Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 2

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Ngữ văn 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN

1. Văn học dân gian

Văn bản

Thể loại

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Đẽo cày giữa đường

Truyện ngụ ngôn Việt Nam

 

Phê phán ý chí không kiên định của anh thợ đẽo cày

- Tình huống truyện lôi cuốn

- Mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Ếch ngồi đáy giếng

Truyện ngụ ngôn

Trang Tử

- Phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng mắc bệnh ảo tưởng, huênh hoang, tự đắc

- Bài học rút ra phải luôn trau dồi kiến thức, luôn khiêm tốn

- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc

- Khắc họa hình ảnh nhân vật ấn tượng

Con mối và con kiến

Thơ ngụ ngôn

Nam Hương

 Phê phán tính lười biếng nhưng còn tự cao của mối

- Thành công trong xây dựng tình huống

- Khắc họa hình ảnh nhân vật ấn tượng

- Lời đối thoại các nhân vật sắc bén

Con hổ có nghĩa

Truyện truyền kì

Vũ Trinh

- Ca ngợi con hổ sống có nghĩa, có tình

- Đề cao đạo lý làm người, biết ơn người giúp đỡ mình

- Truyện hư cấu

- Thành công trong sử dụng hình ảnh loại vật để nói đến con người

- Ngôn ngữ giản dị

- Tình huống truyện lôi cuốn, hấp dẫn

Một số câu tục ngữ Việt Nam

Tục ngữ Việt Nam

 

Một số câu tục ngữ Việt Nam đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cũng như tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ

- Sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa

- Nội dung hàm súc, cô đọng

Thiên nga, cá măng và tôm hùm

Thơ ngụ ngôn

I-van Cru-lốp

Mượn truyện loài vật để nói bóng gió về câu chuyện loài vật nhằm truyền tải thông điệp: trong mọi việc cần thống nhất ý kiến, đồng thuận với nhau mới dễ thành công.

- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc.

- Sử dụng nhân hóa.

- Lời thơ ngắn gọn nhưng thâm thúy.

- Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện loài người.

2. Truyện khoa học viễn tưởng

Văn bản

Thể loại

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

 Cuộc chạm trán trên đại dương

 Truyện khoa học viễn tưởng

Giuyn Véc-nơ

Hành trình thám hiểm đại dương của đoàn tàu

- Tình huống truyện độc đáo

- Tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn

- Ngôi kể thứ nhất

- Miêu tả chi tiết đặc sắc

- Hình ảnh mang tính sáng tạo

Đường vào trung tâm vũ trụ

Tiểu thuyết

Hà Thủy Nguyên

Hành trình khám phá trung tâm vũ trụ

- Tình huống truyện li kì, hấp dẫn

- Truyện man yếu tố thần thoại

- Ngôi kể thứ nhất

Dấu ấn Hồ Khanh

Chính luận

Nhật Văn

 - Ca ngợi Hồ Khanh là con người yêu thiên nhiên, có trách nhiệm, say mê thám hiểm các hang độngi

- Thành công trong miêu tả nhân vật

- Từ ngữ giàu hình ảnh sinh động hấp dẫn

Chiếc đũa thần

Tiểu thuyết

I- Van -An- Tô-Nô-Vích E-phơ-rê- mốp

-Về khoa học viễn tưởng , cuộc thám hiểm của các nhà khoa học và nhà du hành vũ trụ về các hành tinh ngoài Trái Đất

- Mang yếu tố viễn tưởng

- Sử dụng các yếu tố so sánh

3. Văn bản nghị luận

Văn bản

Thể loại

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Bản đồ dẫn đường

Nghị luận xã hội

Đa-Ni-en Gốt Li ép

 Tác phẩm là bức thư của người ông giành cho cháu của mình, kể về hành trình tìm kiếm tấm bản đồ dẫn đường cho cuộc đời mình.Cùng với đó ông đã giải thích cho cháu thấy về vai trò, những khó khăn của “ tấm bảng đồ dẫn đường”

- Mang lại giá trị nhân văn sâu sắc

- Mở đầu bằng câu chuyện có tính chất ngụ ngon

- Ngôn ngữ giản dị, giàu tình cảm

Hãy cầm lấy và đọc

Nghị luận xã hội

 Huỳnh Như Phương

 “Hãy cầm lấy và đọc’ là một cuốn sách ý nghĩa, lời nhắn gửi yêu thương của ba và thầy cô gửi đến giới trẻ. Tác giả đã lập luận để đưa ra vai trò của sách trong cuộc sống, cũng nư những cách khắc phục của viêc sa sút văn hóa đọc

- Cách lập luận sắc bén

- Đưa ra câu chuyện kết nối

- Đưa ra dẫn chứng thuyết phục

Câu chuyện về con đường

Nghị luận xã hội

Đoàn Công Lê Huy

Tác phẩm nói về hành trình bước đi của mỗi người khi đến với cuộc đời. Nghĩa gốc là con đường chúng ta đi hằng ngày. Nghĩa chuyển liên hệ đến đường đời của mỗi con người, khẳng định dấu móc trưởng thành khi mỗi người đi trên con đường họ chọn

- Sử dụng phép liên tưởng

- Từ ngữ linh hoạt, hấp dẫn

Vẻ đẹp bình dị và chân thật của Quê Nội (Võ Quảng)

Nghị luận xã hội

Trần Thanh Địch

 Tác phẩm bàn về truyện quê nôi của tác giả Võ Quảng. Đưa ra lập luận nhận xét về các nhân vật , hoàn cảnh sống của họ, cách nêu bằng chứng làm rõ vấn đề của người viết. Cuối cùng, tác giả nhận xét, bình luận truyện

- Cách đặt vấn đề thú vị

- Sử dụng lý lẽ, bằng chứng thuyết phục

4. Thơ

Văn bản

Thể loại

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Nói với con

Thơ tự do

Y Phương

Bài thơ là lời tâm tình của cha giành cho con gái về quê hương của mình. Cũng là lời nói của tác giả với chính mình và thế hệ mai sau

 Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…

- Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang

- Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa

- Hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

5. Văn bản thông tin

Văn bản

Thể loại

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Thủy tiên tháng Một

Chính luận

 Thô- Mát L.Phrít- Man

 Tác phẩm bàn về sự khác thường của thời tiết “ sự nóng lên của Trái Đất” thông thường hoa Tủy Tiên nở vào tháng 3 năm nay lại nở vào đầu tháng một.Đông thời tác giat đưa ra dẫn chứng, giải thích của sự xuất hiện đồng thời hai thái cực

- Sử dụng biện pháp lập luận, chứng minh, giải thích

- Thành công trong lối sử dụng từ ngữ linh hoạt

Lễ rửa làng của người Lô Lô

Báo chí

Phạm Thùy Dung

 Tác phẩm giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô bao gồm thời điểm diễn ra lễ hội,những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ,  các món đồ lễ, thành phần tham dự và những quy định nghiêm ngặt

- Miêu tả rõ nét về lễ hội

- Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Bản tin về hoa anh đào

Tản văn

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Tác phẩm viết về bản tin hoa anh đào, nét độc đáo về bản tin một năm xuất hiện một lần đưa tin về loài hoa về của sống của những con người thầm lặng

- Kết hợp tự sự, miêu tả, bình luận

- Lời văn tha thiết thể hiện rõ tình yêu của tác giả với Đà Lạt

Thân thiện với môi trường

Chính luận

Nguyễn Hữu Quỳnh Hương

 Tác phẩm đặt ra vấn đề “thân thiện với môi trường” bao gồm các tiêu chí phân loại các sản phẩm, vật dụng, vật liệu thân thiện với môi trường. Đưa ra cách phân biệt về sản phẩm kèm theo đó là lời vận động

- Cách đặt vấn đề độc đáo

- Lập luận chặt chẽ, đưa ra dẫn chứng minh họa

- Mang lại giá trị tuyên truyền cao

 

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Các biện pháp tu từ

a. So sánh

- So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng thêm sự lôi cuốn, gợi hình cho biểu đạt. 

- Các từ hay được sử dụng trong biện pháp so sánh: so sánh ngang bằng (như, giống như, như là, tự như...); so sánh không ngang bằng (khác, kém, kém hơn, không bằng...)

b. Ẩn dụ

- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, sự việc bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

- Có 04 loại ẩn dụ:

  • Ẩn dụ hình thức 

  • Ẩn dụ cách thức 

  • Ẩn dụ phẩm chất 

  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 

c. Nhân hóa

- Biện pháp nhân hóa được hiểu là cách để goi hoặc miêu tả đồ vât, cây cối. con vật ... bằng những từ ngữ sử dụng cho con người như hành động, suy nghĩ, tính cách cho nó trở nên sinh động, gần gũi, hấp dẫn và có hồn hơn.

- Có 03 hình thức nhân hóa phổ biến:

  • Gọi sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người, ví dụ như chị, chú, ông...;

  • Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người, ví dụ như tay, chân...;

  • Xưng hô với sự thân mật như con người được hiểu như xưng hô con mèo như cách xưng hô với con người;

d. Hoán dụ

- Hoán dụ là viêc dùng tên sự vật hiện tượng này để goi tên sự vật hiện tượng khác dựa trên những điểm giống nhau, gẫn gũi giữa chúng.

- Có 04 hình thức hoán dụ, đó là: 

  • Lấy bộ phận chỉ cái toàn thể;

  • Lấy sự vật chứa đựng gọi sự vật bị chứa đưng;

  • Lấy dấu hiệu, đặc điểm của sự vật chỉ các sư vât;

  • Lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tượng, vô hình.

2. Dấu chấm lửng

- Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu.

- Mục đích của việc sử dụng dấu chấm lửng:

+ Tức ý vẫn còn chưa diễn đạt hết, vẫn còn điều muốn nói.

+ Sử dụng với mục đích ngập ngừng, ngắt quãng trong câu.

+ Hoặc trong một vài trường hợp dấu chấm lửng còn là dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai.

+ Dấu chấm lửng còn là đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó.

3. Một số phép liên kết thường dùng

- Phép lặp

- Phép thế

- Phép liên tưởng

- Phép đối

- Phép nối

CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN

1. Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

a. Mở bài:

+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật

+ Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

b. Thân bài:

+ Kể lại diễn biến sự việc. Lưu ý sử dụng các yếu tố miêu tả

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

c. Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.

2. Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

a. Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý‎ kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.

b. Thân bài:

- Trình bày thực chất ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

- Thể hiện thái độ tán thành/phản đối ý kiến vừa nêu bằng các ý:

+Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành/phản đối (lí lẽ, bằng chứng)

+Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành/phản đối (lí lẽ, bằng chứng)

+Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành/phản đối (lí lẽ, bằng chứng)….

c. Kết bài: khẳng định tính xác đáng/ý nghĩa của ý kiến được người viết tán thành/phản đối.

3. Phân tích một nhân vật văn học yêu thích

a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật

b. Thân bài:

- Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật

- Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ… của nhân vật)

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật…

-Ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

c. Kết bài: Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyết đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”

(“Học vấp ngã để từng bước thành công - John C.Maxwell)

 

a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

b. Xác định chủ đề của đoạn trích?

c. Hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”

d. Tại sao tác giả lại nói:...“thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”

e. Từ ngữ liệu trên, trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau của G.Welles: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.

Câu 2: Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề: nghiện game của học sinh hiện nay.

Câu 3: Viết bài văn nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về một nhân vật trong một cuốn sách em đã đọc

Từ khóa tìm kiếm: đề cương ôn tập ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 2, đề cương ôn tập lớp 7 kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác