Đề cương ôn tập Công nghệ 7 kết nối tri thức học kì 2
Đề cương ôn tập môn Công nghệ lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Công nghệ 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Chủ đề | Nội dung | Kiến thức cần nhớ |
3. Chăn nuôi |
| - Vai trò và triển vọng của chăn nuôi: + vai trò: cung cấp thực phẩm hàng ngày cho con người, cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho chế biến, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ + triển vọng: phát triển chăn nuôi công nghệ cao, bễn vững; cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho trong nước và xuất khẩu; bảo vệ môi trường. - Vật nuôi phổ biến: Là các con vật được nuôi ở hầu khắp các vùng miền nước ta. Gồm 2 nhóm: gia súc và gia cầm - Vật nuôi đặc trưng vùng miền của nước ta: Là các giống vật nuôi được hình thành và chăn nuôi ở một số địa phương. Có đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng. - Một số phương thức chăn nuôi phổ biến của Việt Nam: chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi trang trại - Ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi: bác sĩ thú ý; kĩ sư chăn nuôi |
| - Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non + Đặc điểm vật nuôi non: điều tiết thân nhiệt chưa tốt, bị tác động bởi nhiệt độ môi trường; dễ mắc bệnh do chức năng hệ tiêu hóa, hô hấp, miễn dịch chưa hoàn chỉnh. + Biện pháp: giữ ấm và chăm sóc chu đáo; chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng, yên tĩnh; con non bú sớm càng tốt; tập cho con non ăn sớm; cho vật nuôi vận động và tiếp xúc ánh sáng vào sáng sớm. - Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống: vật nuôi đực giống là con vật được nuôi để phối giống trực tiếp với con cái hay thụ tinh nhân tạo. + Biện pháp: ăn thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm; ăn vừa đủ; chuồng nuôi rộng rãi, phù hợp, sạch sẽ, khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông; tắm và vận động thường xuyên; khai thác tinh hoặc giao phối khoa học - Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản:vật nuôi cái sinh sản là con cái được nuôi để đẻ con hay đẻ trứng. + Gia súc cái sinh sản có 3 giai đoạn: hậu bị; chửa; đẻ con + Gia cầm mái sinh sản có 2 giai đoạn: hậu bị; đẻ trứng | |
| - Vai trò: + Tăng sức khỏe, đề kháng, giúp giảm khả năng nhiễm bệnh + Tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh, ngăn ngừa lây lan của dịch bệnh. + Tiêm vắc xin tạo miễn dịch cho vật nuôi, chống lại tác nhân gây bệnh. + Giảm tác hại của bệnh và giúp nhanh phục hổi. - Nguyên nhân gây bệnh: do vi sinh gây bệnh; do động vật kí sinh; do thừa hoặc thiếu dinh dưỡng, thức ăn không an toàn; do môi trường sống không thuận lợi - Một số biện pháp phòng, trị bệnh: + Biện pháp phòng bệnh: nuôi dưỡng tốt; chăm sóc chu đáo; vệ sinh môi trường sạch sẽ; cách li tốt; tiêm vắc xin đây đủ + biện pháp trị bệnh: liên hệ với cán bộ y tế khi có biểu hiện; định kì tẩy giun, sán và kí sinh trùng ngoài da | |
| - Chuồng nuôi: vị trí cao ráo tránh ngập, hướng tránh gió lùa và ánh nắng trực tiếp; nền lát gạch hoặc láng xi măng, lót thêm lớp độn chuồng; đảm bảo thông thoáng - Thức ăn: thức ăn tự nhiên; thức ăn công nghiệp - Cho gà ăn: đảm bảo vệ sinh và tiết kiệm thức ăn; uống nước đầy đủ; cho ăn phù hợp với nhóm tuổi - Chăm sóc cho gà: phù hợp vào từng giai đoạn phát triển của gà - Một số bệnh phổ biến ở gà: bệnh tiêu chảy; bệnh dịch tả; bệnh cúm gia cầm | |
4. Thủy sản |
| - Vai trò của thủy sản: Cung cấp thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cho con người; cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu; cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; tạo công việc cho người lao động; đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho con người; góp phần khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Một số loài thủy sản có giá trị: các loài thủy sản đặc sản (tồm hùm, cá song, …); các loài thủy sản có giá trị xuất khẩu cao (cá tra, cá basa, …) - Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: + Ý nghĩa của việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; Đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Giúp ngư dân bám biển, vừa phát triển kinh tế biển vừa gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. + Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần: Xây dựng khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản; Hạn chế đánh bắt gần bờ, mở rộng khai thác xa bờ; Thả thủy sản quý hiếm vào nội thủy, vũng và vịnh ven biển nhằm tăng nguồn lợi, ngăn chặn giảm sút trữ lượng thủy sản quý hiếm; Cấm đánh bắt bằng hình thức có tính hủy diệt; Bảo vệ môi trường sống của thủy sản. |
| - Chuẩn bị ao nuôi và cá giống + Chuẩn bị ao nuôi: Trước mỗi lứa nuôi cá, phải bắt hết cá còn sót, vệ sinh đáy ao, xung quanh ao và phơi ao; Ao có lớp bùn dày dưới đáy phải hút bớt bùn; Rắc vôi, phơi ao và lấy nước. + Yêu cầu cá giống: đồng đều, khỏa mạnh, không mang mầm bệnh; màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn, kích cỡ phù hợp - Chăm sóc và phòng, trị bệnh cho cá: + thức ăn và cho cá ăn + quản lí chất lượng nước ao nuôi cá + phòng và trị bệnh cho cá - Thu hoạch: thu tỉa; thu toàn bộ |
Bình luận