Đề cương ôn tập KTPL 10 kết nối tri thức kì 1

Đề cương ôn tập môn Đề cương ôn tập KTPL 10 bộ sách kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn KTPL 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức cần nhớ

Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế

Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.

Hoạt động phân phối – trao đổi là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.

Hoạt động tiêu dùng: sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Các chủ thể của nền kinh tế

Chủ thể sản xuất:  những người sản xuất cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Chủ thể tiêu dùng: người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất,...

Chủ thể trung gian: các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

Chủ thể nhà nước:  Là chủ thể trong nển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Thị trường và cơ chế thị trường

Thị trường

Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá.

- Các yếu tố cấu thành thị trường gồm:

+ Người mua - người bán

+ Hàng hoá - tiền tệ

+ Quan hệ mua – bán

+ Giá cả - giá trị

+ Cung - cầu hàng hoá.

Các loại thị trường:

-Đối tượng giao dịch

-Đối tượng mua bán, giao dịch

-Phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch

-Tính chất và cơ chế vận hành

Các chức năng cơ bản của thị trường:

-Chức năng thừa nhận

-Chức năng thông tin

-Chức năng điều tiết, kích thích

Cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường: hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế

Ưu điểm:

+ Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

+ Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.

+ Thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

Nhược điểm:

+ Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.

+ Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng.

+ Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.

-Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.

Chức năng của giá cả thị trường:

-Cung cấp thông tin

-Phân bố nguồn lực

Ngân sách nhà nước và thuế

Ngân hàng nhà nước

Ngân sách nhà nước  là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết đính để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nưởc. 

Đặc điểm của ngân sách nhà nước:

-tính pháp lí cao

-chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước.

-mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.

Vai trò của ngân sách nhà nước:

- Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Định hướng phát triển sản xuất vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.

- Là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giả cả, kiềm chế lạm phát.

- Là công cụ điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.

- Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh.... và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.

- Là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.

Công dân có quyền:

+ Được sử dụng hàng hóa, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

+ Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

Công dân có nghĩ vụ:

+ Sử dụng ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.

+ Nộp các khoản vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thuế

 Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các chủ thể kinh tế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

Vai trò của thuế:

Nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.

Qua thuế, nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.

Một số loại thuế phổ biến:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thuế thu nhập cá nhân.

+ Thuế giá trị gia tăng

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

+ Thuế bảo vệ môi trường.

Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

 

Vai trò của sản xuất là hoạt động kinh tế cơ bản của con người, làm ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của xã hội: tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, gia đình, xã hội và chủ thể kinh doanh, đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người trong xã hội, đóng góp cho sự phát triền kinh tế - xã hội của điạ phương và đất nước.

Mô hình sản xuất kinh doanh là mô hình sản xuất kinh doanh do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Mô hình hợp tác xã:  tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí hợp tác xã.

Đặc điểm của doanh nghiệp:

- Có tính hợp pháp

- Có tính tổ chức: 

Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng trong đời sống

Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Tín dụng: khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi.

Vai trò của tín dụng:

Góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư

Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của nhà nước.

Dịch cụ tín dụng

Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

Một số hình thức tín dụng ngân hàng:

Cho vay tín chấp

Cho vay thế chấp

Cho vay trả góp

Tín dụng thương mại: quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá.

Tín dụng tiêu dùng: khái niệm chỉ quan hệ kinh tế giữa người cho vay là các tổ chức tín dụng và người vay là người tiêu dùng nhằm tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu tiêu dùng

Tín dụng nhà nước: các hoạt động vay trả giữa nhà nước với những tác nhân khác trong nền kinh tế, thông qua các hoạt động nhà nước đi vay để phục vụ cho mục đích huy động vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước hoặc mở rộng quy mô đầu tư cùa nhà nước, hỗ trợ những đối tượng khó khăn trong xã hội để xây dựng và phát triền xã hội bền vững.

Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.

Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn  bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng).

Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng.

 Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ 6 tháng trở lên.

Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:

Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện

Bước 2: Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân

Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác