợp lí: các bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường…, dễ gây nên các bệnh ung thư.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 27, Giải bài 27 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh giải bài 27 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác