Đề cương ôn tập Hóa học 10 kết nối tri thức học kì 2 (P2)

Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Hóa học 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN

1. Tốc độ phản ứng

- Xét phản ứng hóa học dạng tổng quát: aA + bB → cC + dD

- Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:

\overline v  =  - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} =  - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}

- Trong đó: DCA, DCB, DCC, DCD lần lượt là biến thiên lượng chất các chất A, B, C, D trong khoảng thời gian Dt.

Nếu phản ứng trên là một phản ứng đơn giản thì biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng: v = k.(CA)a.(CB)b

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

+ Nồng độ: Khi nồng độ chất tan trong dung dịch tăng, tốc độ phản ứng tăng.

+ Áp suất: Đối với phản ứng có sự tham gia của chất khí, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng.

+ Nhiệt độ: Khi nhiệt độ phản ứng tăng dẫn đến số va chạm hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng, làm tốc độ phản ứng tăng.

+ Diện tích bề mặt tiếp xúc: Để tăng tốc độ phản ứng, ta có thể tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng bằng cách làm giảm kích thước hạt rắn hoặc tạo những hạt xốp.

+ Chất xúc tác: Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

2. Nguyên tố nhóm halogen

- Nguyên tử halogen: Cấu hình lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử halogen có dạng: ns2np5 (có 7 electron ở lớp ngoài cùng).

→ Xu hướng: dễ nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm gần nhất: X + 1e → X-

- Đơn chất halogen

+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng từ F2 đến I2 do:

+ Tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.

+ Khối lượng phân tử tăng.

+ Tính oxi hóa giảm dần từ fluorine đến iodine.

Hydrogen halide

+ Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide

hydrogen halide

HF lỏng có nhiệt độ sôi cao bất thường là do phân tử HF phân cực mạnh, có khả năng tạo liên kết hydrogen: H−F⋅⋅⋅H−F⋅⋅⋅H−F⋅⋅⋅

Từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng do:

+ Lực tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.

+ Khối lượng phân tử tăng.

+ Xu hướng biến đổi tính acid: Trong dãy hydrohalic acid, tính acid tăng từ hydrofluoric acid (yếu) đến hydroiodic acid (rất mạnh).

- Muối halide

Phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I- trong dung dịch muối và acid:

Dùng dung dịch silver nitrate (AgNO3) để phân biệt các ion halide (X-).

Trong đó:

+ Khi X- là F- thì không thấy sự biến đổi, do không có phản ứng hóa học xảy ra.

+ Khi X- là Cl- thì xuất hiện kết tủa trắng silver chloride (AgCl).

+ Khi X- là Br- thì xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt silver bromide (AgBr).

+ Khi X- là I- thì xuất hiện kết tủa màu vàng silver iodide (AgI).

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Tốc độ phản ứng

Bài tập 1:Thực hiện hai phản ứng phân hủy H2O2:

- Thí nghiệm 1: Có xúc tác MnO2.

- Thí nghiệm 2: Không dùng xúc tác.

So sánh tốc độ thoát khí ở hai thí nghiệm.

Bài tập 2: Cho khoảng 2 g zinc (kẽm) dạng hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ phòng. Nếu chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây (các điều kiện khác giữ nguyên) thì tốc độ phản ứng sẽ thay đổi thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?

(a) Thay kẽm hạt bằng kẽm bột cùng khối lượng và khuấy đều.

(b) Thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M có cùng thể tích.

(c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50oC).

Bài tập 3: Phản ứng giữa H2 và N2 là phản ứng đơn giản: N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g). Viết biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng.

Bài tập 4: Hydrogen peroxide phân hủy theo phản ứng: 2H2O2 →2H2O + O2. Sau 15 phút phản ứng, thể tích oxygen thu được là 16 cm3. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên.

Dạng 2: Nguyên tố nhóm halogen

Bài tập 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

a) MnO2 → Cl2 → HCl → Cl2 → CaCl2 → Ca(OH) 2 → Clorua vôi

b, KMnO4 → Cl2 → KCl → Cl2 → axit hipoclorơ → NaClO → NaCl → Cl2 → FeCl3

Bài tập 2: Chỉ dùng một hóa chất, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau: KI, Zn(NO3 ) 2 , Na2 CO3 , AgNO3 , BaCl2

Bài tập 3: Để hoà tan hoàn toàn 8,1g một kim loại X thuộc nhóm IIIA cần dùng 450 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc).

a) Xác định X

b) Tính giá trị V.

c) Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Bài tập 4: Dẫn Cl2 vào 200 gam dung dịch KBr. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng muối tạo thành nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 4,45 gam. Nồng độ phần trăm KBr trong dung dịch ban đầu.

Bài tập 5: Cho 3,87 gam hỗn hợp muối natri của hai hologen liên tiếp tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 6,63g kết tủa. Hai halogen kế tiếp là:

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Hóa học 10 kết nối tri thức học kì 2, ôn tập Hóa học 10 kết nối tri thức học kì 2, Kiến thức ôn tập Hóa 10 kết nối tri thức học kì 2, Ôn tập hóa học 10 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác