Đề cương ôn tập Ngữ văn 10 kết nối tri thức học kì 2
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Ngữ văn 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN
1. Văn bản nghị luận
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Tác gia Nguyễn Trãi |
| Văn nghị luận | - Trình bày về cuộc đời và con người của tác giả Nguyễn Trãi - Khẳng định ông là người vừa có tài năng vừa đức độ | Lập luận sắc bén, dẫn chứng rõ ràng thuyết phục |
Bình Ngô đại cáo | Nguyễn Trãi | Cáo | Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn | - Lí luận chặt chẽ, hợp lí lời lẽ hùng hồn - Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương |
Một đời như kẻ tìm đường | Phan Văn Trường | Văn nghị luận | Văn bản gửi gắm những trải nghiệm của bản thân tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời. | Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình. |
2. Thơ
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Bảo kính cảnh giới | Nguyễn Trãi | Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn | - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè - Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. | - Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm - Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. - Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả. |
Dục Thúy Sơn | Nguyễn Trãi | Ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. | - Ca ngợi vẻ đẹp núi Dục Thúy - Qua đó diễn tả tâm trạng nỗi niềm của tác giả khi nghĩ tới người xưa. | - Ngôn từ thơ giàu hình ảnh, sức gợi tả - Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh,… |
Ngôn chí, bài 3 | Nguyễn Trãi | Thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể | Văn bản Ngôn chí (bài 3) nói lên vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nhân dân, đất nước đồng thời cũng thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc. | Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ). |
Bạch Đằng hải khẩu | Nguyễn Trãi | Thất ngôn bát cú Đường luật | - Văn bản “Cửa biển Bạch Đằng” ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ là mồ chôn quân xâm lược. - Nhìn dòng sông, Nguyễn Trãi tự hào về cửa ải hiểm trở, tự hào về anh hùng hào kiệt, rồi bộc lộ lòng man mác bâng khuâng. | - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên. - Thể thơ thất ngôn linh hoạt sáng tạo. |
Con đường không chọn | Rô-bớt Phờ-rớt | Thể thơ tự do | Bài thơ gửi gắm thông điệp trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn quan trọng. | - Hình ảnh ẩn dụ sâu sắc hấp dẫn. - Ngôn ngữ thơ thấm thía, giàu sức gợi |
3. Truyện
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Người cầm quyền khôi phục uy quyền | Vích-to Huy-gô | Tiểu thuyết | - Ca ngợi lẽ sống, tình thương "trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau". - Phê phán giai cấp tư sản vì lợi ích của mình mà chà đạp lên người dân lương thiện. | - Kịch tính: + Xây dựng trên những tương phản, đối lập. + Thủ pháp hãm chậm, gây bất ngờ. - Đậm chất lãng mạn: + Thủ phá tương phản, phóng đại, so sánh, ẩn dụ, bình luận ngoại đề. + Lý tưởng nhân văn: sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người, cải tạo xã hội. |
Dưới bóng hoàng lan | Thạch Lam | Truyện ngắn | “Dưới bóng hoàng lan” là truyện ngắn không có cốt truyện. “Dưới bóng hoàng lan” có 4 nhân vật: hai bà cháu, cô thôn nữ Nga và cây hoàng lan. Thanh là một đứa trẻ mồ côi, một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh đi tỉnh làm, lần trở về thăm bà gần nhất cách đó đã hai năm. Mái nhà xưa và bóng bà “che mát” tâm hồn đứa cháu; hương thơm và bóng hoàng lan ướp hương và ủ ấp cho một mối tình êm đẹp “dịu ngọt chăng tơ… | + Thạch Lam sử dụng lời kể tâm tình để miêu tả lại khung cảnh ngôi nhà, khu vườn nơi Thanh sinh ra và lớn lên, nơi chứa những kỉ niệm thơ ấu tươi đẹp của Thanh. + Lời kể trong truyện ngắn còn lột tả được tâm tình của nhân vật chính: một tâm trạng thoải mái mang theo sự hoài niệm. + Với lời kể nhẹ nhàng, chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một tình yêu bà. + Không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên mang theo tình cảm yêu quê hương mà lời kể còn tái hiện được bức tranh tình yêu trong sáng giữa Nga và Thanh. |
Một chuyện đùa nho nhỏ | An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp | Truyện ngắn | Một chuyện đùa nho nhỏ để lại cho chúng ta những dư vị bâng khuâng lạ lùng, giống như khi tuổi trẻ qua đi, những kỷ niệm tinh nghịch và ngọt ngào của tuổi hoa niên đã đem lại cho chúng ta biết bao hồi tưởng bâng khuâng về mối tình đầu. | - Tình huống truyện đặc sắc, nổi bật - Các chi tiết đầy gợi mở, lôi cuốn, thu hút bạn đọc |
Con khướu sổ lồng | Nguyễn Quang Sáng | Truyện ngắn | - Thể hiện tình yêu thiên nhiên, các loài vật mà cụ thể là loài chim khướu - Tài năng nghệ thuật của tác giả có cái nhìn sâu sắc, chân thực tinh tế | Ngôn ngữ trong sáng giản dị, gần gũi thu hút người đọc. |
Mãi mãi tuổi hai mươi | Nguyễn Văn Thạc | Truyện ngắn | Văn bản như một lời động viên, khích lệ cũng là nhắc nhở thế hệ trẻ về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, xã hội. | Giọng điệu trần thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc |
4. Văn bản thông tin
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Sự sống và cái chết | Trịnh Xuân Thuận | Văn bản thông tin | - Văn bản đã giúp nhận ra sự hữu hạn và nhỏ bé của con người trong lịch sử sự sống của Trái Đất. - Văn bản giúp người đọc suy ngẫm nhiều hơn đến ý nghĩa của cuộc sống, và bản thân cần làm gì để duy trì sự sống. | - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng sắc bén, chính xác cụ thể. - Ngôn ngữ khoa học chính xác dễ hiểu - Văn phong cô động, xúc tích |
Nghệ thuật truyền thống của người Việt | Nguyễn Văn Huyên | Chuyên khảo | Ca ngợi những ngành nghệ thuật truyền thống của dân tộc | Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận: làm cho đối tượng được nhắc đến trở nên sinh động, cụ thể; khiến cho văn bản có sức thuyết phục với người đọc. |
Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu | Lê My | Văn bản thông tin |
| - Tình huống truyện đặc sắc, nổi bật - Các chi tiết đầy gợi mở, lôi cuốn, thu hút bạn đọc |
Về chính chúng ta | Các-lô Rô-ve-li | Văn bản thông tin | - Văn bản Về chính chúng ta chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người. - Ở đó khoa học, triết học văn chương và tôn giáo đã được kết hợp một cách hài hoà, cho người đọc thấy được vẻ đẹp huyền bí của thế giới. | - Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục. - Các biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc, liệt kê được sử dụng linh hoạt, hiệu quả. |
CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Sử dụng từ Hán Việt
- Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh.
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
2. Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê
a. Biện pháp chêm xen
- Là biện pháp khi tác giả xen thêm một thành phần biệt lập ngay sau bộ phận thể hiện thông tin chính trong câu để bổ xung ý nghĩa hoặc gia tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu.
- Bộ phận chêm xen thường được tách biệt bằng các dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn.
b. Biện pháp liệt kê
- Là biện pháp tu từ mà người nói, người viết kể ra nhiều sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... trong cùng một câu, một đoạn để tạo nên ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
- Phép liệt kê được dùng trong cả văn xuôi và văn vần.
3. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
- Là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần truyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN
1. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
a. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề
- Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu
b. Thân bài
- Ý 1: Giải thích vấn đề (Trả lời câu hỏi: Hiểu như thế nào ? Câu nói có ý nghĩa như thế nào ? Ý kiến thể hiện quan niệm gì?…)
- Ý 2: Bàn luận về các khía cạnh, các biểu hiện của vấn đề – dùng các dẫn chứng làm sáng tỏ từng khía cạnh, biểu hiện của vấn đề (đặt câu hỏi: Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Ở đâu? Bao giờ ? Tại sao ? Có thể lấy dẫn chứng nào làm sáng tỏ?…)
- Ý 3: Khẳng định mặt đúng, ý nghĩa tích cực của vấn đề – Phê phán những biểu hiện lệch lạc trên quan điểm đúng của vấn đề. (tại sao đúng, tại sao sai, đúng chỗ nào, sai chỗ nào? Những biểu hiện lệch lạc, sai trái? Nhìn vấn đề ở góc nhìn thời đại…)
- Ý 4: Rút ra bài học cho bản thân (ý nghĩa về mặt nhận thức, hiểu ra điều gì ? Nhận ra vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, lối sống của bản thân ? Ý nghĩa về phương hướng hành động – Phải làm gì?…)
- Giải thích
- Phân tích
- Chứng minh
- Bình luận
c. Kết bài
- Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó.
- Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống.
2. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. Chia sẻ với người đọc lí do bạn lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá, điều khiến bạn yêu thích tác phẩm.
b. Thân bài:
+ Tóm tắt nội dung chính của truyện.
+ Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.
+ Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm.
Bình luận