Dạng bài tập nam châm điện

Dạng 3: Nam châm điện

Bài tập 1: Nêu cấu tạo của nam châm điện. Làm thế nào để thay đổi cực từ của nam châm điện?

Bài tập 2: Trình bày được một số ứng dụng của nam châm điện trong đời sống. Vì sao nam châm của cần cẩu dọn rác là nam châm điện?

Bài tập 3: Quan sát thí nghiệm và trả lời: 

Quan sát thí nghiệm và trả lời:   a) Khi đóng công tắc, điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?  b) Mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:  - Đổi chiều dòng điện chạy qua cuộn dây

a) Khi đóng công tắc, điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?

b) Mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:

- Đổi chiều dòng điện chạy qua cuộn dây

- Tăng dòng điện chạy trong cuộn dây

- Giảm số vòng dây trên cuộn dây


Bài tập 1: 

- Nam châm điện gồm một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua và bên trong ống dây có lõi sắt.

- Để thay đổi cực từ của nam châm điện, ta thay đổi chiều dòng điện chạy vào ống dây dẫn.

Bài tập 2: 

- Một số ứng dụng của nam châm điện trong đời sống:

  • Nam châm điện được ứng dụng trong vận hành tàu đệm từ trường.
  • Nam châm điện được ứng dụng trong chế tạo động cơ điện, máy phát điện.
  • Nam châm điện được ứng dụng trong cần cẩu chuyển hàng.

- Nam châm của cần cẩu dọn rác là nam châm điện vì:

  • Nam châm điện có lực từ rất mạnh, nhờ nam châm này mà cần cẩu dọn rác có thể nhấc được cả một chiếc ô tô hỏng ra khỏi đống rác.
  • Nam châm điện có thể điều chỉnh hút, thả tùy ý, dễ dàng để đưa rác từ nơi này đến nơi khác. (Khi đóng mạch, nam châm điện sẽ hút rác. Khi ngắt mạch, nam châm điện sẽ thả rác).

Bài tập 3:

a) Khi đóng công tắc, cuộn dây có dòng điện chạy qua trở thành nam châm điện nên hút thanh nam châm.

b) Hiện tượng xảy ra: 

- Khi đổi chiều dòng điện, từ trường của nam châm điện thay đổi làm cho thanh nam châm xoay 180$^{o}$ so với ban đầu.

- Khi tăng dòng điện, từ trường của nam châm điện mạnh hơn và hút thanh nam châm mạnh hơn.

- Khi giảm số vòng dây, từ trường của nam châm điện yếu đi và hút thanh nam châm với lực yếu hơn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác