Dạng bài tập ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Dạng 4: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Bài tập 1: Hãy cho biết tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.

Bài tập 2: Một người đứng trước gương, cách gương 1,5 m.

a) Ảnh của người này cách gương bao nhiêu?

b) Nếu người này tiến đến gần gương thì ảnh di chuyển như thế nào?

Bài tập 3: Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 20 cm. Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách

a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.


Bài tập 1: Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn). Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật, khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương).

Bài tập 2: 

a) Ảnh của người này cách gương 1,5 m.

b) Nếu người tiến đến gần gương thì ảnh cũng tiến đến gần gương.

Bài tập 3: 

a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 

Vì ảnh S’ và S đối xứng nhau qua mặt gương nên ta vẽ ảnh S’ như sau:

  • Từ S vẽ tia SH vuông góc với mặt gương tại H.
  • Trên tia đối của tia HS ta lấy điểm S’ sao cho S’H = SH. S’ chính là ảnh của S qua gương cần vẽ.

Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 20 cm. Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách  a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.  b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng

  • Vẽ hai tia tới SI, SK và các pháp tuyến IN1 và KN2
  • Sau đó vẽ hai tia phản xạ IR và KR’ dựa vào tính chất góc tới bằng góc phản xạ.
  • Kéo dài hai tia phản xạ IR và KR’ gặp nhau ở đúng điểm S’ mà ta đã vẽ trong cách a.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác