Đề cương ôn tập Toán 7 kết nối tri thức học kì 1

Đề cương ôn tập môn Toán lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Toán 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. PHẦN ĐẠI SỐ

Chủ đề: Số hữu tỉ

- Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số $\frac{a}{b}$ với $a,b \in \mathbb{Z}, b\neq 0$

- Phép cộng với số hữu có các tính chất như phép cộng với số nguyên: giao hoán, kết hợp với cộng với số 0

- Phép nhân số hữu tỉ có các tính chất như phép cộng với số nguyên: giao hoán, kết hợp, nhân với 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

Chủ để: Luỹ thừa của một số hữu tỉ

- Luỹ hừa bậc n của một số hữu tỉ x: $x^{n}; x \in \mathbb{Q}, n \in \mathbb{N}, n>1$

- Tích và thương 2 luỹ thừa cùng cơ số:

$x^{m}.x^{n}=x^{m+n}$

$x^{m}:x^{n}=x^{m-n}; (x \neq 0, m \geq n)$

- Luỹ thừa của luỹ thừa: $(x^{m})^{n}=x^{m.n}$

Chủ đề: Số thực

- Số vô tỉ: Mỗi số thập phân vô hạn không tuần hoàn là biểu diễn thập phân của một số, số đó gọi là số vô tỉ

- Căn bậc hai của số a không âm là số x không âm sao cho $x^{2}= a$; kí hiệu $\sqrt{a}$

- Số thực: ta gọi chung số hữu tỉ và số vô tỉ là số thực; tập hợp các số thực kí hiệu là $\mathbb{R}$

2. PHẦN HÌNH HỌC

Chủ đề: Góc ở vị trí đặc biệt

- Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và không có điểm chung

- Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng $180^{o}$

- Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau là hai góc kề bù

- Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh góc kia. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

- Tia phân giác của một góc là tia xuất phát từ đỉnh của một góc, đi qua một điểm trong của góc và tạo bởi với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.

Chủ đề: Hai đường thẳng song song

- Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.

- Tiên đề euclid: qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

- Tính chất hai đường thẳng song song: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

Hai góc so le trong bằng nhau

Hai góc đồng vị bằng nhau

Chủ đề: Tam giác bằng nhau

- Tổng 3 góc trong một tam giác bằng $180^{o}$

- Các trường hợp bằng nhau của tam giác:

Cạnh - cạnh - cạnh: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

Cạnh - góc - cạnh: nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

Góc - cạnh - góc: Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

- Tam giác cân: là tam giác có hai cạnh bằng nhau

Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau

Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân

- Đường trung trực: Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy

Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

PHẦN ĐẠI SỐ

Dạng 1: Số hữu tỉ

Bài tập 1: Điền kí hiệu thích hợp ($\in, \notin$) vào ?

$-4$ ? $\mathbb{N}$

$ 6$ ? $\mathbb{N}$

$ -6,5$ ? $\mathbb{Z}$

$ -10$ ? $\mathbb{Q}$

$\frac{-4}{5}$ ? $\mathbb{Z}$

$\frac{1}{-9}$ ? $\mathbb{Q}$

Bài tập 2: Thực hiện phép tính (hợp lí nếu có thể)

a) $\frac{-1}{18} + \frac{-5}{9} - \frac{5}{6}$

b) $(-\frac{23}{13}) + (-\frac{19}{15}) + \frac{4}{15} + (-\frac{3}{13}) $

Bài tập 3: Tìm x, biết

a) $\frac{-1}{5} + \frac{5}{3}x = \frac{-7}{15}$

b) $\frac{1}{2} -\frac{6}{5} : x =\frac{5}{8}$

Dạng 2: Luỹ thừa của một số hữu tỉ

Bài tập 1: Tìm x, biết:

a) $x : (\frac{-1}{2})^{4} = -\frac{1}{2}$

b) $x.(\frac{2}{3})^{4} = (\frac{2}{3})^{7}$

c) $\frac{625}{81} = (\frac{5}{3})^{x}$

d) $(-\frac{1}{3})^{x}=\frac{1}{243}$

Bài tập 2: Viết các biểu thức sau dưới dạng luỹ thừa của một số hữu tỉ.

a) $25^{3}.3^{6}$

b) $27^{4}:25^{6}$

c) $15^{4}.9^{2}$

d) $(-27)^{5}:32^{3}$

Bài tập 3: Tính:

a) $(-2\frac{1}{3})^{3}$

b) $1-[\frac{1}{4}-(\frac{1}{2})^{3}]^{2}$

c) $3:(\frac{1}{3}-\frac{1}{2})^{3}$

Dạng 3: Số thực

Bài tập 1: Điền kí hiệu $\in, \notin$ thích hợp với ?

a) 9 ? $\mathbb{Q}$

b) $\sqrt{5}$ ? $\mathbb{Q}$

c) $-\sqrt{5}$ ? $\mathbb{I}$

Bài tập 2: Tính giá trị biểu thức:

$A = (-2 +4\frac{1}{3} + \frac{1}{2}).(-3)$

$B = (1,92 : 0,3 - \frac{32}{50}) : 0,72 - 11,125$

$C = 11 - 5,13 : (3 +\frac{5}{11})$

Bài tập 3: Sắp xếp các số thực: -3,2; 1; 7,4; 0; -1,5

a) Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn

b) Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn các giá trị tuyệt đối

PHẦN HÌNH HỌC

Dạng 1: Góc ở vị trí đặc biệt

Bài tập 1: Biết $\widehat{xOz}$ và $\widehat{xOt}$ là hai góc kề bù. Tính $\widehat{xOt}$ biết $\widehat{xOz} = 73^{o}$

Bài tập 2: Tìm x trong hình vẽ:

Bài tập góc đối đỉnh

Bài tập 3: Tính $\widehat{xOt}$, biết $\widehat{xOy}$ và $\widehat{x'Oy'}$ là hai góc đối đỉnh, $\widehat{x'Oy'}=60^{o}$ và tia Ot là tia phân giác góc xOy.

bài tập tia phân giác

Dạng 2: Hai đường thẳng song song

Bài tập 1: Cho hình vẽ

Bài tập hai đường thẳng song song

Biết a // b, $\widehat{E_{1}}=51^{o}$. Tính số đo $\widehat{F_{3}}$

Bài tập 2: Cho hình vẽ:

Bài tập hai đường thẳng song song

Biết $\widehat{CFE}=55^{o}, \widehat{E_{1}}=125^{o}$. Chứng minh AB//CD

Bài tập 3: Cho hình vẽ dưới đây, biết a//b. Tính x;y

Bài tập hai đường thẳng song song

Dạng 3: Tam giác bằng nhau

Bài tập 1: Cho $\Delta ABC = \Delta MNP$; $\widehat{A}=80^{o}$, $\widehat{P}=40^{o}$, BC = 5cm. Tính số đo các góc còn lại của tam giác MNP và độ dài cạnh NP.

Bài tập 2: Cho tam giác ABC có $\widehat{A}=90^{o}$, tia phân giác BD của $\widehat{B}$ $(D \in AC)$. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA.

a) Chứng minh rằng $\widehat{EDC}=\widehat{ABC}$

b) Chứng minh BD là trung trực của AE.

Bài tập 3: Cho tam giác ABC vuông tại A có đường phân giác AI của tam giác (I nằm trên BC), biết góc ngoài tại đỉnh C là $150^{o}$. Tính góc $\widehat{AIC}; \widehat{AIB}$AIC^,  AIB^." data-mce-mark="1">.

AIC^,  AIB^." data-mce-mark="1">

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Toán 7 Kết nối tri thức học kì 1, ôn tập Toán 7 Kết nối tri thức học kì 1, Kiến thức ôn tập Toán 7 Kết nối tri thức học kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác