Đề cương ôn tập Toán 7 kết nối tri thức học kì 2

Đề cương ôn tập môn Toán lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Toán 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. PHẦN ĐẠI SỐ

Chủ đề: Tỉ lệ thức - Dãy tỉ số bằng nhau

- Tỉ lệ thức: là đẳng thức của hai tỉ số $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$

- Tính chất của tỉ lệ thức:

Nếu $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$ thì ad = bc

Nếu ad = bc và $a,b,c,d \neq 0$ thì ta có:

$\frac{a}{b}=\frac{c}{d}; \frac{a}{c}=\frac{b}{d}; \frac{d}{c}=\frac{b}{a}; \frac{d}{b}=\frac{c}{a}$

- Dãy tỉ số bằng nhau: $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}$; a : c : e = b : d : f

- Tính chất dãy tỉ số bằng nhau: 

$\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a+c}{b+d}=\frac{a-c}{b-d}$

$\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}=\frac{a+c+e}{b+d+f} = \frac{a-c+e}{b-d+f}$

Chủ đề: Đại lượng tỉ lệ thuận - tỉ lệ nghịch

- Đại lượng tỉ lệ thuận: y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k thì y = kx

Tính chất: Nếu y và x tỉ lệ thuận với nhau thì: $\frac{y_{1}}{x_{1}}=\frac{y_{2}}{x_{2}}=\frac{y_{3}}{x_{3}}=...$

- Đại lượng tỉ lệ nghịch: y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a thì $y=\frac{a}{x}$ hay xy = a

Tính chất: nếu y và x tỉ lệ nghịch với nhau thì $x_{1}.y_{1}=x_{2}.y_{2}=x_{3}.y_{3}=....$

Chủ đề: Biểu thức đại số

- Đa thức một biến: bậc của đa thức một biến là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó

Nếu đa thức P(x) có giá trị bằng 0 tại x = a thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó

- Phép cộng, trừ hai đa thức một biến:

Cách 1: Nhóm các đơn thức cùng luỹ thừa của biến rồi thực hiện phép cộng/trừ

Cách 2: Sắp xếp các đơn thức của hai đa thức cùng theo thứ tự luỹ thừa tăng dần (hoặc giảm dần) của biến và đặt tính dọc sao cho luỹ thừa giống nhua ở hai đa thức thẳng cột với nhau, rồi thực hiện cộng/trừ theo cột.

- Phép nhân hai đa thức một biến: Ta nhân mỗi đơn thức của đa thức này với từng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.

- Phép chia hai đa thức P và Q (với $Q \neq 0$). Ta nói đa thức P chia hết cho đa thức Q nếu có đa thức M sao cho P = Q.M

Chủ đề: Biến cố và xác suất của biến cố

- Các hiện tượng, sự kiến trong tự nhiên, cuộc sống gọi chung là biến cố

- Xác suất của biến cố: là khả năng xảy ra của một biến cố được đo lường bởi một số giá trị từ 0 đến 1

- Biến cố chắc chấn là biến cố được biết trước luôn xảy ra, có xác suất bằng 1

- Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra, có xác suất bằng 0

- Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không

2. PHẦN HÌNH HỌC

Chủ đề: Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác

- Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn; cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn

- Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên: Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường vuông góc là đường ngắn nhất.

- Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác: Trong một tam giác,độ dài một cạnh bất kỳ luôn bé hơn tổng độ dài hai cạnh còn lại và lớn hơn hiệu độ dài hai cạnh còn lại

Chủ đề: Đường trung trực - Đường trung tuyến - Đường cao - Đường phân giác của tam giác

- Đường trung trực: Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy

Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó

- Đường trung trực của tam giác: Ba đường trung trực của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

- Đường trung tuyến của một tam giác là đoạn thẳng nối một đỉnh của tam giác với trung điểm của cạnh đối diện

Ba đường trung tuyến của một tam giác cắt nhau tại một điểm. Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng $\frac{2}{3}$ bằng độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đấy

- Đường cao của tam giác: là đoạn thẳng vuông góc kẻ từ một đỉnh của một tam giác đến đường thẳng chứa cạnh đối diện

Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm.

- Đường phân giác của tam giác: Cho tam giác ABC, tia phân giác góc A cắt cạnh BC tại D. Khi đó đoạn thẳng AD là đường phân giác của góc A của tam giác ABC

Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác

Chủ đề: Một số hình khối trong thực tiễn

- Hình hộp chữ nhật: $S_{xq} = 2(a+b)h; V = a.b.h = S.h$

- Hình lập phương: $S_{xq} = 4a^{2}; V = a^{3}$

- Hình lăng trụ đứng: $S_{xq} = C_{đ}.h; V = S_{đ}.h$

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

PHẦN ĐẠI SỐ

Dạng 1: Tỉ lệ thức - Dãy tỉ số bằng nhau 

Bài tập 1: Lập tất cả các tỉ lệ thức có được từ đẳng thức 7.(–28) = (–49).4.

Bài tập 2: Quốc kỳ của nước Việt Nam là hình chữ nhật, chiều dài và chiều rộng có tỉ lệ quy định bằng $\frac{3}{2}$, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Lá cờ trên cột cờ Lũng Cú – Hà Giang có chiều dài 9 mét thì diện tích của lá cờ là bao nhiêu?

Bài tập 3: Cho $\frac{x}{3}=\frac{y}{5}$ và x + y =24. Tính giá trị 3x + 5y

Dạng 2: Đại lượng tỉ lệ thuận - tỉ lệ nghịch

Bài tập 1: 4m dây đồng nặng 23g. Hỏi 8km dây đồng như thế nặng bao nhiêu kg?

Bài tập 2: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Khi các giá trị x1, x2 của x có tổng bằng 4 thì giá trị tương ứng y1, y2 có tổng bằng – 8 . Tính giá trị của y khi x = - 2

Bài tập 3: Một đội thợ gồm 35 người ăn hết số gạo được phân phát trong 68 ngày. Hỏi 28 người ăn hết số gạo đó trong mấy ngày?

Dạng 3: Dạng biểu thức đại số

Bài tập 1: Tính giá trị của biểu thức $A=\frac{1}{25}x^{2}y^{2000}+5xy +18$ tại x = 10 và y = 1 ?

Bài tập 2: Tập nghiệm của đa thức f(x) = (x+14)(x-4)

Bài tập 3: Cho các đa thức $A=4x^{2}-5xy +3y^{2}$; $B=3x^{2} +2xy +y^{2}$; $C=-x^{2}+3xy+2y^{2}$. Tính A - B - C

Dạng 4: Biến cố và xác suất của biến cố

Bài tập 1: Một tổ học sinh của lớp 7A có 4 bạn nam và 4 bạn nữ. Giáo viên gọi ngẫu nhiên một bạn lên bảng để kiểm tra bài tập. Tìm xác suất biến cố sau: “Bạn được gọi lên là bạn nam”?

Bài tập 2: Trong một ống cắm bút có 1 bút vàng, 1 bút đỏ và 1 bút đen. Lần lượt lấy ra 2 bút từ ống. Gọi A là biến cố: ''Lấy được bút đỏ ở lần thứ nhất''. Hãy nêu tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra.

Bài tập 3: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Tìm xác suất của biến cố sau: “Số được chọn chia hết cho 5”.

PHẦN HÌNH HỌC

Dạng 1: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác

Bài tập 1: Cho tam giác ABC có $\widehat{B}=95^{o}$, $\widehat{A}=40^{o}$. So sánh ba cạnh của tam giác

Bài tập 2: Cho $\Delta ABC$ có $90^{o} < \hat{A} < 180^{o}$. Trên cạnh AB và AC lấy tương ứng hai điểm M và N (M, N không trùng với các đỉnh của $\Delta ABC$). So sánh CA, CB và CM.

Bài tập 3: Cho tam giác ABC có M là một điểm nằm trong tam giác ABC, BM cắt AC tại D. So sánh MB + MC và DB + DC

Dạng 2: Đường trung trực - Đường trung tuyến - Đường cao - Đường phân giác của tam giác

Bài tập 1: Cho tam giác ABC, hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Trên tia GB và GC lấy các điểm F và E sao cho G là trung điểm của FM đồng thời là trung điểm của EN. Chứng minh rằng ba đường thẳng AG, BE và CF đồng quy.

Bài tập 2: Cho $\Delta ABC$ vuông cân tại B. Trên cạnh AB lấy điểm H, trên tia đối của tia BC lấy điểm D sao cho BD = BH. Chứng minh rằng:

a) $DH \perp AC$

b) $CH \perp  AD$

Bài tập 3: Cho $\Delta ABC$ Gọi I là giao điểm của hai tia phân giác góc A và góc B. Qua I kẻ đường thẳng song song với BC, cắt AB tại M, cắt AC tại N. Chứng minh rằng MN = BM + CN

Dạng 3: Một số hình khối trong thực tiễn

Bài tập 1: Cho lăng trụ đứng tam giác ABC.EGH, biết GH = 4 cm. $S_{BCHG} = 36 cm^{2}. Tính chiều cao của lăng trụ.

Bài tập 2: Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ với đáy là hình thoi có độ dài hai đường chéo là 5 cm và 10 cm. Biết thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác là 160 $cm^{3}$. Tính chiều cao của hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’.

Bài tập 3: Một chiếc bánh kem có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 30 cm, chiều rộng 20 cm, chiều cao 15 cm. Người ta cắt đi một miếng bánh có dạng hình lập phương cạnh 5 cm. Tính thể tích phần còn lại của chiếc bánh kem.

Dạng 4: Tỉ lệ thức - Tính chất dãy tỉ só bằng nhau

Bài tập 1: Tìm x trong các tỉ lệ thức:

a) $2,5:7,5= x: \frac{3}{5}$

b) x : 2,5 = 0,003 : 0,75

c) $\frac{5}{6} : x = 20 : 3$

Bài tập 2: Tìm các số x, y, z biết: -x + y - x = 11 và 9x = 5y = 15z

Bài tập 3: Ba lớp 7 có tất cả 153 học sinh. Số học sinh lớp 7B bằng $\frac{8}{9}$ số học sinh lớp 7A. Số học sinh lớp 7C bằng $\frac{17}{16}$ số học sinh lớp 7B. Tính số học sinh của mỗi lớp.

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Toán 7 Kết nối tri thức học kì 2, ôn tập Toán 7 Kết nối tri thức học kì 2, Kiến thức ôn tập Toán 7 Kết nối tri thức học kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác