Đề cương ôn tập Địa lí 10 kết nối tri thức học kì 2

Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Địa lí 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Đặc điểm so sánh

Quy luật địa đới

Quy luật phi địa đới

Khái niệm

Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ

Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cấu trúc cảnh quan

Nguyên nhân

Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời -> góc chiếu của tia sang mặt trời tới Trái Đất nhỏ dần từ xích đạo về hai cực -> lượng bức xạ mặt trời cũng giảm theo

Do nguồn năng lượng bên trong lòng Trái Đất phân chia bề mặt đất thành: lục địa, đại dương và địa hình núi cao

Biểu hiện

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt

- Các đai áp cao và các đới gió trên Trái Đất

- Các nhóm đất và các thảm thực vật

Quy luật đai cao

Quy luật địa ô

2. Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới

a) Quy mô dân số

- Khoảng giữa thế kỉ XX, số dân thế giới tăng rất nhanh và gần đây đã tăng chậm lại.

- Năm 2020 số dân thế giới đạt khoảng 7,8 tỉ người.

- Ở các khu vực, các quốc gia, số dân có sự biến động khác nhau.

b) Gia tăng dân số

* Gia tăng dân số tự nhiên

- Tỉ suất sinh thô và tử thô trên thế giới có xu hướng giảm ở nhóm nước phát triển và đang phát triển.

- Để đánh giá gia tăng dân số tự nhiên, người ta dựa vào tỉ suất tăng tự nhiên dân số.

+ Tỉ suất tăng tự nhiên dân số là mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

+ Tỉ suất tăng tự nhiên dân số của toàn thế giới có xu hướng giảm nên số dân thế giới tăng chậm lại.

* Gia tăng dân số cơ học

- Tỉ suất nhập cư cho biết số người nhập cư đến một lãnh thổ trong năm.

- Tỉ suất xuất cư cho biết số người xuất cư của một lãnh thổ trong năm.

- Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.

+ Ở các nước phát triển tỉ suất nhập cư thường lớn hơn tỉ suất xuất cư.

+ Ở các nước đang phát triển tỉ suất xuất cư thường lớn hơn tỉ suất nhập cư.

- Ý nghĩa: Gia tăng dân số cơ học không ảnh hưởng tới số dân trên phạm vi toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia.

* Gia tăng dân số thực tế

- Tỉ lệ tăng dân số thực tế là tổng tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học (đơn vị: %).

- Là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số. Tuy nhiên, gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số.

* Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số

- Gia tăng dân số của một khu vực trong một năm là kết quả tổng hợp của tình hình sinh đẻ, tử vong và di cư của khu vực đó trong năm.

- Các nhân tố tác động đến sinh đẻ, tử vong và di cư chính là các nhân tố tác động đến gia tăng dân số.

c) Cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.

* Cơ cấu sinh học

- Cơ cấu dân số theo giới tính

- Cơ cấu dân số theo tuổi

* Cơ cấu xã hội: Có nhiều cách phân chia cơ cấu xã hội, trong đó quan trọng nhất là phân chia theo trình độ văn hoá và phân chia theo lao động.

3. Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

a) Tình hình phân bố dân cư:

- Dân cư thế giới phân bố rất không đều.

- Những vùng dân cư tập trung đông đúc như: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á,…

- Những vùng thưa dân như: Bắc Á, châu Đại Dương,...

- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư: Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội.

b) Đô thị hóa

- Khái niệm: Là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

- Ý nghĩa tỉ lệ dân thành thị

+ Là một trong các thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình đô thị hóa.

+ Cơ sở để đánh giá mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia.

- Các nhân tố tác động đến đô thị hóa

+ Nhân tố tự nhiên

+ Nhân tố xã hội

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

 

Ảnh hưởng tích cực

Ảnh hưởng tiêu cực

Về kinh tế

- Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

- Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

- Tăng năng suất lao động.

Giá cả ở đô thị thường cao.

Về xã hội

- Tạo thêm nhiều việc làm mới.

- Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống.

- Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của một bộ phận dân cư.

- Tạo áp lực về nhà ở, hạ tầng đô thị.

- Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội. 

Về môi trường

Mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn.

4. Các nguồn lực phát triển kinh tế

- Nguồn lực phát triển kinh tế của một lãnh thổ là sức mạnh tổng hợp được tích luỹ từ vị trí địa lí, lịch sử - văn hoá, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, các tài sản hiện có và tiềm năng của những tài sản hình thành trong tương lai, bao gồm cả nguồn lực từ bên ngoài có thể huy động nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của lãnh thổ đó.

- Phân loại: Theo phạm vi lãnh thổ, nguồn lực có thể phân thành: nguồn lực bên trong lãnh thổ và nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ.

- Vai trò của nguồn lực:

+ Các nguồn lực bên trong có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ.

  • Vị trí địa lí 

  • Nguồn lực tự nhiên

  • Nguồn lực kinh tế - xã hội

+ Các nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ

  • Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư.

  • Nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học - công nghệ.

  • Thị trường từ bên ngoài lãnh thổ,...

=> Tạo thêm sức mạnh cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kì kinh tế tri thức và các xu hướng hợp tác hoá, quốc tế hoá ngày càng mở rộng.

5. Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.

- Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia:

Đặc điểm

GDP

GNI

Khái niệm

Là tổng giá trị (theo giá  cả thị trường) của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do tất cả công dân của một quốc gia tạo ra trong một năm.

Đối tượng đóng góp

Các thành phần kinh tế đóng góp vào GDP gồm cả thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó.

Công dân của một quốc gia có thể tạo ra các giá trị ở cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia đó.

Đo lường

GDP được tạo ra bởi các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ quốc gia ở một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Chỉ số GNI đo lường tổng giá trị mà công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian (thường là 1 năm).

Ý nghĩa

Chỉ số GDP được dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia.

GNI dùng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực.

6. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

a) Vai trò

- Khai thác hiệu quả nguồn lực để phát triển kinh tế.

- Cung cấp sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cho tiêu dùng và sản xuất.

- Là thị trường tiêu thụ của các ngành kinh tế khác, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.

- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

- Có vai trò quan trọng trong giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.

b) Đặc điểm

- Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Đối tượng của nông, lâm, thuỷ sản là các sinh vật, các cơ thể sống. Sản xuất thường được tiến hành trong không gian rộng.

- Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

- Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ngày càng gắn với khoa học - công nghệ, liên kết sản xuất và hướng tới nền nông nghiệp xanh.

c) Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố

  • Tự nhiên

  • Kinh tế - xã hội

7. Địa lí ngành nông nghiệp

Đặc điểm so sánh

Ngành trồng trọt

Ngành chăn nuôi

Vai trò

- Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành CNCB.

- Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

- Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người.

- Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng.

- Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.

- Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.

- Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

 

Đặc điểm

- Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

- Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

- Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.

- Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ.

 

- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.

- Đối tượng của ngành chăn nuôi là các vật nuôi, tuân theo các quy luật sinh học.

- Chăn nuôi có thể phát triển tập trung hay di động, phân tán theo quy mô nhỏ hoặc quy mô lớn.

- Chăn nuôi là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc. Tuỳ theo mục đích sản xuất mà quyết định sản phẩm chính, sản phẩm phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư.

- Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến.

 

Sự phân bố

- Các cây lương thực chính: lúa gạo, lúa mì và ngô.

- Một số cây công nghiệp chính: cây lấy đường, cây lấy sợi, cây lấy dầu, cây cho chất kích thích, cây lấy nhựa,...

 

- Lợn, gà: phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển và khu vực đông dân như Đông Á, Đông Nam Á, châu Âu, Hoa Kỳ,…

- Bò: phân bố chủ yếu ở một số nước/vùng lãnh thổ như Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Nam Phi,…

- Trâu: phân bố chủ yếu ở các nước châu Á như Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á,…

- Dê, cừu: phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu khô hạn như Tây Á, Tây Nam Á, Tây Phi, Trung Phi, Mông Cổ,…

 

8. Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Đặc điểm so sánh

Ngành lâm nghiệp

Ngành thủy sản

Vai trò

- Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, thực phẩm, dược liệu,...).

- Bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn đất, điều tiết lượng nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

 

 - Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm (đặc biệt người dân ở trung du, miền núi).

 

 

- Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.

- Đóng góp và GDP ngày càng lớn.

 - Thuỷ sản là nguồn cung cấp các chất đạm, dễ tiêu hoá cho con người.

 

 - Cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khoẻ.

 

 - Thuỷ sản là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

 

 - Góp phần giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

 

 - Vai trò khác như: phụ phẩm của ngành thuỷ sản còn là thức ăn cho chăn nuôi,...

 

Đặc điểm

- Chu kì sinh trưởng dài, phát triển chậm là đặc điểm đặc thù của cây lâm nghiệp.

 - Hoạt động lâm nghiệp: trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng,... Các hoạt động khai thác, tái tạo rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

 

 - Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

 

- Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.

 - Sản xuất thuỷ sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

 

 - Sản xuất thuỷ sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.

 

Hoạt động trồng và khai thác

- Trồng rừng có ý nghĩa quan trọng không chỉ để tái tạo nguồn tài nguyên rừng mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

 - Diện tích rừng trồng trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng. Các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn nhất và sản lượng gỗ khai thác lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kỳ,...

 

 - Trên phạm vi toàn thế giới, sản lượng gỗ khai thác hằng năm có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm và giữa các nhóm nước.

 

- Khai thác thuỷ sản là hoạt động đánh bắt các loài thuỷ sản.

 + Việc đánh bắt chủ yếu diễn ra ở biển và đại dương, nơi có các ngư trường lớn.

 

 + Nhu cầu tiêu thụ lớn và những tiến bộ trong công nghệ đánh bắt, sản lượng khai thác thuỷ sản ngày càng tăng.

 

 + Các quốc gia có sản lượng đánh bắt lớn nhất năm 2019 là: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam,...

 

 + Các quốc gia có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất năm 2019 là: Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á,...

9. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

a) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

- Quan niệm: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp (trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường) trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

- Vai trò:

+ Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp.

+ Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực trên lãnh thổ.

+ Hạn chế tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.

- Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: trang trại, vùng nông nghiệp và thể tổng hợp nông nghiệp.

b) Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại và định hướng phát triển nông nghiệp thế giới trong tương lai

* Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới

Nền nông nghiệp hiện đại đang cố gắng khắc phục những khó khăn trong sản xuất với các hướng khác nhau:

- Hình thành cánh đồng lớn là một trong những hướng quan trọng để tăng quy mô sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về nông sản ngày càng tăng của con người.

- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ (sinh học, CNTT, tự động hoá,...) vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hạn chế các điều kiện bất lợi.

- Tăng cường hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp để tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên tham gia.

* Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo định hướng:

- Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu: tạo ra các giống mới, thay đổi quy mô và cơ cấu cây trồng phù hợp, phát triển thuỷ lợi,...

- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học - công nghệ để quản lí quá trình sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất,...

- Phát triển nông nghiệp xanh (hữu cơ): khai thác tối đa các nguồn tài nguyên sạch, hướng đến một mô hình tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

10. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

a) Vai trò

Công nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có tác động toàn diện tới sản xuất và đời sống xã hội.

- Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Công nghiệp cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng; nguồn hàng xuất khẩu, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư.

- Công nghiệp góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi không gian kinh tế và đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng kinh tế.

b) Đặc điểm

- Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.

- Có mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá và hợp tác hoá rất cao.

- Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn nên lượng phát thải ra môi trường nhiều.

- Có tính linh động cao về mặt phân bố theo không gian.

- Nền công nghiệp hiện đại gắn liền với tự động hoá, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

c) Cơ cấu

- Cơ cấu ngành công nghiệp gồm tổng thể các ngành, nhóm ngành tạo nên công nghiệp và mối quan hệ giữa chúng.

- Phân loại

+ Có nhiều cách phân loại các ngành công nghiệp.

+ Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, người ta chia sản xuất công nghiệp thành hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

c) Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

- Các nhân tố bên trong

  • Vị trí địa lí 

  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

  • Điều kiện kinh tế - xã hội 

- Các nhân tố bên ngoài

  • Vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao.

  • Khoa học - công nghệ, thị trường từ bên ngoài lãnh thổ,...

11. Địa lí một số ngành công nghiệp

Đặc điểm so sánh

 Công nghiệp khai thác than

Công nghiệp khai thác dầu khí

Công nghiệp khai thác quặng kim loại

Công nghiệp điện lực

Công nghiệp điện tử, tin học

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Công nghiệp thực phẩm

Vai trò

+ Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản trong cơ cấu năng lượng của thế giới.

 

+ Làm nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhiệt điện, luyện kim, hóa chất,…

+ Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản, sử dụng rộng rãi trong SX và đời sống.

 

+ Nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm.

 

+ Xuất khẩu dầu khí là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.

+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại phát triển gắn với quá trình công nghiệp hoá.

+ Kim loại được sử dụng nhiều ở các thiết bị trong đời sống,...

+ Là nguồn năng lượng không thể thiếu trong xã hội hiện đại, cơ sở để tiến hành cơ khí hoá, tự động hoá trong sản xuất.

 

+ Điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.

 

+ Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.

+ Có vai trò đặc biệt quan trọng cả ở hiện tại và tương lai do tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, đời sống xã hội, hỗ trợ tái tạo và bảo vệ môi trường.

 

+ Trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều nước, đem lại giá trị gia tăng cao.

 

+ Là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

+ Là lĩnh vực không thể thiếu được trong cơ cấu công nghiệp của mọi quốc gia.

 

+ Sản xuất ra các hàng hoá thông dụng, phục vụ cuộc sống hằng ngày của người dân.

 

+ Tạo ra mặt hàng xuất khẩu, tận dụng nguồn lao động tại chỗ, huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế.

+ Là lĩnh vực cung cấp sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu về ăn, uống của con người.

 

+ Góp phần làm thay đổi chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp.

 

+ Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.

Đặc điểm

+ Xuất hiện từ rất sớm, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

 

+ Sử dụng than gây tác động xấu tới môi trường, đòi hỏi các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế.

+ Các mỏ dầu khí thường nằm sâu trong lòng đất, việc khai thác phụ thuộc vào sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.

 

+ Sản lượng và giá dầu khí có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế thế giới.

 

+ Khai thác, sử dụng dầu khí ảnh hưởng môi trường và tác động tới biến đổi khí hậu.

+ Quặng kim loại được chia thành một số nhóm: kim loại đen, màu, quý, hiếm,...

+ Việc khai thác thiếu quy hoạch khiến nhiều loại quặng kim loại có nguy cơ cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường, đòi hỏi phải có các vật liệu thay thế và tái sử dụng kim loại.

+ Các nước có cơ cấu điện năng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển,...

 

+ Công nghiệp điện lực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện.

 

+ Sản phẩm của công nghiệp điện lực không lưu giữ được.

+ Ngành công nghiệp điện tử, tin học bao gồm công nghiệp điện tử và tin học.

 

+ Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển mạnh, đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.

 

+ Sản phẩm phong phú, đa dạng, luôn thay đổi về chất lượng và mẫu mã theo hướng hiện đại hoá. Ngành này ít gây ô nhiễm môi trường.

+ Là ngành đòi hỏi vốn đầu tư ít, hoàn vốn nhanh, thời gian xây dựng hạ tầng tương đối ngắn, quy trình sản xuất đơn giản.

 

+ Chịu ảnh hưởng lớn từ nhân công, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm, dễ gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.

+ Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm rất phong phú, đa dạng.

 

+ Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản.

 

+ Các yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng.

Phân bố

+ Sản lượng than của thế giới tăng (từ 3,7 tỉ tấn - 1980 lên 7,9 tỉ tấn - 2019).

 

+ Các quốc gia có sản lượng than lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Liên bang Nga,...

+ Năm 2019, sản lượng dầu khai thác của thế giới là 4,5 tỉ tấn.

 

+ Các quốc gia khai thác dầu chủ yếu là: A-rập Xê-út, I-ran, Hoa Kỳ,...

 

+ Các quốc gia khai thác khí tự nhiên chủ yếu là: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ca-ta, I-ran,...

+ Các nước khai thác quặng kim loại nhiều đều là các nước có trữ lượng quặng lớn.

 

+ Sắt (Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ,...), bô-xít (Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin,...), đồng (Chi-lê, Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Liên bang Nga)...

Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Ấn Độ,...) do nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và đời sống ở các nước này rất lớn.

Tập trung hầu hết ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển. Cụ thể như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu,…

+ Phân bố rộng rãi ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ lớn,...

 

+ Một số quốc gia tiêu biển: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, các nước EU, Nhật Bản,...

 

 

Công nghiệp thực phẩm có mặt ở mọi quốc gia nhưng phát triển nhất là ở các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào, hoặc có nhu cầu tiêu thụ lớn, đó là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước EU, Ô-xtrây-li-a,...

12. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Quan niệm: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên các không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau.

- Vai trò

+ Sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội.

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước.

+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

- Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung và trung tâm công nghiệp.

13. Tác động của công nghiệp đối với môi trường phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nhiệp trong tương lai

a) Tác động của công nghiệp tới môi trường

- Trong quá trình sản xuất: Hoạt động công nghiệp sẽ đưa vào môi trường các chất thải, làm phá vỡ chu trình cân bằng vật chất của môi trường, gây ô nhiễm môi trường.

+ Khí thải từ các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí, gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu.

+ Nước thải công nghiệp, nhất là nước thải chưa được xử lí chứa nhiều hoá chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nước, đất,...

- Sản phẩm và chất thải công nghiệp

+ Là những vật liệu khó phân hủy; sau khi sử dụng, những vật liệu này sẽ tồn tại trong môi trường thời gian dài, ảnh hưởng xấu, lâu dài đến môi trường

-> Việc phân loại và tái chế rác thải công nghiệp đang được các quốc gia quan tâm.

b) Phát triển năng lượng tái tạo

- Việc sử dụng năng lượng hoá thạch làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

- Các nguồn năng lượng tái tạo: Sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng khác có khả năng tái tạo.

- Mục đích đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo

+ Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác.

+ Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.

+ Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

- Phân bố: Một số quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo là Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước châu Âu,...

c) Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

- Chuyển dần từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có kĩ thuật, công nghệ cao.

- Phát triển công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, tạo ra sản phẩm bằng các quy trình không gây ô nhiễm, tiết kiệm nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng chất thải.

- Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

14. Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ.

a) Cơ cấu

- Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm phần lớn là vô hình (phi vật chất) nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người.

- Khu vực dịch vụ có cơ cấu ngành hết sức đa dạng và phức tạp.

- Kinh tế càng phát triển, xã hội càng tiến bộ, văn minh thì càng xuất hiện nhiều ngành dịch vụ mới.

- Người ta thường chia dịch vụ thành ba nhóm:

+ Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hoá, bán buôn,…

+ Dịch vụ tiêu dùng: y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính viễn thông,...

+ Dịch vụ công: hành chính công, thủ tục hành chính,...

b) Vai trò

- Vai trò về kinh tế

+ Dịch vụ giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt, đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro.

+ Dịch vụ thúc đẩy sự phân công lao động, hình thành cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế hợp lí, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Dịch vụ góp phần tăng thu nhập quốc dân cũng như thu nhập của cá nhân trong xã hội.

- Các vai trò khác

+ Về mặt xã hội, dịch vụ giúp cho các lĩnh vực của đời sống xã hội và sinh hoạt công cộng diễn ra thuận lợi, nâng cao đời sống con người.

+ Về mặt môi trường, dịch vụ góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

+ Dịch vụ giúp tăng cường toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

c) Đặc điểm

- Sản phẩm dịch vụ phần lớn là phi vật chất.

- Quá trình sản xuất dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ thường diễn ra đồng thời.

- Sự phát triển khoa học - công nghệ làm thay đổi hình thức, cơ cấu, chất lượng dịch vụ.

d) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

- Vị trí địa lí 

- Nhân tố tự nhiên

- Nhân tố kinh tế - xã hội

15. Địa lí ngành giao thông vận tải

a) Vai trò

- Với kinh tế, giao thông vận tải vận chuyển nguyên liệu, vật tư kĩ thuật, ... đến nơi sản xuất và sản phẩm đến nơi tiêu thụ.

- Với đời sống xã hội, giao thông vận tải vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư, kết nối các địa phương, tăng cường khả năng an ninh quốc phòng.

- Giao thông vận tải gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Đồng thời, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

b) Đặc điểm

- Đối tượng phục vụ của giao thông vận tải là con người và các sản phẩm vật chất do con người làm ra.

- Chất lượng của dịch vụ giao thông vận tải được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hoá.

- Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của giao thông vận tải là

+ Khối lượng vận chuyển (số lượt khách, số tấn hàng hoá).

+ Khối lượng luân chuyển (số lượt khách.km, số tấn.km).

+ Cự li vận chuyển (km).

- Sự phân bố của ngành giao thông vận tải có tính đặc thù, theo mạng lưới.

- Khoa học - công nghệ làm thay đổi loại hình, chất lượng,… của giao thông vận tải.

c) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

- Vị trí địa lí

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

d) Tình hình phát triển và phân bố

* Đường ô tô

* Đường sắt

* Đường hàng không

* Đường biển

* Đường sông, hồ

16. Địa lí ngành bưu chính viễn thông

a) Vai trò

* Với phát triển kinh tế

- Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.

- Hiện đại hoá, thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Bản thân bưu chính viễn thông cũng là ngành dịch vụ mang lại giá trị kinh tế cao.

* Với các lĩnh vực khác

- Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hoá.

- Tạo thuận lợi cho quản lý hành chính.

- Nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần trong xã hội.

b) Đặc điểm

- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm hai nhóm: bưu chính và viễn thông.

- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử,... từ nơi gửi đến nơi nhận.

- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ khoảng cách xa.

- Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện.

- Sự phát triển của bưu chính viễn thông trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

c) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

- Trình độ phát triển kinh tế, mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô và tốc độ phát triển bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và sự phát triển của bưu chính viễn thông.

d) Tình hình phát triển và phân bố

- Bưu chính

+ Gồm các dịch vụ vận chuyển thư tín, bưu phẩm, chuyển tiền và điện báo.

+ Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp, nhiều dịch vụ mới có chất lượng cao ra đời.

+ Mạng lưới bưu cục mở rộng chủ yếu ở các thành phố, các trung tâm công nghiệp.

- Viễn thông

+ Phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những hạ tầng cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế, các dịch vụ chủ yếu là điện thoại và internet.

+ Điện thoại là phương tiện liên lạc được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

+ Internet ra đời thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin toàn cầu phát triển mạnh. Số người sử dụng internet ngày càng tăng.

-> Ngành viễn thông đã ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin (internet vạn vật, dữ liệu số, điện toán đám mây,...) để nâng cao chất lượng, khả năng cung ứng dịch vụ.

17. Địa lí ngành du lịch

a) Vai trò

* Với phát triển kinh tế

- Góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước.

- Tạo nguồn thu cho đất nước. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

* Với các lĩnh vực khác

- Đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người.

- Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường.

- Tăng cường sự hiểu biết đất nước, quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia.

b) Đặc điểm

- Du lịch là ngành đặc biệt, vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá - xã hội.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề khác.

- Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ, chịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, dịch bệnh,...

- Khoa học công nghệ tác động làm thay đổi hình thức, chất lượng,... của ngành du lịch.

c) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

- Sự có mặt của các tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và sự kết hợp của các tài nguyên du lịch

- Thị trường (khách du lịch)

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng 

- Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao 

- Các điều kiện kinh tế - xã hội khác như sự phát triển của các ngành kinh tế, mức sống của dân cư, chính sách của nhà nước,... 

d) Tình hình phát triển và phân bố

* Tình hình

- Hoạt động du lịch trên thế giới phát triển nhanh từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay.

- Du lịch đã trở thành một nhu cầu trong đời sống văn hoá - xã hội của người dân.

- Số lượng khách du lịch quốc tế không ngừng tăng (1460 triệu lượt người - 2019).

- Doanh thu du lịch tăng nhờ lượng khách du lịch tăng và chi tiêu của khách cũng tăng.

- Các hoạt động du lịch ngày càng phong phú, đã xuất hiện các loại hình du lịch mới.

- Sự bùng nổ du lịch cũng gây ra nhiều tác động đến môi trường => Du lịch bền vững đang là xu hướng được các quốc gia quan tâm.

* Phân bố

- Địa bàn du lịch ngày càng mở rộng.

- Các nước có ngành du lịch phát triển nhất là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,...

18. Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

Đặc điểm so sánh

Ngành thương mại

Ngành tài chính - ngân hàng

Vai trò

* Với phát triển kinh tế

- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

- Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hoá được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.

* Với các lĩnh vực khác

- Định hướng tiêu dùng, tạo tập quán tiêu dùng mới.

 - Thúc đẩy phân công lao động giữa các lãnh thổ trong nước và trên thế giới.

- Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều tiết sản xuất và ổn định nền kinh tế.

- Xác lập các mối quan hệ tài chính, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động.

- Thông qua các hoạt động tài chính toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.

Đặc điểm

- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua, đồng thời tạo ra thị trường.

- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.

- Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương).

- Hoạt động ngoại thương được đo lường bằng cán cân xuất nhập khẩu.

- Sự kết hợp giữa thương mại và công nghệ dẫn đến sự bùng nổ của thương mại điện tử.

- Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động.

- Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.

- Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa vào tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ.

+ Chất lượng sản phẩm thường chỉ có thể được đánh giá trong, sau khi sử dụng dịch vụ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

Vị trí địa lí

Trình độ phát triển kinh tế và lịch sử - văn hóa

Đặc điểm dân cư

Khoa học - công nghệ

Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế

- Nhu cầu phát triển kinh tế và khả năng tài chính của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tài chính ngân hàng.

- Các đặc điểm về phân bố các trung tâm kinh tế, dân cư, quần cư,... ảnh hưởng đến sự phân bố, quy mô của các cơ sở giao dịch tài chính ngân hàng.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động, năng suất lao động của ngành tài chính ngân hàng.

Tình hình phát triển và phân bố

- Nội thương

+ Hoạt động thương mại các quốc gia ngày càng phát triển về cả không gian trao đổi sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm.

+ Quy mô thị trường hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng.

+ Việc mua bán hàng hoá thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

+ Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thương mại truyền thống.

- Ngoại thương

 + Thị trường thế giới hiện nay là thị trường toàn cầu, xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới.

 

+ Thương mại quốc tế ngày càng tăng về khối lượng và giá trị hàng hoá.

+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm.

 Tình hình

 - Ngành tài chính ngân hàng xuất hiện từ lâu và phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

 

 - Nhiều tổ chức tài chính ngân hàng quốc tế được thành lập.

 

 - Ở các nước đang phát triển, hoạt động tài chính ngân hàng cũng ngày càng sôi động.

 

 - Các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới: Niu Oóc, Luân Đôn, Thượng Hải, Tô-ky-ô,..

 

* Phân bố: Tài chính ngân hàng là một trong những ngành trụ cột ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Liên bang Nga, Hàn Quốc,...

19. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a) Môi trường

- Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

- Đặc điểm

+ Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của con người, được phân thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.

+ Môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

* Vai trò của môi trường

- Môi trường là không gian sống của con người.

- Môi trường là nguồn cung cấp tài nguyên cho sản xuất và đời sống con người.

- Môi trường là nơi chứa đựng chất thải do con người tạo ra.

- Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin.

b) Tài nguyên thiên nhiên

- Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống.

- Đặc điểm

+ Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trong không gian.

+ Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng. Có nhiều cách phân loại tài nguyên thiên nhiên.

- Phân loại thông dụng nhất hiện nay là dựa vào khả năng tái sinh của tài nguyên so với tốc độ tiêu thụ của con người.

20.  Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

a) Phát triển bền vững

- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

* Sự cần thiết phải phát triển bền vững

- Về kinh tế

+ Suốt thời gian dài, nhiều quốc gia tập trung theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP nhanh.

+ Tài nguyên thiên nhiên quá mức và lượng chất thải tạo ra môi trường quá cao.

=> Suy thoái môi trường và suy giảm tài nguyên dẫn tới hậu quả môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

- Về xã hội

+ Quá trình phát triển kéo theo những thách thức chồng chất về các vấn đề xã hội.

+ Các vấn đề xã hội đã làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sự an toàn và thịnh vượng của con người.

- Về môi trường

+ Đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

+ Biểu hiện là sự ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, lượng chất thải quá lớn,…

 + Những thách thức của môi trường đưa chúng ta vào thời kì khủng hoảng môi trường.

=> Nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và hành động để giải quyết các vấn đề đó đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

b) Tăng trưởng xanh

* Khái niệm

Tăng trưởng xanh là sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để có thể tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cho cuộc sống con người trong tương lai.

* Biểu hiện

- Tăng trưởng xanh lấy chính các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế.

- Tăng trưởng xanh hướng tới việc sử dụng tài nguyên có hạn của Trái Đất một cách hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động, đồng thời giảm các tác động đến môi trường.

- Tăng trưởng xanh cũng thể hiện ở việc giảm bất bình đẳng thông qua tiêu dùng xanh, đổi mới sản xuất và kinh doanh.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Hãy trình bày vai trò và đặc điểm của bưu chính viễn thông

Câu 2: Tác hại của môi trường bị ô nhiễm và suy thoái ảnh hưởng đến đối tượng nào? Ví dụ cụ thể.

Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Câu 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

Câu 5: Cho bảng số liệu sau:

KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HOÁ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI Ở NƯỚC TA, NĂM 2020

Phương tiện vận tải

Khối lượng vận chuyển

(nghìn tấn)

Khối lượng luân chuyển

(triệu tấn.km)

Đường sắt

5216,3

3818,9

Đường bộ

1307877,1

75162,9

Đường sông

244708,2

51630,3

Đường biển

69639,0

152277,2

Đường hàng không

272,4

528,4

Tổng số

1627713,0

283417,7

Dựa vào bảng số liệu, em hãy tính cự li vận chuyển hàng hoá trung bình của các phương tiện vận tải nước ta, năm 2020 và nhận xét.

Câu 6: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 21. Số dân và sản lượng lương thực thế giới giai đoạn 2000 - 2019

Năm

Tiêu chí

2000

 

2005

2010

2015

2019

Số dân thế giới (triệu người)

6143,5

6541,9

6956,8

7379,8

7713,0

Sản lượng lương thực (triệu tấn)

2060,0

2114,0

2476,4

2550,9

2964,4

a) Hãy vẽ biểu đồ kết hợp (đường và cột) thể hiện số dân và sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn 2000 - 2019.

b) Tính bình quân lương thực đầu người của thế giới (đơn vị: kg/người) trong giai đoạn trên và nhận xét.

Câu 7: Tại sao ngành công nghiệp hàng tiêu dùng lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Địa lí 10 kết nối tri thức học kì 2, Đề cương ôn tập lớp 10 kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác