Dạng bài tập vùng tối, vùng nửa tối

Dạng 2: Vùng tối, vùng nửa tối

Bài tập 1: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?

Bài tập 2: Vì sao trong phòng mổ người ta thường phải sử dụng nhiều đèn ở các vị trí khác nhau?

Bài tập 3: Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Đặt mắt trong vùng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn? Giải thích.


Bài tập 1: Bàn tay chắn giữa ngọn đèn (nguồn sáng) và bức tường đóng vai trò là vật cản sáng, trên tường (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện vùng tối và vùng nửa tối. Hình dạng của vùng tối và vùng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng.

Bài tập 2: Trong phòng mổ người ta thường phải sử dụng nhiều đèn ở các vị trí khác nhau để tránh hiện tượng che khuất ánh sáng do người và các dụng cụ khác trong phòng tạo nên bóng tối và bóng nửa tối ảnh hưởng tới ca mổ.

Bài tập 3: Đặt mắt trong vùng nửa tối, ta quan sát ngọn nến sáng yếu hơn so với khi không có màn chắn. Vì khi không có màn chắn, chỉ có một phần ánh sáng của ngọn nến truyền được đến mắt.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác