Đề cương ôn tập Ngữ văn 10 kết nối tri thức học kì 1

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Ngữ văn 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Truyện

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Thần trụ trời

Tác giả dân gian Việt Nam

Thần thoại Việt Nam

Kể về vị thần đã có công tạo nên trời đất

- Kết cấu truyện rõ ràng, dễ hiểu

- Thể hiện sự tưởng tượng của con người về các nhân vật hư cấu

- Các nhân vật là các vị thần của tự nhiên

Thần sét

Tác giả dân gian Việt Nam

Thần thoại Việt Nam

Kể về thần sét và công việc của ông thi hành luật của thiên đình xuống hạ giới

 

Thần gió

Tác giả dân gian Việt Nam

Thần thoại Việt Nam

 Kể về thần gió và cái kết cho sự nghịch ngợm của con thần

 

Tản Viên từ Phán sự lục

Nguyễn Dữ

Truyền kỳ

Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, của Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ chính trực của Đất Việt; từ đó , thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà của tác giả.

- Truyện chưa yếu tố kì ảo

- Kết hợp chuyện người, chuyện thần, ma, trần gian, địa ngục…

– Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic.

– Cách dẫn truyện lôi cuốn, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.

– Nhân vật được xây dựng sắc xảo, rõ nét

Chữ người tử tù

Nguyễn Tuân

Truyện ngắn

- Văn bản Chữ người tử tù Khắc họa chân dung của một người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên lương trong sáng như Huấn Cao

- Thể hiện quan niệm thẩm mĩ của nhà văn về một người tài hoa, hiên ngang, khí phách anh hùng

- Tình huống truyện độc đáo

- Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao

- Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình

Tê-dê

 Edith Hamilton

Thần thoại Hy Lạp

văn bản Tê-dê ca ngợi sự dũng cảm, anh hùng của chàng A-ten dám tiêu diệt cái ác để đòi lại bình an cho nhân dân

- Truyện chưa yếu tố kì ảo

– Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic.

– Cách dẫn truyện lôi cuốn, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.

– Nhân vật được xây dựng sắc xảo, rõ nét

2. Thơ

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Chùm thơ hai-cư

Ba Sô

Chiyo

Issa

Thơ Hai-cư

Văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản viết về vẻ đẹp của thế giới tự nhiên

- Hình thức: ngắn gọn, gồm 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn, thường theo thứ tự 5-7-5.
- Quý ngữ: là những từ chỉ mùa hoặc những hình ảnh tiêu biểu cho mùa (hoa đào, hoa mai, chim oanh, chim yến - chim quyên, tiếng ve - trăng, sương, tiếng dế,...).
- Ngôn ngữ: chấm phá, gợi chứ không tả, để nhiều khoảng trống cho độc giả tưởng tượng, đồng sáng tạo.

Thu hứng

Đỗ Phủ

Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

Bức tranh phong cảnh mùa thu, cùng với lòng nước, thương dân của tác giả

- Giọng thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện

- Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình

- Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa.

Mùa xuân chín

Hàn Mặc Tử

thể thơ bảy chữ

 - Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi nông thôn dân dã của làng quê Việt Nam

- Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người

- Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu

- Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc

- Giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình

3. Văn nghị luận

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư

Chu Văn Sơn

Nghị luận

- Tác phẩm  thể hiện được những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu Trọng Lư thể hiện trong tác phẩm Tiếng thu

- Bên cạnh giá trị của bài thơ, tác giả cũng chỉ ra được tài năng của Lưu Trọng Lư trong sáng tác thơ ca, sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ

- Tác phẩm các luận điểm rõ ràng, chi tiết, thuyết phục, có tính liên kết

- Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống luận điểm logic, có sức thuyết phục cao

- Giọng văn rành mạch, lưu loát, phù hợp

Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Thân Nhân Trung

Văn bia

- Tầm quan trọng của những người tài năng đức độ đối với đất nước

- Thông điệp nhắn gửi động viên kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với đất nước.

- Cách lập luận vấn đề chặt chẽ.

- Luận điểm, luận cứ được sắp xếp  rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý

Yêu và đồng cảm

Phong Tử Khải

Tản văn

 Quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi

- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

- Văn phong tự nhiên

Chữ bầu lên nhà thơ

Lê Đạt

Tiểu luận

Tác giả viết về nghề làm thơ và những giá trị làm nên một tác phẩm thành công

- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi

- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

- Văn phong tự nhiên

- Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu

Thế giới mạng và tôi

Nguyễn Thị Hậu

Nghị luận

Phân tích vai trò của mạng trong thế giới của chúng ta và lời khuyên của tác giả về cách sử dụng mạng xã hội

- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi

- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

- Văn phong tự nhiên

- Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu

4. Sử thi

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Héc- to từ biệt Ăng- đrô- mác

Hô-me-rơ

Sử thi

Thể hiện nỗi đau, sự luyến tiếc cuộc chia tay tiễn cồng ra trận của gia đình Héc-to

- Tình huống truyện độc đáo

- Hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian

- Cách sắp xếp tình tiết lôi cuốn

 Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời

Tác giả dân gian

Sử thi Ê-đê

- Thể hiện tinh thần dũng cảm, can đảm lạc quan và có chút liều lĩnh của Đăm Săn

- Tác phẩm cũng cho thấy tinh thần chinh phục và quyết tâm đạt được ước mơ của con người thể hiện ở người anh hùng Đăm Săn

- Ngôn từ, giọng điệu đặc trưng của sử thi

- Giọng kẻ là sự kết hợp của văn xuôi và văn vần

- Sử dụng nhiều thành ngữ, điền cố

- Ngôn từ rõ ràng, súc tích, sử dụng hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian

Ra-ma buộc tội

Valmiki

Sử thi Ra-ma-ya-na

 Tác phẩm thể hiện quan niệm của người ấn Độ cổ đại về người anh hùng, về đường quân vương mẫu mực và về người phụ nữ lí tưởng trong xã hội.

- Ngôn ngữ mang yếu tố trang trọng, phong phú, biểu cảm.

- Thành công tạo dựng hình tượng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách

- Tình huống đầy mâu thuẫn, kịch tính

- Giàu yếu tố sử thi

5. Sân khấu dân gian

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Xúy Vân giả dại

Tác giả dân

Chèo

Kể về Xúy Vân than trách số phận mình

- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt

- Thành công trong xây dựng tâm lý nhân vật

Huyện đường

Tác giả dân gian

Tuồng

Phê phán sự tham ô của quan lại khi xử kiện

- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt

- Thành công trong xây dựng tâm lý nhân vật

- Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn

Hồn thiêng đưa đường

Tác giả dân gian

Tuồng

 - Là một trong những vở tuồng mẫu mực nhất trong nghệ thuật Tuồng.

- Nội dung của vở “Sơn Hậu” phản ánh tinh thần của giới sĩ phu hồi hậu bán thế kỷ XIX, khi triều đình nhà Nguyễn bắt đầu suy vong, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta.

Ngôn ngữ nôm na, mộc mạc, gần với khẩu ngữ hơn là gần với ngôn ngữ bác học

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Sử dụng từ Hán Việt

- Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh.

- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

2. Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa

a. Lỗi lặp từ

- Trường hợp một từ, một cụm từ được dùng nhiều lần trong một câu, một đoạn khiến câu, đoạn đó trở nên nặng nề, rườm rà được coi là lỗi lặp từ

- Cách sửa: bỏ từ ngữ bị lặp hoặc thay thế bằng đại từ hay các từ đồng nghĩa.

b. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

- Hiện tượng mắc lỗi này bắt nguồn từ việc người viết không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình dùng, nhất là các thành ngữ, từ Hán Việt, thuật ngữ khoa học.

- Cách sửa: Cần tra từ điển tiếng Việt, từ điển Hán Việt, từ điển thuật ngữ chuyên ngành có uy tín.

c. Lỗi trật tự từ

- Nhiều cụm từ, câu trong tiếng Việt chỉ khác nhau do trật tự sắp xếp giữa các từ, đôi khi do người viết tự ý đảo trật tự từ mà làm cho từ ngữ trong ngữ cảnh trở nên sai nghĩa. 

CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN

1. Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. Chia sẻ với người đọc lí do bạn lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá, điều khiến bạn yêu thích tác phẩm.

b. Thân bài:

+ Tóm tắt nội dung chính của truyện.

+ Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.

+ Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm.

c. Kết bài: Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm, đưa ra một số ý tưởng mở rộng, ...

2. Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ (tác giả, thời điểm ra đời, nơi xuất bản, đánh giá chung của dư luận,...) và nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.

b. Thân bài:

- Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình (nhân vật trữ tình muốn biểu đạt điều gì, thông qua hình tượng nào, với cái nhìn và thái độ ra sao,...).

- Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính (qua các khổ, đoạn trong bài) và tính độc đáo của những phương tiện ngôn từ đã được sử dụng (từ ngữ, cách gieo vần, ngắt nhịp, các biện pháp tu từ,...).

- Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ So với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại (của chính nhà thơ hoặc của những tác giả khác).

c. Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với người viết bài nghị luận.

Từ khóa tìm kiếm: đề cương ngữ văn 10 kết nối tri thức học kì 1, đề cương ôn tập lớp 10 kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác