Dạng bài tập Tốc độ phản ứng

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Tốc độ phản ứng

Bài tập 1:Thực hiện hai phản ứng phân hủy H2O2:

- Thí nghiệm 1: Có xúc tác MnO2.

- Thí nghiệm 2: Không dùng xúc tác.

So sánh tốc độ thoát khí ở hai thí nghiệm.

Bài tập 2: Cho khoảng 2 g zinc (kẽm) dạng hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ phòng. Nếu chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây (các điều kiện khác giữ nguyên) thì tốc độ phản ứng sẽ thay đổi thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?

(a) Thay kẽm hạt bằng kẽm bột cùng khối lượng và khuấy đều.

(b) Thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M có cùng thể tích.

(c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50oC).

Bài tập 3: Phản ứng giữa H2 và N2 là phản ứng đơn giản: N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g). Viết biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng.

Bài tập 4: Hydrogen peroxide phân hủy theo phản ứng: 2H2O2 →2H2O + O2. Sau 15 phút phản ứng, thể tích oxygen thu được là 16 cm3. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên.


Bài tập 1:

Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

Nên thí nghiệm 1 có tốc độ thoát khí oxygen nhanh hơn.

Bài tập 2:

(a) Thay kẽm hạt bằng kẽm bột cùng khối lượng và khuấy đều.

→ Làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, do đó làm tăng tốc độ phản ứng.

(b) Thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M có cùng thể tích.

→ Nồng độ H2SO4 giảm, do đó làm giảm tốc độ phản ứng.

(c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50oC).

→ Khi nhiệt độ phản ứng tăng dẫn đến số va chạm hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng, làm tốc độ phản ứng tăng.

Bài tập 3:

Phản ứng giữa H2 và N2:

N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g).

Biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng: 

Bài tập 4:

Tốc độ trung bình của phản ứng:


Bình luận

Giải bài tập những môn khác