Đề cương ôn tập Hóa học 7 kết nối tri thức học kì 1

Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Hóa học 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. NGUYÊN TỬ

- Nguyên tử là một hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử có hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời (mẫu hành tinh nguyên tử).

Nguyên tử là một hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử có hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời (mẫu hành tinh nguyên tử).

- Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton (p) mang điện tích dương và các hạt neutron (n) không mang điện. 

Số đơn vị điện tích hạt nhân, kí hiệu là Z, bằng tổng số proton có trong hạt nhân.

- Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron mang điện tích âm sắp xếp thành từng lớp. Lớp electron trong cùng chứa tối đa 2 electron và bị hạt nhân hút mạnh nhất. Các lớp electron khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn và bị hạt nhân hút yếu hơn.

- Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, được coi bằng khối lượng của hạt nhân và có đơn vị amu.

Ví dụ: Nguyên tử đồng có 29 proton, 29 electron, 35 neutron

Coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử.

⇒ Khối lượng của nguyên tử đồng là 29.1amu + 35.1 amu = 64 amu

2. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

- Những nguyên tử có cùng số proton thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau.

Ví dụ: Oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton trong hạt nhân nhưng có số neutron khác nhau (8 neutron, 9 neutron hoặc 10 neutron).

Đến nay, con người đã tìm ra 118 nguyên tố hóa học. Mỗi nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định.

- Kí hiệu nguyên tố hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó hai chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa và chữ cái sau viết thường.

Kí hiệu nguyên tố hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó hai chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa và chữ cái sau viết thường.

3. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

- Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Các nguyên tố trong cùng một chu kì có cùng số lớp electron, các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất gần giống nhau.

- Cấu trúc bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, chu kì và nhóm.

  • Ô nguyên tố cho biết: kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, kí hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.

+ Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron trong nguyên tử.

+ Số hiệu nguyên tử chính là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Ví dụ: 

Ô nguyên tố cho biết: kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, kí hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.

  • Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái sang phải. 

+ Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

  • Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ trường hợp nguyên tố He), do vậy chúng có tính chất gần giống nhau.

+ Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

+ Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.

- Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại tập trung ở các nhóm IA, IIA, IIIA và các nhóm B. Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA, còn các nguyên tố khí hiếm ở nhóm VIIIA.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

PHẦN NGUYÊN TỬ

Dạng 1: Cấu tạo nguyên tử

Bài tập 1: Cho sơ đồ một số nguyên tử sau:

 Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Em hãy chỉ ra: Số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Bài tập 2: Trong hạt nhân nguyên tử của oxygen có 8 proton. Em hãy xác định số electron trong nguyên tử, số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử oxygen.

Bài tập 3: Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số các loại hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định số p, số n, số e của nguyên tử nguyên tố đó.

Dạng 2: Khối lượng nguyên tử

Bài tập 1: Nguyên tử lithium có 3 proton. Biết hạt nhân nguyên tử lithium có 4 neutron, tính khối lượng nguyên tử của lithium theo đơn vị amu.

Bài tập 2: Hãy so sánh khối lượng nguyên tử đồng (29p, 36n) và nguyên tử kẽm (30p, 35n).

Bài tập 3: Nguyên tử X có tổng số hạt là 48. Số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Khối lượng nguyên tử của X tính theo đơn vị amu là?

PHẦN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Bài tập 1: Nguyên tố hóa học là gì? Kí hiệu nguyên tố hóa học là gì?

Bài tập 2: Hãy điền kí hiệu hóa học của các nguyên tố hóa học sau:

Tên nguyên tố

Kí hiệu hoá học của nguyên tố

Calcium

 ...

Carbon

 ...

Oxygen

 ...

Nitrogen

 ...

Beryllium

 ...

Hydrogen

 ...

Potassium

 ...

Neon

 ...

Chlorine

 ...

Iron

 ...

Bài tập 3: Trong tự nhiên có hai loại nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học là Ne (Z = 10). Một loại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 20 amu và loại còn lại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 22 amu.

a) Hạt nhân của nguyên tử Ne có khối lượng 22 amu có bao nhiêu hạt proton và neutron?

b) Hãy giải thích vì sao hai loại nguyên tử đó đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học Ne?

Bài tập 4: Cho các nguyên tó hoá học sau: carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, phosphorus, chlorine, sulfur, calcium, potassium, iron, iodine và argon.

a) Kể tên 5 nguyên tố hoá học có trong không khí.

b) Kể tên 4 nguyên tố hoá học có trong nước biển.

c) Kể tên 4 nguyên tố hoá học chiếm thành phần phần trăm khối lượng lớn nhất của cơ thể con người.

PHẦN SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Bài tập 1: Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:

  a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium?  b) Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium?

b) Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

c) Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là gì?

d) Calcium có cần thiết cho cơ thể chúng ta không? Lấy ví dụ minh hoạ.    

Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: kim loại; phi kim; khí hiếm.

Phần lớn các nguyên tố (1) ........................ nằm phía bên trái của bảng tuần hoàn và các nguyên tố (2) ....................... được xếp phía bên phải của bảng tuần hoàn.

Các nguyên tố (3) ....................... nằm ở cột cuối cùng của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

Bài tập 3: Cho các nguyên tố sau: Ca, S, Na, Mg, F, Ne. Sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

a) Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

b) Cho biết mỗi nguyên tố trong dãy trên là kim loại, phi kim hay khí hiếm.

Bài tập 4: Biết nguyên tử của nguyên tố M có 2 electron ở lớp ngoài cùng và có 3 lớp electron. Hãy xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm) và cho biết M là kim loại, phi kim hay khí hiếm?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Hóa học 7 kết nối tri thức học kì 1, ôn tập Hóa học 7 kết nối tri thức học kì 1, Kiến thức ôn tập Hóa học 7 kết nối tri thức học kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác