Đề cương ôn tập Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức học kì 1
Đề cương ôn tập môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Công nghệ 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT
- Vai trò: Đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp, tham gia vào xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động
- Một số yếu tố chính trong trồng trọt: Giống cây trồng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất trồng và dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác
CHỦ ĐỀ 2: ĐẤT TRỒNG
1. Giới thiệu chung về đất trồng, giá thể trồng cây
- Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm
- Các thành phần: Phần lỏng (nước mưa, nước ngầm, nước tưới), phần rắn (chất vô cơ và hữu cơ), phần khí (oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước,...) và sinh vật đất.
- Keo đất: Là những hạt đất có kích thước dao động trong khoảng 1 - 250µm, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.
- Tỉ lệ các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
- Giá thể trồng cây: Là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước, có độ thoáng tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt, hình thành và phát triển của bộ rễ của cây trồng, giúp cây hấp thụ nước, dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
- Gồm 2 nhóm:
+ Giá thể hữu cơ tự nhiên
+ Giá thể trơ cứng
2. Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng
- Sử dụng và bảo vệ:
+ Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất
+ Kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất
+ Canh tác bền vững
- Cải tạo đất trồng: cải tạo chua, mặn và đất bạc màu
CHỦ ĐỀ 3: PHÂN BÓN
1. Sử dụng và bảo quản phân bón
- Phân bón hóa học:
+ Phân đạm và phân kali dùng bón lót và bón thúc
+ Phân lân dùng bón lót
+ Phân hỗn hợp NPK dùng bón lót hoặc bón thúc
+ Bón vôi để cải tạo đất
+ Bảo quản: chống ẩm, chống lẫn lộn, chống acid và chống nóng
- Phân bón hữu cơ
+ Dùng để bón lót và phải bón lót sớm
+ Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên phải sử dụng lượng lớn mới đủ dinh dưỡng.
+ Khi sử dụng phải được ủ hoại mục
+ Phối hợp phân bón vô cơ và chú ý công thức luân canh.
+ Bảo quản: ủ nóng, ủ nguội và ủ hỗn hợp
- Phân bón vi sinh
+Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.
+ Bón vào đất để tăng vi sinh vật có ích.
+ Bón lót cho cây ngắn ngày, bón sau thu hoạch cho cây dài ngày
+ Đảm bảo độ ẩm của đất để vi sinh vật hoạt động tốt nhất.
+ Bảo quản: nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc ẩm ướt. Mùa hè bảo quản 4 tháng, mùa đông 6 tháng
2. Sử dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- Nhân giống vi sinh vật đặc hiệu, trộn với đất nền để tạo ra phân bón vi sinh.
- Công nghệ vi sinh tạo ra nhiều phân bón vi sinh khác nhau: phân bón vi sinh cố định đạm, phân bón vi sinh chuyển hóa lân, phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ
CHỦ ĐỀ 4: CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Vai trò, phương pháp chọn giống cây trồng
- Vai trò:
+ Tăng năng suất và chất lượng nông sản.
+ Tăng khả năng kháng sâu, bệnh
+ Tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.
+ Mở rộng diện tích trồng trọt
- Các phương pháp chọn giống cây trồng: chọn lọc hỗn hợp, chọn lọc cá thể
2. Tạo và nhân giống cây trồng
- Phương pháp tạo giống cây trồng: phương pháp lai, gây đột biến, công nghệ gene
- Nhân giống cây trồng: nhân giống hữu tính và vô tính
Bình luận