Đề cương ôn tập Địa lí 7 kết nối tri thức học kì 1

Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Địa lí 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

CHỦ ĐỀ 1: CHÂU ÂU

  • VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

 

Châu Âu

Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước

- Vị trí địa lí: Nằm ở phía tây của lục địa Á - Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran. Lãnh thổ nằm giữa các vĩ tuyến 36°B đến 71°B.

- Hình dạng: Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào trong đất liền.

- Kích thước: nhỏ (Diện tích trên 10 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương).

Đặc điểm tự nhiên

  • Địa hình:

- Địa hình đồng bằng (chiếm 2/3 diện tích)

- Địa hình miền núi: núi già (phía bắc và vùng trung tâm châu lục); núi trẻ (phía nam)

  • Khí hậu: phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, gồm các đới:

- Đới khí hậu cực và cận cực

- Đới khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa

- Đới khí hậu cận nhiệt đới

  • Sông ngòi:

+ Lượng nước dồi dào, chế độ nước phong phú đa dạng.

+ Nguồn cung nước chủ yếu từ: mưa, tuyết tan, băng hà núi cao,…

Đới khí hậu

  • Đới lạnh:

+ Khí hậu cực và cận cực.

+ Chiếm một phần nhỏ diện tích lãnh thổ, gồm các đảo, quần đảo ở Bắc Băng Dương và dải hẹp ở Bắc Âu.

+ Mặt đất bị tuyết bao phủ gần như quanh năm.

+ Sinh vật nghèo nàn chủ yếu là: rêu, địa y, cây bụi và một số loài động vật chịu được lạnh.

  • Đới ôn hòa:

+ Khí hậu ôn đới và cận nhiệt.

+ Chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.

+ Thiên nhiên thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa.

 

  • ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI

Cơ cấu dân cư

- Số dân: 747 triệu người (2020).

- Cơ cấu dân số già: Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm tỉ lệ nhỏ, xu hướng giảm; Nhóm tuổi trên 65 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao, xu hướng tăng.

- Tỉ lệ giới tính nam cao hơn tỉ lệ giới tính nữ.

Đô thị hóa

- Đô thị hóa diễn ra sớm do quá trình công nghiệp hóa.

- Các vùng công nghiệp, nhiều đô thị mở rộng và nói liền tạo thành dải đô thị, cụm đô thị: dải đô thị kéo dài từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).

- Đô thị hóa đang mở rộng: quá trình đô thị hóa nông thôn dần hình thành các đô thị vệ tinh.

- Mức độ đô thị hóa cao: tỉ lệ dân thành thị 74,3% (2019), hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.

Di cư

Là châu lục đông dân từ thời cổ đại do quá trình nhập cư.

- Cuối thế kỉ XX đến thế kỉ XXI, số lượng người nhập cư vào châu Âu lớn, có hơn 82 triệu người di cư quốc tế đã được châu Âu tiếp nhận (2019).

- Việc di cư trong nội bộ châu Âu gia tăng do nhu cầu việc làm của người dân

 

  • KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU ÂU

Vấn đề

Thực trạng

Biện pháp

Bảo vệ môi trường

  • Môi trường không khí: hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ

+ Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển

+ Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ với các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao như dầu mỏ, khí tự nhiên

+ Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo thay thế năng lượng hóa thạch

+ Giảm xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên xe công cộng, xe đạp, đi bộ.

  • Môi trường nước: ô nhiễm do chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

+ Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.

+ Đảm bảo xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

+ Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển (vận tải, du lịch,…)

+ Nâng cao ý thức người dân

Bảo vệ đa dạng sinh học

Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước được bảo tồn tương đối tốt.

+ Các nước châu Âu ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

+ Giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Chịu ảnh hưởng liên tiếp từ các hiện tượng thờit tiết cực đoan như: nắng nóng gây cháy rừng ở các quốc gia Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu…

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng: có vai trò trong việc giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, giảm nguy cơ lũ lụt và hạn hán.

+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa, phát triển năng lương tái tạo thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, mặt trời..

 

  • LIÊN MINH CHÂU ÂU

Thành lập

1/11/1993

Thành viên

27 quốc gia với số dân khoảng 447 triệu người (2020).

Trụ sở

Brúc-xen (Bỉ)

Đặc điểm

thiết lập một thị trường chung và có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô).

Vai trò

Trung tâm kinh tế lớn của thế giới:

- Có 3/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới

- Là nhà trao đổi hàng hóa dịch vụ lớn nhất thế giới, chiếm hơn 31% trị giá xuất khẩu hàng hóa dịch vụ thế giới (2020).

- Là đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia.

- Là trung tâm tài chính lớn của thế giới. Các ngân hàng lớn, nổi tiếng tác động lớn đến hệ thống tài chính tiền tệ của thế giới.

 

CHỦ ĐỀ 2: CHÂU Á (Bài 5, 6)

 

Châu Á

Vị trí, hình dạng, kích thước

- Vị trí:

+ Nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.

+ Thuộc bán cầu Đông: Từ gần 30º Đ đến gần 170º T.

+ Tiếp giáp với 2 châu lục (châu Âu, châu Phi) và ba đại dương lớn (Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải).

- Hình dạng: Châu Á có dạng hình khối rõ rệt.

- Kích thước: Châu lục có diện tích lớn nhất thế giới (44 triệu km2 - kể cả các đảo).

Đặc điểm tự nhiên

Địa hình

Phân hóa đa dạng

+ Phía bắc: đồng bằng và cao nguyên thấp

+ Ở trung tâm chủ yếu là các dãy núi  cao đồ sộ

+ Phía đông thấp dần về ven biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển

+ Phía nam và tây nam chủ yếu là các bán đảo với quần đảo.

Khoáng sản

+ Các khoáng sản chính: than đá, dầu mỏ, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,…

+ Phân bố rộng khắp trên lãnh thổ.

Khí hậu

- Phân hóa đa dạng thành nhiều đới.

- Mỗi đới lại gồm nhiều kiểu khí hậu, có sự khác biệt lớn về chế độ nhiệt, gió và mưa.

- Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn nhất.

Sông, hồ

- Mạng lưới sông khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, sông phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

-  Một số sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,…

Đới thiên nhiên

Đới lạnh: Phân bố ở phía Bắc châu lục

Đới ôn hòa: Chiếm diện tích lớn nhất

Đới nóng: Chủ yếu có khí hậu gió mùa, xích đạo.

Đạc điểm dân cư, xã hội

Dân cư

- Có số dân đông nhất trong các châu lục của thế giới, đang có xu hướng giảm. Năm 2020, dân số châu Á đạt 4 641,1 triệu người, chiếm hơn 1 nửa dân số thế giới (59,5%).

- Là khu vực có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa.

- Cư dân thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.

Tôn giáo

Châu Á là nơi ra đời của bốn tôn giáo lớn trên thế giới: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo

Phân bố dân cư và các đô thị lớn

- Mật độ dân số cao, 159 người/ km2 (2020).

- Dân cư châu Á phân bố không đều:

+ Khu vực đông dân: Nam Á, Đông Nam Á, phá đông của Đông Á

+ Khu vực thưa dân: Bắc Á, Tây Nam Á, Trung Á.

- Tỉ lệ dân đô thị đạt 51,1% (2020).

- Châu Á chiếm 21/34 độ thị trên thế giới từ 10 triệu dân trở lên (2020).

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1:  Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu?

Câu 2:

a. Trình bày một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu?

b. Nêu một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu?

Câu 3: Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa như thế nào đối với các nước châu Á?

Câu 4: Cho bảng số liệu:

GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA/KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Quốc gia/khu vực

Hoa Kì

EU

Trung Quốc

Nhật Bản

Thế giới

GDP

20 893,7

15292,1

14722,7

5057,8

84 705,4

a) Tính tỉ trọng GDP của các quốc gia/khu vực năm 2020.

b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP của một số quốc gia/khu vực trên thế giới năm 2020.

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Địa lí 7 kết nối tri thức học kì 1, ôn tập Địa lí 7 kết nối tri thức học kì 1, Kiến thức ôn tập Địa lí 7 kết nối kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác