Bài tập dạng Đường trung trực - Đường trung tuyến - Đường cao - Đường phân giác của tam giác
Dạng 2: Đường trung trực - Đường trung tuyến - Đường cao - Đường phân giác của tam giác
Bài tập 1: Cho tam giác ABC, hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Trên tia GB và GC lấy các điểm F và E sao cho G là trung điểm của FM đồng thời là trung điểm của EN. Chứng minh rằng ba đường thẳng AG, BE và CF đồng quy.
Bài tập 2: Cho $\Delta ABC$ vuông cân tại B. Trên cạnh AB lấy điểm H, trên tia đối của tia BC lấy điểm D sao cho BD = BH. Chứng minh rằng:
a) $DH \perp AC$
b) $CH \perp AD$
Bài tập 3: Cho $\Delta ABC$ Gọi I là giao điểm của hai tia phân giác góc A và góc B. Qua I kẻ đường thẳng song song với BC, cắt AB tại M, cắt AC tại N. Chứng minh rằng MN = BM + CN
Bài tập 1:
Gọi D là giao điểm của AG và BC. Vì G là trọng tâm của $\Delta ABC$ nên AD là đường trung tuyến, suy ra DB = DC
Ta có $GF = DM =\frac{1}{3}BM; GE = GN =\frac{1}{3}CN$
Do đó $GF = FB; GE = EC$
Xét $\Delta GBC$ có GD, BE, CF là ba đường trung tuyến nên chúng đồng quy suy ra ba đường thẳng AD, BE, CF đồng quy.
Bài tập 2:
a) $\Delta ABC$ vuông cân tại B nên $\hat{C}=45^{o}$
$\Delta BDH$ có $\hat{B}=90^{o}$; BH = BD
Do đó $\Delta BDH$ vuông cân tại B, suy ra $\hat{D}=45^{o}$
$\Delta DIC$ có $\hat{D}+\hat{C}=45^{o}+45^{o}=90^{o}$
Do đó $DH \perp AC$
b) $\Delta ADC$ có $AB \perp BC; DH \perp AC$
Suy ra H là trực tâm của $\Delta ADC$, suy ra CH cũng là đường cao của tam giác.
Do đó $CH \perp AD$
Bài tập 3:
Ba phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm nên CI là tia phân giác của góc C
Vì MN // BC nên $\hat{C_{1}}=\hat{I_{1}}$
Mà $\hat{C_{1}} =\hat{C_{2}}$ nên $\hat{C_{2}} =\hat{I_{1}}$
Do đó $\Delta NIC$ cân nên NC = NI
Tương tự ta có MB = MI
Suy ra MI + IN = BM + CN
hay MN = BM + CN
Xem toàn bộ: Đề cương ôn tập Toán 7 kết nối tri thức học kì 2
Bình luận