Đề cương ôn tập Toán 10 kết nối tri thức học kì 2

Đề cương ôn tập môn Toán lớp 10 bộ sách Kết nối mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức học được của môn Toán 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề: Hàm số

- Hàm số y = f(x) đồng biến trên khoảng (a;b) nếu: $\forall x_{1},x_{2}\in (a;b),x_{1}<x_{2}\Rightarrow f(x_{1})<f(x_{2})$

Hàm số y = f(x) nghịch biến trên khoảng (a;b) nếu: $\forall x_{1},x_{2}\in (a;b),x_{1}<x_{2}\Rightarrow f(x_{1})>f(x_{2})$

- Hàm số bậc hai: $y=ax^{2}+bx+c$ (a, b, c là hằng số; a $\neq $ 0). Tập xác định: D = $\mathbb{R}$

- Đồ thị hàm số $y=ax^{2}+bx+c$ (a $\neq $ 0) là đường parabol có đỉnh I ($-\frac{b}{2a};-\frac{\Delta }{4a}$), trục đối xứng x = $-\frac{b}{2a}$. Parabol có bề lõm quay lên nếu a > 0; bề lõm quay xuống nếu a < 0

Chủ đề: Dấu của tam thức bậc hai

- Tam thức bậc hai f(x) = $ax^{2}+bx+c$$ (a $\neq $ 0):

+ $\Delta <0$ thì f(x) cùng dấu với a với mọi $x\in \mathbb{R}$

+ $\Delta =0$ thì f(x) cùng dấu với a với mọi $x\neq -\frac{b}{2a}$ và $f(-\frac{b}{2a})=0$

+ $\Delta >0$ thì f(x) có hai nghiệm phân biệt $x_{1}$, $x_{2}$ ($x_{1}<x_{2}$)

Đề cương ôn tập Toán 10 kết nối tri thức học kì 2

- Giải bất phương trình bậc hai $ax^{2}+bx+c>0$ ta cần xét dấu tam thức $ax^{2}+bx+c$, từ đó suy ra tập nghiệm. 

Chủ đề: Phương trình đường thẳng

- Vectơ pháp tuyến của đường thẳng d có giá vuông góc với d

- Phương trình đường thẳng: ax + by + c = 0 (a, b không đồng thời bằng 0) nhận $\vec{n}(a;b)$ là vectơ pháp tuyến

- Vectơ chỉ phương $\vec{u}$ ($\vec{u}\neq \vec{0}$) của đường thẳng d có giá song song hoặc trùng với d

- Đường thẳng d đi qua A($x_{0};y_{0}$), vectơ chỉ phương $\vec{u}(a;b)$ có phương trình tham số: $\begin{cases}x& = x_{0}+at\\y& = y_{0}+bt\end{cases}$ (t là tham số)

Chủ đề: Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng

- Xét $\Delta _{1}:a_{1}x+b_{1}y+c_{1}=0$ và $\Delta _{2}:a_{2}x+b_{2}y+c_{2}=0$

$\begin{cases}a_{1}x+b_{1}y+c_{1}& = 0\\a_{2}x+b_{2}y+c_{2}& = 0\end{cases}$ (*)

$\Delta _{1}$ cắt $\Delta _{2}$ tại $M(x_{0};y_{0})$ $\Leftrightarrow $ hệ (*) có nghiệm duy nhất $(x_{0};y_{0})$

$\Delta _{1}$ song song với $\Delta _{2}$ $\Leftrightarrow $ hệ (*) vô nghiệm

$\Delta _{1}$ trùng $\Delta _{2}$ $\Leftrightarrow $ hệ (*) vô số nghiệm

- Góc giữa hai đường thẳng: $\cos \varphi =\left | \cos (\vec{n_{1}},\vec{n_{2}}) \right |=\frac{\left | \vec{n_{1}}.\vec{n_{2}} \right |}{\left | \vec{n_{1}} \right |.\left | \vec{n_{2}} \right |}=\frac{\left | a_{1}a_{2}+b_{1}b_{2} \right |}{\sqrt{a_{1}^{2}+b_{1}^{2}}.\sqrt{a_{2}^{2}+b_{2}^{2}}}$ ($\vec{n_{1}}(a_{1};b_{1})$, $\vec{n_{2}}(a_{2};b_{2})$ là vectơ pháp tuyến của $\Delta _{1}$, $\Delta _{2}$)

- $\Delta _{1}\perp \Delta _{2}\Leftrightarrow \vec{n_{1}}\perp \vec{n_{2}}\Leftrightarrow a_{1}a_{2}+b_{1}b_{2}=0$

- Nếu $\Delta _{1}$, $\Delta _{2}$ có vectơ chỉ phương $\vec{u_{1}}$, $\vec{u_{2}}$ thì $\cos \varphi =\left | \cos (\vec{u_{1}},\vec{u_{2}}) \right |$

- Khoảng cách từ $M(x_{0};y_{0})$ đến $\Delta :ax+by+c=0$: $d(M,\Delta )=\frac{\left | ax_{0}+by_{0}+c \right |}{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}$

Chủ đề: Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ

- Phương trình đường tròn (C), tâm I(a;b), bán kính R: $(x-a)^{2}+(y-b)^{2}=R^{2}$

- Phương trình đường tròn (C), tâm I(a;b), bán kính R = $\sqrt{a^{2}+b^{2}-c}$ ($a^{2}+b^{2}-c$ > 0):

$x^{2}+y^{2}-2ax-2by+c=0$

- Phương trình tiếp tuyến $\Delta $ của (C) tại $M(x_{0};y_{0})$ có vectơ pháp tuyến $\vec{MI}=(a-x_{0};b-y_{0})$: $(a-x_{0})(x-x_{0})+(b-y_{0})(y-y_{0})=0$

Chủ đề: Ba đường Conic

- Elip: 

+ Phương trình chính tắc: $\frac{x^{2}}{a^{2}}+\frac{y^{2}}{b^{2}}=1$ (a > b > 0)

+ Tiêu điểm: $F_{1}(-\sqrt{a^{2}-b^{2}};0)$, $F_{2}(\sqrt{a^{2}-b^{2}};0)$

+ Tiêu cự: $2c=2\sqrt{a^{2}-b^{2}}$

+ Tổng khoảng cách từ mỗi điểm thuộc elip tới hai tiêu điểm bằng 2a

- Hypebol: 

+ Phương trình chính tắc: $\frac{x^{2}}{a^{2}}-\frac{y^{2}}{b^{2}}=1$ (a, b > 0)

+ Tiêu điểm: $F_{1}(-\sqrt{a^{2}+b^{2}};0)$, $F_{2}(\sqrt{a^{2}+b^{2}};0)$

+ Tiêu cự: $2c=2\sqrt{a^{2}+b^{2}}$

+ Trị tuyệt đối của hiệu các khoảng cách từ mỗi điểm thuộc hypebol đến hai tiêu điểm bằng 2a

- Parabol:

+ Phương trình chính tắc: $y^{2}=2px$ (p > 0)

+ Tiêu điểm: $F(\frac{p}{2};0)$

+ Đường chuẩn: $\Delta :x=-\frac{p}{2}$

Chủ đề: Tổ hợp

- Quy tắc đếm: 

+ Quy tắc cộng: Một công việc thực hiện theo một trong hai phương án khác nhau thì số cách thực hiện là $n_{1}+n_{2}$ cách

+ Quy tắc nhân: Một công việc hoàn thành qua hai công đoạn liên tiếp thì số cách thực hiện là $m_{1}.m_{2}$ cách

- Hoán vị: $P_{n}=n!=n(n-1)(n-2)...2.1$ (n $\geq $ 1)

- Chỉnh hợp: $A_{n}^{k}=n(n-1)...(n-k+1)$ hay $A_{n}^{k}=\frac{n!}{(n-k)!}$ ($1\leq k\leq n$)

- Tổ hợp: $C_{n}^{k}=\frac{n!}{(n-k)!k!}$ ($0\leq k\leq n$) 

- Nhị thức Newton:

$(a+b)^{4}=C_{4}^{0}a^{4}+C_{4}^{1}a^{3}b+C_{4}^{2}a^{2}b^{2}+C_{4}^{3}ab^{3}+C_{4}^{4}b^{4}=a^{4}+4a^{3}b+6a^{2}b^{2}+4ab^{3}+b^{4}$

$(a+b)^{5}=C_{5}^{0}a^{5}+C_{5}^{1}a^{4}b+C_{5}^{2}a^{3}b^{2}+C_{5}^{3}a^{2}b^{3}+C_{5}^{4}ab^{4}+C_{5}^{5}b^{5}=a^{5}+5a^{4}b+10a^{3}b^{2}+$

$10a^{2}b^{3}+5ab^{4}+b^{5}$

Chủ đề: Biến cố. Xác suất

- Phép thử: hành động mà kết quả không thể biết được trước khi thực hiện phép thử; không gian mẫu ($\Omega $): tập hợp tất cả kết quả có thể khi thực hiện phép thử; kết quả thuận lợi cho biến cố E liên quan đến phép thử: kết quả của phép thử làm biến cố xảy ra

- Biến cố đối của biến cố E ($\overline{\rm E}$) là biến cố "E không xảy ra" 

- Xác suất của E: P(E) = $\frac{n(E)}{n(\Omega )}$

- Nguyên lí xác suất bé: Nếu một biến cố có xác suất rất bé thì trong một phép thử biến cố đó sẽ không xảy ra

- Xác suất của biến cố đối $\overline{\rm E}$: $P(\overline{\rm E})=1-P(E)$

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Hàm số

Bài tập 1: Cho hàm số y = (2m - 1)x + 4. Tìm m để hàm số đã cho:

a) Đồng biến trên $\mathbb{R}$

b) Nghịch biến trên $\mathbb{R}$

Bài tập 2: Cho hàm số y = f(x) = $x^{2}$ - 4

a) Xét chiều biến thiên của hàm số trên $(-\infty ;0)$, $(0;+\infty )$

b) Lập bảng biến thiên của hàm số trên [-1;3], từ đó xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số trên [-1;3].

Dạng 2: Dấu của tam thức bậc hai

Bài tập 1: Lập bảng xét dấu của biểu thức:

a) f(x) = $(4x^{2}-1)(-8x^{2}+x-3)(2x+9)$

b) f(x) = $\frac{(3x^{2}-x)(3-x^{2})}{4x^{2}+x-3}$

Bài tập 2: Giải bất phương trình bậc hai sau: $-5x^{2}+4x+12<0$

Dạng 3: Phương trình đường thẳng

Bài tập 1: Trong mặt phẳng Oxy, viết phương trình tổng quát đường thẳng $\Delta $ đi qua H(2;3) và vuông góc với đường thẳng AB với A(1;3) và B(2;1).

Bài tập 2: Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm A(3;-4), B(0;6). Viết phương trình tham số của đường thẳng AB.

Dạng 4: Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng

Bài tập 1: Cho đường thẳng (d): y = -2x + 1. Xác định đường thẳng d' đi qua M(-1;2) và vuông góc với d.

Bài tập 2: Với giá trị nào của m thì hai đường thẳng:

a) $\Delta _{1}$: $\begin{cases}x& = m+2t\\y& = 1+(m^{2}+1)t\end{cases}$ và $\Delta _{2}$: $\begin{cases}x& = 1+mt\\y& = m+t\end{cases}$ trùng nhau?

b) $d_{1}$: $\begin{cases}x& = 2+3t\\y& = 3+2t\end{cases}$ và $d_{2}$: $\begin{cases}x& = 2-3t\\y& = 1-4mt\end{cases}$ vuông góc?

Dạng 5: Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ 

Bài tập 1: Trong các phương trình sau, phương trình nào biểu diễn phương trình đường tròn, tìm tâm và bán kính (nếu có)

a) $x^{2}+y^{2}+2x-4y+9=0$

b) $x^{2}+y^{2}-6x+4y+13=0$

c) $2x^{2}+2y^{2}+-8x-4y-6=0$ 

Bài tập 2: Lập phương trình đường tròn (C) có tâm I(-1;2) và tiếp xúc với đường thẳng d: x + 2y - 8 = 0.

Dạng 6: Ba đường Conic

Bài tập 1: Viết phương trình chính tắc của elip (E) biết (E) tiếp xúc với hai đường thẳng $d_{1}$: x + y - 5 = 0; $d_{2}$: x - 4y - 10 = 0

Bài tập 2: Viết phương trình của parabol (P) có trục đối xứng là trục Ox, có đường chuẩn là trục Oy và đi qua A(5;4).

Dạng 7: Tổ hợp

Bài tập 1: Một nhóm có 5 bạn A, B, C, D, E. Có bao nhiêu cách phân công ba bạn làm trực nhật: 1 bạn quét nhà, 1 bạn lau bảng, 1 bạn xếp bàn ghế.

Bài tập 2: Khai triển nhị thức Newton $(2x+y)^{4}$

Dạng 8: Biến cố. Xác suất

Bài tập 1: Một hộp đựng 10 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng và 6 viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Tính xác suất để các viên bi lấy được đủ cả 3 màu.

Bài tập 2: Một lớp học có 27 học sinh nữ và 21 học sinh nam. Cô giáo chọn ra 5 học sinh để lập một tốp ca chào mừng 20/11. Tính xác suất để trong tốp ca đó có ít nhất một học sinh nữ.

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Toán 10 kết nối kì 2, ôn tập Toán 10 kết nối học kì 2, Kiến thức ôn tập Toán 10 kết nối học kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác