Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 1

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Ngữ văn 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN

1. Văn xuôi

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung chính

Nghệ thuật

Bầy chim chìa vôi

Nguyễn Quang Thiều

Truyện ngắn

Câu chuyện về hai cậu bé giàu lòng nhân hậu, tình yêu thương bầy chim nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm

- Cách kể chuyện hấp dẫn, tình tiết bất ngờ, xen lẫn miêu tả, biểu cảm

- Phép nhân hóa, so sánh

Đi lấy mật

Đoàn Giỏi

Tiểu thuyết

Đoạn trích kể lại một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Lúc này, An đã có nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo nơi núi rừng Nam Bộ.

- Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình

- Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương

Ngôi nhà trên cây

Võ Quảng

Hồi kí

Ngôi nhà trên cây kể về tình bạn vô cùng ngây thơ và đáng yêu của Tốt-tô-chan và Ya-sư-a-ki. Tốt-tô-chan là một cô bé ngây thơ, đáng yêu, cố gắng hết sức để giúp đỡ người bạn đặc biệt của mình để cậu không còn lo lắng, tự ti. Ya-sư-a-ki là một cậu bé bất hạnh nhưng lại rất mạnh mẽ, vui vẻ lạc quan. 

Đoạn trích là bài học về tình bạn, sự đồng cảm cùng nghị lực vươn lên trong cuộc sống từ những người bạn nhỏ.

- Ngôn ngữ gần gũi, sinh động đáng yêu

- Ngôi kể thứ 3 bao quát, linh hoạt

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật chi tiết từ ngoại hình đến tâm lí, suy nghĩ

Trở gió

Nguyễn Ngọc Tư

Tạp bút

Văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư kể về trận gió chướng (gió mùa) cuối năm với sự biến đổi của cảnh vật cũng như sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ của con người. Thông qua đó, tác giả thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, mùi vị quê hương chỉ có ở nơi quê nhà Nam Bộ mới có.

- Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm

- Nhiều từ địa phương mang đậm phong cách Nam Bộ

- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Nguyễn Ngọc Thuần

Truyện dài

Tác phẩm đưa ra một cách cảm nhận thiên nhiên xung quanh ta: cảm nhận bằng mọi giác quan. Đồng thời gửi đến thông điệp về món quà và cách gửi quà, nhận quà. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tình cha con và tình cảm với những "món quà" của các nhân vật.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất hấp dẫn, đưa người đọc tham gia trực tiếp vào câu chuyện

- Ngôn ngữ đối thoại sinh động, lôi cuốn người nghe

Người thầy đầu tiên

Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp

Truyện ngắn

- Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả.

- Người thầy đầu tiên đã thành công khắc học nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trog cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo

- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc

- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng táo bạo đầy chất thơ tạo nên sức hấp dẫn cho văn bản

Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Vũ Bằng

Tùy bút

Qua ngòi bút của Vũ Bằng, mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khi hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân. Đưa lại cho người đọc những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời và gợi lên trong mỗi chúng ta một niềm mong nhớ về mùa xuân, mong nhớ về những nét đẹp của thiên nhiên cũng là cách làm cho tâm hồn của chúng ta thêm đẹp hơn.

- Lối viết trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ xở

- Ngôn từ tinh tế, đầy cảm hứng

Chuyện cơm hến

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tản văn

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn

- Ngôn ngữ bình dị, đậm chất địa phương

- Lối viết lôi cuốn, hấp dẫn

- Cái tôi yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực

Hội lồng tồng

Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ

Văn thuyết minh

Giới thiệu phong tục truyền thống đầy ý nghĩa và đặc sắc của người dân Việt Bắc qua hình ảnh của lễ hội lồng tồng, từ đó thể hiện tình yêu của tác giả với những nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc. 

- Miêu tả chi tiết hội lồng tồng

- Kiến thức xã hội sâu sắc thể hiện qua ngôn ngữ thuyết minh của tác giả

2. Thơ

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung chính

Nghệ thuật

Ngàn sao làm việc

Võ Quảng

Thơ năm chữ

Tác phẩm miêu tả cảnh ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Từ đó, thể hiện quan niệm lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh - Sử dụng linh hoạt biện pháp tu từ so sánh - Giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh, vui tươi

Đồng dao mùa xuân

Nguyễn Khoa Điềm

Thơ bốn chữ

Khắc họa chân dung của người lính trong những năm bom đạn, và hình ảnh hi sinh của anh nơi chiến trường

- Thể thơ đồng dao 4 chữ

- Độc đáo trong cách gieo vầng, ngắt nhịp

 

- Nghệ thuật nói giảm, nói tránh làm giảm nhẹ sự đau thương

- Cách kể chuyện gần gũi, chân thực

- Cách gieo vầng , ngắt nhip vô cùng độc đáo

Gặp lá cơm nếp

Thanh Thảo

Thơ năm chữ

Người con đi xa quê nhớ về người mẹ hiền cùng nồi cơm nếp trong kí ức của mình. Từ đó gợi lên tình yêu của người con dành cho mẹ, tình yêu quê hương da diết.

- Thể thơ 5 chữ

- Độc đáo cách gieo vầng, ngắt nhịp

Chiều sông Thương

Hữu Thỉnh

Thơ năm chữ

Vẻ đẹp của dòng sông Thương nơi quê hương quan họ trong buổi chiều thật thơ mộng

- Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu nhạc điệu

- Hình tượng đẹp, trong sáng

Quê hương

Tế Hanh

Thơ 8 tiếng

Bài thơ kể về cuộc sống của người dân ở làng chài ven biển và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả

 Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

- Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.

- Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.

- Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

- Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải

Thơ 5 chữ

Ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, và suy tư về tuổi trẻ của đời người. Khát vọng muốn cống hiến những gì đẹp nhất cho đời

- Thể thơ năm chữ

- Nhạc điệu trong sáng, vui tươi

- Sử dụng bút pháp so sánh, ẩn dụ

- Sử dụng phép điệp từ ngữ

Chiều biên giới

Lò Ngân Sủn

Thơ 5 chữ

Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên vào buổi chều  nơi biên giới

- Sử dụng bút pháp so sánh, ẩn dụ nhân hóa

- Độc đáo trong cách gieo vần chân

- Thể thơ 5 chữ

 CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Phó từ

- Là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tình từ. Gồm hai nhóm:

+ Nhó phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ.

+ Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ.

2. Dấu chấm lửng

- Kí hiệu: dấu ba chấm (...)

- Công dụng:

+ Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tụ chưa liệt kê hết khi kết hợp với dấu phẩy đứng trước nó

+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

+ Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt

+ Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng

CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN

1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

a. Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề bài thơ, têm tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

b. Thân đoạn: trình bày chi tiết các ý thể hiện cảm xúc của em về bài thơ

c. Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân

2. Viết bài văn biểu cảm về con người.

a. Mở bài: 

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm. 

- Nêu được tình cảm, cảm xúc chung về đối tượng. 

b. Thân bài: biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể, sâu sắc về đối tượng.

- Biểu cảm một vài nét nổi bật về ngoại hình.

- Biểu cảm một vài nét nổi bật về việc làm, hành động và tích cách của người đó. 

- Vai trò của người đó đối với em và những người xung quanh. 

- Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người đó. 

c. Kết bài: 

- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em dành cho đối tượng. 

- Rút ra điều đáng nhớ, hứa hẹn, mong ước tương lai.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ

Có một học trò hỏi thầy mình rằng:

- Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?

Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:

- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.

Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:

- Hòn đá xấu xí chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:

- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.

Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:

- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.

Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:

- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.

(Sưu tầm)

a. Xác định chủ đề và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b. Vì sao người thầy lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

d. Trình bày suy nghĩ của em về thông điệp cuộc sống thông qua câu chuyện.

Câu 2: Em hãy trình bày ý kiến về việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid-19.

Câu 3: Em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử mà em yêu thích.

Từ khóa tìm kiếm: đề cương ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1, đề cương ôn tập lớp 7 chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác