Đề cương ôn tập Vật lí 7 kết nối tri thức học kì 2

Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 7 bộ sách kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Vật lí 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ 2: ÂM THANH

1. Sóng âm

- Sóng âm là sự truyền dao động âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

2. Độ to và độ cao của âm

- Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.

- Tần số là số dao động trong 1 giây. Đơn vị của tần số là hét (Hz).

- Sóng âm có biên độ càng lớn thì nghe thấy âm càng to (và ngược lại).

- Sóng âm có tần số càng lớn thì nghe thấy âm càng cao (và ngược lại).

3. Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

- Âm phản xạ là âm được dội lại khi gặp một mặt chắn.

- Những vật liệu cứng, có bề mặt nhẫn thì phản xạ âm tốt. Những vật liệu mềm, xốp, có bề mặt sần sùi thì phản xạ âm kém.

- Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn; phân tán tiếng ồn; ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.

CHỦ ĐỀ 3: ÁNH SÁNG

1. Năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối

- Ánh sáng là một dạng của năng lượng.

- Biểu diễn tia sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh sáng.

- Chùm sáng song song rất hẹp được coi là mô hình của tia sáng.

- Vùng tối là vùng phía sau vật cản sáng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Vùng tối do nguồn sáng hẹp có ranh giới rõ rệt với vùng sáng. Vùng tối do nguồn sáng rộng có ranh giới không rõ rệt với vùng sáng.

2. Sự phản xạ ánh sáng

- Khi ánh sáng truyền đến một bề mặt nhẵn bóng sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ.

- Định luật phản xạ ánh sáng:

  • Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới;
  • Góc phản xạ bằng góc tới.

- Phản xạ khuếch tán là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt không nhẵn, bị phản xạ theo mọi hướng.

3. Ảnh của vật qua gương phẳng

- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn). Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật, khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương).

- Hai cách dựng ảnh của vật qua gương phẳng:

  • Cách 1: Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.
  • Cách 2: Dựa vào tính chất của ảnh.

CHỦ ĐỀ 4: TỪ

1. Nam châm

- Nam châm là vật có từ tính (hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt). Vật liệu bị nam châm hút là vật liệu có tính chất từ.

- Thanh nam châm được treo vào một sợi dây mảnh hoặc kim nam châm khi đặt cân bằng trên mũi nhọn luôn chỉ hướng Bắc – Nam. Một cực của nam châm hướng về phía bắc địa lí gọi là cực Bắc, cực kia hướng về phía nam địa lí gọi là cực Nam. Để phân biệt 2 cực của nam châm người ta sơn 2 màu khác nhau, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N (viết tắt từ tiếng Anh North), màu xanh là cực Nam ghi chữ S (viết tắt từ tiếng Anh South).

- Khi đặt hai nam châm gần nhau, hai từ cực khác tên hút nhau, hai từ cực cùng tên đẩy nhau.

- Kim nam châm (nam châm thử) đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.

2. Từ trường

- Vùng không gian bao quanh nam châm hoặc dây dẫn mang dòng điện có từ trường.

- Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó. Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.

- Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.

- Các đường sức từ có chiều xác định. Ở ngoài nam châm chúng có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.

- Trái Đất là một nam châm khổng lồ có 2 cực địa từ không trùng với 2 cực địa lí.

- Sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí.

3. Nam châm điện

- Cấu tạo nam châm điện bao gồm ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu ống dây nối với 2 cực nguồn điện. Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện.

- Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây; dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm điện thay đổi.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

CHỦ ĐỀ 2: ÂM THANH

Dạng 1: Sóng âm

Bài tập 1: Em hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra âm thanh của trống.

Bài tập 2: Vì sao khi đi câu cá, những người có kinh nghiệm thường đi lại nhẹ nhàng và giữ im lặng?

Bài tập 3: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm là 6s. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra tiếng sấm bao xa? Coi ánh sáng truyền đi tức thời và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s.

Dạng 2: Độ to và độ cao của âm

Bài tập 1: Em hãy cho biết độ to, độ cao của âm thanh phụ thuộc vào biên độ và tần số như thế nào?

Bài tập 2: Có 3 vật dao động với kết quả như sau:

Vật

Số dao động

Thời gian ( s)

1

3600

45

2

1650

30

3

700

50

Hãy tính tần số của 3 vật từ đó cho biết:

a) Vật nào dao động chậm hơn? Vì sao?

b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?

c) Tai ta nghe được âm do vật nào phát ra?

Dạng 3: Phản xạ âm

Bài tập 1: Âm phản xạ là gì? Hãy cho biết vật liệu nào phản xạ âm tốt, vật liệu nào phản xạ âm kém?

Bài tập 2: Em hãy giải thích tại sao để việc ghi âm trên băng, đĩa đạt chất lượng cao, những ca sĩ thường được mời đến những phòng ghi âm chuyên dụng chứ không phải tại nhà hát?

Bài tập 3: Em phải đứng cách xa núi ít nhất bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang tiếng nói của mình? Biết rằng tốc độ truyền của âm trong không khí là 340 m/s.

CHỦ ĐỀ 3: ÁNH SÁNG

Dạng 1: Năng lượng ánh sáng, tia sáng

Bài tập 1: Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời. Trường hợp này năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

Bài tập 2: Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng gì?

Bài tập 3: Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao 1m để thẳng đứng có một cái bóng trên mặt đất dài 0,6 m và một các cột đèn có bóng dài 4,5 m. Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1 cm ứng với 1m để xác định chiều cao của cột đèn. Biết rằng các tia sáng Mặt Trời chiếu đều song song.

Dạng 2: Vùng tối, vùng nửa tối

Bài tập 1: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?

Bài tập 2: Vì sao trong phòng mổ người ta thường phải sử dụng nhiều đèn ở các vị trí khác nhau?

Bài tập 3: Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Đặt mắt trong vùng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn? Giải thích.

Dạng 3: Sự phản xạ ánh sáng

Bài tập 1: Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Em hãy cho biết nội dung định luật phản xạ ánh sáng?

Bài tập 2: Vẽ các tia sáng phản xạ trong mỗi hình dưới đây.

Vẽ các tia sáng phản xạ trong mỗi hình dưới đây.

Bài tập 3: Cho tia sáng SI có phương chiều như hình vẽ. Hãy tìm cách đặt gương phẳng để thu được tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên.

Cho tia sáng SI có phương chiều như hình vẽ. Hãy tìm cách đặt gương phẳng để thu được tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên.

Dạng 4: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Bài tập 1: Hãy cho biết tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.

Bài tập 2: Một người đứng trước gương, cách gương 1,5 m.

a) Ảnh của người này cách gương bao nhiêu?

b) Nếu người này tiến đến gần gương thì ảnh di chuyển như thế nào?

Bài tập 3: Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 20 cm. Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách

a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

CHỦ ĐỀ 4: TỪ

Dạng 1: Nam châm

Bài tập 1: Em hãy trình bày các tính chất của nam châm?

Bài tập 2: Có một chiếc kim khâu rơi trên thảm khó nhìn được bằng mắt thường. Em hãy nêu một cách để nhanh chóng tìm ra chiếc kim đó?

Bài tập 3: Vì sao người ta lại chế tạo các đầu của vặn đinh ốc (tournevis) có từ tính?

Dạng 2: Từ trường, từ phổ, đường sức từ

Bài tập 1: Điền đúng (Đ), sai (S) với các nhận định sau về từ trường

STT

Nói về từ trường

Đ/S

1

Từ trường chỉ có ở xung quanh nam châm vĩnh cửu.

?

2

Từ trường tồn tại xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện và xung quanh Trái Đất.

?

3

Kim nam châm tự do là dụng cụ xác định tại một điểm nào đó có từ trường hay không.

?

4

La bàn chỉ là dụng cụ xác định phương hướng, không thể dùng xác định sự tồn tại của từ trường.

?

5

Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ thưa hơn.

?

6

Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở vùng cực

?

Bài tập 2: Xác định chiều đường sức từ của một nam châm thẳng trong hình sau.

Xác định chiều đường sức từ của một nam châm thẳng trong hình sau.

Bài tập 3: Khi tạo ra hình ảnh từ phổ của nam châm, vì sao người ta không dùng các mạt thép mà dùng mạt sắt non?

Dạng 3: Nam châm điện

Bài tập 1: Nêu cấu tạo của nam châm điện. Làm thế nào để thay đổi cực từ của nam châm điện?

Bài tập 2: Trình bày được một số ứng dụng của nam châm điện trong đời sống. Vì sao nam châm của cần cẩu dọn rác là nam châm điện?

Bài tập 3: Quan sát thí nghiệm và trả lời: 

   a) Khi đóng công tắc, điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?  b) Mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:  - Đổi chiều dòng điện chạy qua cuộn dây

a) Khi đóng công tắc, điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?

b) Mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:

- Đổi chiều dòng điện chạy qua cuộn dây

- Tăng dòng điện chạy trong cuộn dây

- Giảm số vòng dây trên cuộn dây

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Vật lí 7 kết nối tri thức học kì 2, ôn tập Vật lí 7 kết nối tri thức học kì 2, Kiến thức ôn tập Vật lí 7 kết nối tri thức học kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác