Đề cương ôn tập Tin học 7 Kết nối học kì 2

Đề cương ôn tập môn Tin học lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tin học 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức cần nhớ

Ứng dụng tin học

  • Làm quen với phần mềm bảng tính

- Phần mềm bảng tính giúp lưu lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán (từ đơn giản đến phức tạp) cũng như xây dựng các biểu đồ biêu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.

- <địa chỉ ô> = <tên cột> <tên hàng>.

- Nhiều ô liền kề tạo thành hình chữ nhật trên trang tính gọi là vùng.

<địa chỉ vùng> = <địa chỉ ô góc trên bên trái> : <địa chỉ ô góc dưới bên phải>

  • Tính toán tự động trên bảng tính

-        Dữ liệu trong ô tính có thể thuộc kiểu văn bản, số, ngày tháng và công thức. Công thức luôn bắt đầu bằng dấu “=”, sau đó là biểu thức toán học

-        Khi nhập công thức vào ô tính, nếu tính toán giá trị từ các ô dữ liệu khác thì trong công thức cần ghi địa chỉ của ô dữ liệu tương ứng. Phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán và cập nhật kết quả nếu có thay đổi.

-        Khi sao chép một ô có công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên vị trí tương đối giữa ô chứa công thức và ô có địa chỉ trong công thức.

-        Chức năng tính toán tự động của phần mềm bảng tính còn được thể hiện khi sao chép công thức.

  • Công cụ hỗ trợ tính toán

- Cách sử dụng hàm: = <tên hàm> (<các tham số>)

Lưu ý: Cần nhập chính xác tên của hàm và các tham số của hàm. Khi nhập thông tin vùng dữ liệu trong tham số của hàm có thể dùng chuột chọn các ô hoặc vùng này. Tên hàm có thể dùng chữ in hoa hoặc in thường.

-        Một số hàm thông dụng: SUM, AVERAGE, MIN, MAX, COUNT,…

  • Trình bày bảng tính

-        Có thể định dạng dữ liệu số theo các kiểu khác nhau như xác định số chữ số thập phân, phân tách hàng nghìn, hàng triệu,… Có thể định dạng số theo kiểu phần trăm và định dạng dữ liệu ngày tháng của Việt Nam (dd/mm/yy)

-        Sử dụng các lệnh chèn, xóa, ẩn hiện hàng và cột; lệnh gộp các ô của một vùn dữ liệu

-        Các hàm tính toán của bảng tính điện tử như SUM, AVERAGE, ... sẽ chỉ tính toán trên các ô chứa dữ liệu số và bỏ qua các ô chứa dữ liệu dạng văn bản hoặc ô trống.

  • Hoàn thiện bảng tính

-        Người sử dụng có thể thực hiện các thao tác đa dạng trên trang tính của bảng tính: đổi tên, tạo mới, chèn, sao chép, di chuyển hoặc xóa một trang tính. Nên kẻ khung các vùng dữ liệu trước khi tiến hành in hoặc trình bày dữ liệu

-        In dữ liệu:

Bước 1: Đánh dấu vùng dữ liệu muốn in

Bước 2: Thực hiện lệnh File/Print

Xuất hiện hộp thoại Print như Hình 4. Nhập các thông số in trước khi chọn Print để in.

Bước 3. Sau khi nhập các thông số in, nháy chuột lên biểu tượng Print để tiến hành in.

  • Tạo bài trình chiếu

- Phần mềm trình chiếu có các chức năng cơ bản sau:

+ Tạo bài trình chiếu lưu trên máy tính dưới dạng tệp tin: soạn thảo, chỉnh sửa, định dạng văn bản. Mỗi bài trình chiếu gồm một hay nhiều trang chiếu (slide) được đánh số thứ tự. Thông tin trên mỗi trang có thể là văn bản, âm thanh, …

+ Trình chiếu: nội dung các trang chiếu lên màn hình hoặc màn chiếu rộng bằng máy chiếu. Phần mềm trình chiếu có các hiệu ứng động, chuyển trang làm nội dung trình bày sinh động, hấp dẫn.

- Phần mềm trình chiếu thường được sử dụng để tạo bài trình chiếu phục vụ hội thảo, hội nghị, dạy học, …

- Bài trình chiếu thường có trang đầu tiên là trang tiêu đề cho biết chủ đề của bài trình bày, tiếp theo là các trang nội dung.

- Tiêu đề trang làm nổi bật nội dung cần trình bày trong trang và được đặt trên đầu các trang nội dung.

- Các phần mềm trình chiếu có sẵn các mẫu bố trí nội dung trang chiếu để thuận tiện cho người sử dụng.

- Cấu trúc phân cấp thường được dùng trong soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu, … Đây là một công cụ giúp làm cho nội dung trình bày có bố cục mạch lạc, dễ hiểu, giúp truyền tải thông tin và quản lí nội dung tốt hơn.

  • Định dạng đối tượng trên trang chiếu

- Hình ảnh thường được dùng để minh họa cho nội dung bài trình chiếu, nhờ đó bài trình chiếu trở nên trực quan, ấn tượng, hấp dẫn hơn.

- Nên lựa chọn hình ảnh phù hợp với nội dung bài trình chiếu và có tính thẩm mĩ

- Kích thước hình ảnh và vị trí đặt trên trang chiếu cần hợp lí

- Định dạng văn bản trong phần mềm trình chiếu tương tự như trong phần mềm soạn thảo.

- Nên chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ, nền,… thống nhất và phù hợp, để làm nổi bật thông điệp chính của trang

- Nội dung trình bày nên cô đọng. Mỗi trang chỉ nên tập trung vào một ý chính

  • Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện bài trình chiếu

- Hiệu ứng trong bài trình chiếu là cách thức và thời điểm xuất hiện của các trang chiếu và các đối tượng trên trang chiếu (văn bản, hình ảnh, ...)

- Sử dụng hiệu ứng động giúp cho bài trình chiếu trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, thu hút sự chú ý của người xem và tạo hiệu quả tốt trong truyền đạt thông tin.

- Hiệu ứng động nên được sử dụng chọn lọc tăng tính hiệu quả cho nội dung và tạo ấn tượng với người xem.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Em hãy trình bày 5 hàm thông dụng trong phần mềm bảng tính?

Câu 2: Nối mỗi chức năng ở cột A với một thao tác phù hợp ở cột B.

A

 

B

1) Chèn thêm hàng bên trên

a) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Delete.

2) Chèn thêm cột bên trái

b) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Insert.

3) Xóa hàng

c) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Hide.

4) Xóa cột

d) Nháy nút phải chuột vào tên cột và chọn lệnh Insert.

5) Ẩn hàng

e) Nháy nút phải chuột vào tên cột và chọn lệnh Delete.

Câu 3: Em hãy nêu ưu điểm của việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu.

Câu 4: Em hãy sắp xếp lại các bước thực hiện tạo hiệu ứng cho đối tượng sao cho đúng.

a) Thay đổi thứ tự.

b) Chọn thẻ Animations.

c) Chọn cách xuất hiện, …

d) Chọn hiệu ứng.

e) Xem trước.

f) Chọn đối tượng.

Câu 5: Em hãy nêu các thao tác sau:

a) Xóa hàng, cột.

b) Chèn thêm một hàng, cột mới.

Câu 6: Đánh dấu X vào cột Đúng/Sai tương ứng.

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Hình ảnh không chỉ truyền tải thông tin mà còn gợi cảm xúc của người xem.

 

 

b) Nội dung trong mỗi trang chiếu cần viết cô đọng, chọn lọc từ ngữ và chỉ nên tập trung vào một ý chính.

 

 

c) Một bài trình chiếu có càng nhiều hình ảnh minh họa càng tốt.

 

 

d) Nên biên tập lại nội dung và định dạng văn bản trong trang chiếu sau khi sao chép từ tệp văn bản sang.

 

 

e) Không cần lưu ý đến bản quyền từ hình ảnh.

 

 

f) Không nên dùng nhiều màu, nhiều phông chữ trên một trang chiếu.

 

 

Câu 7: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Tên cột đứng ngay sau cột AA là gì?

b) Tên cột đứng ngay sau ABZ là gì?

c) Tên cột đứng ngay trước ABA là gì?

Câu 8: Quan sát hình sau và điền các từ/cụm từ sau: giữa (theo chiều ngang), trái, giữa (theo chiều dọc), đỉnh, phải, đáy vào chỗ trống (…) cho phù hợp:

Quan sát hình sau và điền các từ/cụm từ sau: giữa (theo chiều ngang), trái, giữa (theo chiều dọc), đỉnh, phải, đáy vào chỗ trống (…) cho phù hợp:

a) Nút lệnh (1) căn nội dung lên ………... ô tính.

b) Nút lệnh (2) căn nội dung vào ………... ô tính.

c) Nút lệnh (3) căn nội dung xuống ………... ô tính.

d) Nút lệnh (4) căn nội dung sang ………... ô tính.

e) Nút lệnh (5) căn nội dung vào ………... ô tính.

f) Nút lệnh (6) căn nội dung sang ………... ô tính.

Câu 9: Em hãy điền các cụm từ: trang tiêu đề, mẫu bố trí, tiêu đề trang, cấu trúc phân cấp vào chỗ trống (…) được đánh số trong các câu sau để được phát biểu đúng.

a) Mỗi trang nội dung thường có…………. (1)………….được viết dưới dạng văn bản và ở trên đầu mỗi trang.

b) Chủ đề của bài trình chiếu được thể hiện ngay ……… (2)…………của bài.

c) Để giúp cho việc trình bày các trang chiếu một cách thuận tiện và thống nhất, các phần mềm trình chiếu thường có sẵn ……… (3) ……………

d) Sử dụng………… (4) ………..trong bài trình chiếu giúp truyền tải thông tin một cách mạch lạc và dễ hiểu.

Câu 10: Em hãy nêu thao tác định dạng dữ liệu kiểu phần trăm?

Câu 11: Công thức nào nhập đúng vào bảng tính?

a) =15 + 8

b) =2(3^3 + 4^4)

c) =(1^2 + 2^2)*(3^2 + 5^2)

d) =a + b

e) 2*14.5*4

f) y=1

g) 55/5 + 10*2

Câu 12: Các công thức sau đây báo lỗi sao, em hãy sửa lại cho đúng:

a) =SUM(1.5A1:A5)

b) =SUM(K1:H 1)

c) =SUM B1:B3

d) =SUM (45+24)

Câu 13: Em hãy trình bày ít nhất hai cách để chèn hình ảnh vào trang chiếu?

Câu 14: Phần mềm bảng tính mặc định căn phải các giá trị số và ngày tháng, căn trái dữ liệu là văn bản. Em có thể thay đổi lại cách căn lề cho dữ liệu số, ngày tháng và văn bản được không? Nếu có thì bằng lệnh nào?

Câu 15: Để tính tổng số sản phẩm làm được trong 5 ngày tại ô C8 ở bảng dữ liệu trong Hình bằng một công thức:

Bạn Minh gõ công thức:  =C3+C4+C5+C6+C7.

Bạn Khoa gõ công thức:  =SUM(C3;C4;C5;C6;C7).

Bạn An gõ công thức:  =SUM(20;17;13;9;18).

Em hãy cho biết các công thức trên có cho kết quả đúng không? Nhược điểm khi dùng các công thức trên là gì? Em sử dụng công thức nào cho dễ dàng và nhanh chóng?

 

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Tin học 7 kết nối tri thức học kì 2, ôn tập Tin học 7 kết nối tri thức học kì 2, Kiến thức ôn tập Tin học 7 kết nối kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác