Đề cương ôn tập Lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 1

Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Lịch sử 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

Chủ đề

Nội dung chính

Kiến thức cần nhớ

1. Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI

  • Quá trình hình thành và phát triển xã hội phong kiến ở Tây Âu

- Những sự kiện chủ yếu:

+ Đế quốc La Mã diệt vong (476).

+ Thế kỉ IX, về cơ bản, xã hội phong kiến Tây Âu được hình thành.

- Thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.

- Các thành thị trung đại dần được hình thành.

  • Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) ở Tây Âu.

- Các cuộc phát kiến tiêu biểu của B.Đi-a-xơ (1487), C.Cô-lôm-bô (1492), V.Ga-ma (1497), Ph. Ma-gien-lăng (1519 – 1522)

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, tư sản ở Tây Âu đã tích lũy được một nguồn vốn ban đầu và tập hợp được đội ngũ đông đảo những người làm thuê => xuất hiện TBCN.

  • Văn hóa Phục Hưng và cải cách tôn giáo

 

- Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi về kinh tế - xã hội => Phong trào Văn hóa Phục hung.

- Những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật, thiên văn,…

- Phong trào cải cách tôn giáo khởi đầu từ Đức sau đó lan sang các nước Tây Âu. Tiêu biểu nhất: tư tường cải cảch của Mác-tin Lu-thơ (Đức) và Giăng Can-vanh (Thuỵ Sĩ).

2. Ấn Độ và Trung Quốc thời trung đại

  • Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Tiến trình phát triển của Trung Quốc: các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

- Sự phát triển kinh tế thời Đường, Minh – Thanh.

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu về tư tưởng – tôn giáo, sử học, văn học, kiến trúc, điêu khắc.

  • Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

- Điều kiện tự nhiên

- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội dưới thời các vương triều Gúp-ta, Đê-li, Mô-gôn.

- Thành tựu văn hóa tiêu biểu.

3. Đông nam á nửa sau thế kỉ x đến đầu thế kỉ xvi

  • Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á

 

- Quá trình hình thành, phát triển: bộ máy nhà nước; tình hình kinh tế - xã hội.

- Các thành tựu văn hóa tiêu biểu: tín ngưỡng – tôn giáo; chữ viết; kiến trúc, điêu khắc.

  • Vương quốc Lào và Vương quốc Cam-pu-chia

- Quá trình hình thành, phát triển:

+ Vương quốc Lào thời Lan Xang.

+ Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co

- Một số nét tiêu biểu về văn hóa.

4. Đất nước dưới thời ngô – đinh – tiền lê

  • Đất nước buổi đầu độc lập (939 – 967)

- Tổ chức chính quyền, đời sống xã hội, văn hóa dưới thời Ngô.

- Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh:

+ Nhà Ngô tan rã (965)

+ Loạn 12 sứ quân (966-967)

  • Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009)

- Tổ chức chính quyền thời Đinh – Tiền Lê:

+ Trung ương: Hoàng đế đứng đầu, giúp việc có Ban Văn, Ban Võ và cao tăng.

+ Địa phương: đạo (châu), giáp, xã.

- Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn (981)

- Đời sống xã hội, văn hóa thời Đinh – Tiền Lê.

5. Đại việt thời lý - trần - hồ (1009 - 1407)

  • Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước

- Sự thành lập nhà Lý (1009)

- Sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn (1010)

- Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo thời Lý

- Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục.

  • Cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)

- Những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077):

+ Kế hoạch đánh giặc

+ Tổ chức cuộc chiến đấu

+ Cách kết thúc cuộc chiến

- Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1:

a. Em có nhận xét gì về các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến?

b. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu nào của Đông Nam Á ( còn tồn tại cho đến ngày nay) chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ.

Câu 2:

a. Phân tích tác động của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)

b. Liên hệ và cho biết: những cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI) có tác động như thế nào đến sự phát triển của nhà nước Đại Việt đương thời?

Câu 3:

a. Em hãy phân tích vai trò của thành thị đối với sự phát triển của Tây Âu thời trung đại.

b. Liên hệ và kể tên một số trường đại học ở châu Âu hiện nay được ra đời từ thời trung đại.

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau:

“Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua là các chức quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu. ”

a. Từ đoạn tư liệu trên em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy trung ương thời Đinh - Tiền Lê.

b. Nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền đã được Lê Hoàn kế thừa và vận dụng như nào trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

Câu 4:

a. Vẽ sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh).

b. Hãy cho biết bài thơ nói đến sự kiện lịch sử nào của Việt Nam. Sự kiện này diễn ra trong triều đại nào của phong kiến Việt Nam và phong kiến Trung Quốc?

“Đống Đa xưa bãi chiến trường,

Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò.

Mùng năm Tết trận thắng to,

Gió reo còn vắng tiếng hò ba quân.

Mùng năm giỗ trận tưng bừng,

Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông...”

(Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, trang 47)

Câu 5:

a. Em hãy giới thiệu những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.

b. Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 6:

a. Trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc từ TK VII đến TK XIX em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

b. Việc sáng tạo ra chữ viết riêng của nhiều quốc gia Đông Nam Á có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống ?

Câu 7: Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê so với thời Ngô và rút ra nhận xét.

 

Thời Ngô

Thời Đinh – Tiền Lê

Kinh đô

 

 

Triều đình trung ương

 

 

Chính quyền địa phương

 

 

Câu 8:

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)

b. Hãy cho biết những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.

Câu 9: Đọc đoạn tư liệu sau:

“Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua là các chức quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu. ”

a. Từ đoạn tư liệu trên em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy trung ương thời Đinh - Tiền Lê.

b. Nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền đã được Lê Hoàn kế thừa và vận dụng như nào trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 1, ôn tập Lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 1, Kiến thức ôn tập Lịch sử 7 kết nối kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác