Đề cương ôn tập Vật lí 7 kết nối tri thức học kì 1

Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 7 bộ sách kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Vật lí 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ 1: TỐC ĐỘ

1. Tốc độ chuyển động

- Đại lượng cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động, được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian, gọi là tốc độ chuyển động.

- Công thức tính tốc độ: $v=\frac{s}{t}$.

- Đơn vị đo tốc độ là m/s và km/h: 1 m/s = 3,6 km/h

2. Đo tốc độ

- Để đo tốc độ chuyển động, cần đo độ dài và đo thời gian. Để đo thời gian có thể dùng đồng hồ bấm giây hoặc cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số.

- Các thiết bị bắn tốc độ được sử dụng để đo tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.

3. Đồ thị quãng đường thời - gian

- Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi là một đường thẳng.

- Cách vẽ đồ thị quãng đường thời gian của chuyển động.

- Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi.

4. Ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

- Cần phải tuân thủ các quy định về tốc độ khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn.

- Người tham gia giao thông vừa phải có ý thức thực hiện an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Tính tốc độ chuyển động

Bài tập 1: Một bạn học sinh chạy xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ 12 km/h. Em hãy cho biết tốc độ chạy xe đạp 12 km/h nói đến tốc độ gì và cho biết ý nghĩa của con số đó.

Bài tập 2: Một học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường mất 30 phút. Đoạn đường từ nhà đến trường dài 6 km. Tính tốc độ của bạn học sinh?

Bài tập 3: Lúc 7 giờ, hai ô tô cùng khởi hành từ 2 địa điểm A, B cách nhau 180 km và đi ngược chiều nhau. Tốc độ của xe đi từ A đến B là 40 km/h, tốc độ của xe đi từ B đến A là 32 km/h.

a) Tính khoảng cách giữa 2 xe vào lúc 8 giờ.

b) Đến mấy giờ thì 2 xe gặp nhau, vị trí hai xe lúc gặp nhau cách A bao nhiêu km?

Dạng 2: Đồ thị quãng đường thời gian

Bài tập 1: Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta biết được những thông tin gì? Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi là gì?

Bài tập 2: Quan sát đồ thị quãng đường – thời gian của 3 bạn thi chạy sau và cho biết:

  a) Tốc độ chuyển động của mỗi xe.  b) Xe nào đi nhanh nhất, xe nào đi chậm nhất?

a) Tốc độ chuyển động của mỗi bạn.

b) Bạn nào chạy nhanh nhất, bạn nào chạy chậm nhất?

Bài tập 3: Một người đi xe máy sau khi đi được 45 km với tốc độ 15 km/h thì dừng lại để nghỉ ngơi trong 2 giờ. Hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp.

Dạng 3: Tốc độ và an toàn giao thông

Bài tập 1: Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông cần phải làm những gì?

Bài tập 2: Hãy dùng quy tắc “ 3 giây” để xác định khoảng cách an toàn của xe ô tô chạy với tốc độ 90 km/h. Khoảng cách tính được này có phù hợp với quy định về tốc độ tối đa trong bảng sau không? Tại sao?

Tốc độ lưu hành (km/h)Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
v = 6035
60 < v $\leq $ 8055
80 < v $\leq $ 10070
100 < v $\leq $ 120100

Bài tập 3: Camera của một thiết bị “bắn tốc độ” ghi hình và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 20 m là 0,89 s. Nếu tốc độ giới hạn quy định trên làn đường là 70 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép hay không?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Vật lí 7 kết nối tri thức học kì 1, ôn tập Vật lí 7 kết nối tri thức học kì 1, Kiến thức ôn tập Vật lí 7 kết nối tri thức học kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác