Đề cương ôn tập Lịch sử 7 kết nối học kì 2

Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Lịch sử 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức cần nhớ

5. Đại Việt thời Lý- Trần – Hồ (1009-1407)

Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225)

- Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long (Hà Nội)

- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt.

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất(1075):

+Giữa thế kỉ XI, vua Tống lại âm mưu đưa quân xâm lược Đại Việt

+ Triều đình nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm tổng chi huy cuộc kháng chiến và chủ động tiến hành các biện pháp đối phó với nhà Tống.

 +Sau khi hạ thành Ung Châu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.

Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077):

 Bố trí lực lượng thủy binh ở vùng Đông Bắc để chặn thủy binh địch, phá vỡ kế hoạch phối hợp thủy - bộ của chúng.

+ Xây dựng phòng tuyến kiên cố bên bờ nam sông Như Nguyệt và bố trí bộ binh đóng giữ.

Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt:

- Nhân cơ hội địch gặp khó khăn, Lý Thường Kiệt cho quân phản công, khiến quân Tống thất bại nặng nề.

- Lý Thường Kiệt chủ động đề nghị “giảng hòa”. Quân Tống rút quân về nước.

Đại Việt thời Trần (1226-1400)

- Tháng 1/1226, Lý Chiêu Hoàng buộc phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Củng cố chế độ trung ương tập quyền.

+ Thi hành chính sách cai trị khoan hòa, gần gũi với dân chúng.

+ Hệ thống chính quyền các cấp được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn so với nhà Lý.

Nông nghiệp: nhà nước thi hành nhiều chính sách tích cực để phục hồi và phát triển nông nghiệp:

+ Khuyến khích nhân dân khai hoang; cho phép tôn thất lập điền trang.

 

+ Đắp đê phòng lụt, xây dựng các công trình thủy lợi

+ Miễn giảm tô thuế.

- Phật giáo phát triển mạnh mẽ; vua Trần Nhân Tông sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Cuộc kháng chiến chống quân Mông:

- Hoàn cảnh:

+ Từ cuối năm 1257, quân Mông cổ chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

+ Sự chuẩn bị của nhà Trần: chủ động đề ra kế hoạch đối phó như tăng cường phòng thủ ở biên giới, chuẩn bị lực lượng, vũ khí,…

- Diễn biến:

+ Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt

+ Vua Trần trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân tạm rút lui để bảo toàn lực lượng.

+ Nhà Trần đã thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được thành Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.

+ Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long, đến phủ Quy Hóa lại bị dân bình đại phương chặn đánh.

- Kết quả: cuộc kháng chiếm kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285:

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Năm 1271, nhà Nguyên được thành lập.

+ Năm 1279, nhà Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Chăm-pa và Đại Việt.

- Diễn biễn:

+ Tháng 1/1285, hơn 50 vạn quân Nguyên tràn vào xâm lược Đại Việt. Trần Quốc Tuấn cho lui quân về đóng ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).

+ Nhà Trần tiếp tục thực hiện kế sách :vườn không nhà trống”, rút từ Thăng Long về Thiên Trường (Nam Định).

+ Quân dân nhà Trần kiên cường chiến đấu, đẩy lui nhiều cuộc tấn công của quân Nguyên, từng bước làm tiêu hao lực lượng địch.

+ Quân Nguyên rút về Thăng Long và lâm vào tình cảnh khó khăn.

+ Tháng 5/1285, quân Trần tổ chức phản công rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Kết quả: cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288:

 Hoàn cảnh:

+ Sau hai lần thất bại thảm hại, vua Nguyên tức tối cử Thoát Hoan tiếp tục chỉ huy 50 vạn quân theo hai đường thủy, bộ tấn công Đại Việt lần thứ ba.

+ Nhà Trần tích cực chuẩn bị kháng chiến.

+ Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào Đại Việt. Quân dân nhà Trần chặn đường tiến quân của giặc đến Thăng Long.

+ Trần Khánh Dư chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền lương của quân Nguyên, giành thắng lợi tại Vân Đồn - Cửa Lục (Quảng Ninh).

+ Đầu năm 1288, quân Nguyên chiếm Thăng Long và trúng kế “vườn không nhà trống”

+ Đầu tháng 4/1288, Nhà Trần tổ chức phản công và giàng thắng lợi quyết định tại cửa biển bạch Đằng.

Kết quả: cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288 kết thúc thắng lợi.

Nước Đại Ngu thời Hồ (1400-1407)

+ Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần ngày càng suy yểu. Khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra ở nhiều nơi.

+ Hồ Quý Ly dần thâu tóm quyền lực. Năm 1397, ông ép vua Trần dời đô vào Thanh Hoá.

- Nhà Hồ thành lập: năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu (niềm vui lớn).

háng chiến chống quân Minh của nhà Hồ

-Hoàn cảnh lịch sử: lấy cớ Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, cuối năm 1406, nhà Minh huy động lực lượng lớn chỉ tiến sang xâm lược Đại Ngu.

- Diễn biến:

+ Cuối tháng 1/1407, quân Minh chiếm được thành Đa Bang và Đông Đô, nhà Hồ phải rút quân về cố thủ ở Tây Đô.

+ Tháng 6/1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. 

- Nguyên nhân thất bại: quá chú trọng vào việc xây dựng các phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy; không huy động được sức mạnh toàn dân.

6. Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418-1527)

Khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418- 1427)

- Bất bình trước chính sách cai trị của nhà Minh, người Việt nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi song đều thất bại.

- Lê Lợi - một hào trưởng ở vùng đất Lam Sơn tích cực xây dựng lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh.

- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 hào kiệt đã tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.

- Trong những năm đầu, nghĩa quân Lam Sơn phải đối mặt với nhiều khó khăn.

- Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương tạm hòa với quân Minh để tranh thủ thời gian tìm phương hướng mới, củng cố lực lượng,...

- Cuối năm 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An, sau đó giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.

=> Cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên có sự thay đổi theo hướng có lợi cho nghĩa quân.

+ Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra Bắc và giành được nhiều thắng lợi.    Tháng 1/1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng

Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)

năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập nhà Lê sơ, khôi phục quốc hiệu Đại Việt và đóng đô ở Thăng Long.

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Được xây dựng và từng bước hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông.

+ Hoàng đế trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.

- Quân đội: xây dựng quân đội mạnh, thi hành chinh sách “ngụ binh ư nông”

- Luật pháp: ban hành bộ Quốc triều hình luật

- Đối ngoại: kiên quyết nhằm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và mở rộng biên giới về phía nam.

7. Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ  X đến đầu thế kỉ XVI

Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

* Sự ra đời vương triều Vi-giay-a:

- Năm 988, một quý tộc người Chăm-pa đã lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra một thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.

- Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a (còn gọi là Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định ngày nay).
* Tình hình chính trị:

- Từ năm 988 - 1220:

+ Gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía bắc.

+ Năm 1069, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình) và Ma Linh (phía bắc tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt.

+ “Cuộc chiến tranh Một trăm năm" (khoảng 1113 - 1220), khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.

- Từ năm 1220 - 1353:

+ Là thời kì thịnh đạt nhất của Vương triều Vi-giay-a.

+ Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ,…

- Từ cuối thế kỉ XIV - năm 1471: Vương triều Vi-giay-a khủng hoảng, suy yếu.

- Từ năm 1471 - đầu thế kỉ XVI: lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiều phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.

* Tình hình kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế.

+ Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi; đánh bắt hải sản và khai thác lâm, thổ sản.

- Các nghề thủ công tiếp tục phát triển,...

- Thương nghiệp đường biển phát triển mạnh mẽ với nhiều hải cảng, như Đại Chiêm (Quảng Nam); Tân Châu (Thị Nại ở Binh Định),...

* Tình hình văn hóa:

- Tôn giáo - tín ngưỡng:

+ Hin-đu giáo lá tôn giáo có vị tri quan trọng nhất.

+ Phật giáo có những bước phát triển.

+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống cư dân.

- Chữ viết: chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.

- Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (Cam-pu-chia).

- Tuy nhiên, trong thực tế, triều đình Ăng-co gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể quản lí được vùng đất này.

- Suốt giai đoạn thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV, cư dân ở đây rất thưa vắng.

- Khoảng thế kỉ XVI, nhiều nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang ở vùng đất Mô Xoài (Bà Rịa – Vũng Tàu), Đồng Nai…

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1:  Em có nhận xét gì về vai trò của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

Câu 2: Hãy chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075-1077)?

Câu 3: Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Đại Việt thời Trần?

Câu 4: Chiến thắng của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bào vệ tổ quốc hiện nay?

Câu 5: Trình bày những nét chính về cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực và tác động của những cải cách đó đối với xã hội?

Câu 6: Trình bày những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426-1427?

Câu 7:  Hãy trình bày những thành tự văn hoá - giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ?

Câu 8: Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI? Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 2, ôn tập Lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 2, Kiến thức ôn tập Lịch sử 7 kết nối kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác