Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 9: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Soạn chi tiết đầy đủ bài 9: Ôn tập thực hành tiếng Việt giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ: TỪ NGỮ MỚI VÀ NGHĨA MỚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về sự phát triển của ngôn ngữ.
Luyện tập theo kiến thức tiếng việt về sự phát triển của ngôn ngữ.
2. Năng lực
Năng lực chung
Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
Năng lực đặc thù
Nhận dạng được các từ ngữ mới và nghĩa mới.
Phân loại được các cơ chế tạo từ ngữ mới.
Hiểu được tác dụng của từ ngữ mới và nghĩa mới để dùng hiệu quả trong giao tiếp.
3. Phẩm chất
Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhóm và vận dụng trong tạo lập văn bản.
Yêu tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV đưa câu hỏi cho HS nghiên cứu.
c. Sản phẩm: HS nghiên cứu trả lời.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV gọi 2 HS lên bảng. GV giao nhiệm vụ:
Thế hệ gen Z ngày nay ham thích sự thú vị, mới lạ. Là thế hệ trẻ ngày nay, em hãy liệt kê một số từ ngữ mới các em hay dùng phổ biến với nhau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận.
- GV mời 1-2 HS lên bảng.
- GV quan sát và chấm điểm bản nào thắng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, gợi mở:
Ví dụ:
Mlem mlem (có nghĩa dùng để khen ngợi món ngon), xu cà na (chỉ sự đen đủi, xui xẻo), flex (hành động khoe khoang), báo (gen Z dùng với nghĩa chỉ những người nổi loạn hay phá hoại), ô dề (chỉ sự lố lăng quá mức),….
Ngày nay với sự phát triển của mạng xã hội như tiktok, facebook, zalo,… chúng ta được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau; đồng thời giới trẻ cũng tạo ra những từ ngữ mới lạ. Điểm đặc biệt, những từ ngữ mới này được đông đảo các bạn trẻ đón nhận và được dùng trong giao tiếp hằng ngày.
- GV dẫn dắt vào bài:
Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy nên tùy từng mỗi giai đoạn khác nhau mà con người có lối suy nghĩ khác nhau đồng thời sản sinh những từ ngữ mới và những nét nghĩa mới. Qua buổi học hôm trước, chúng ta đã được học các cách tạo lập từ ngữ mới và các nét nghĩa mới của từ ngữ. Ngày hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục củng cố lại kiến thức.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức thực hành tiếng Việt – Sự phát triển của ngôn ngữ.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới, nghĩa mới Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu hs thực hiện cá nhân. - GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi ôn tập: + Nêu hiểu biết của em về từ ngữ mới và nghĩa mới. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời HS phát biểu. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.
| I. Lí thuyết Sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới, nghĩa mới + Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ luôn vận động, phát triển gắn liền với sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội. Sự phát triển của ngôn ngữ diễn ra liên tục nhưng không đột biến và không đồng đều ở các bộ phận: từ vựng phát triển nhanh và mạnh mẽ (thể hiện ở sự xuất hiện không ngừng của các từ ngữ mới và nghĩa mới); ngữ âm và ngữ pháp phát triển tương đối chậm. - Từ ngữ mới là những từ ngữ biểu thị các sự vật, hiện tượng mới nảy sinh hoặc mới được phát hiện; ví dụ: chứng khoán, cổ phiếu, máy tính,… Trong tiếng Việt, từ ngữ mới được tạo ra theo hai phương thức chính: láy (ví dụ: mỏng -> mong mỏng) và ghép (ví dụ: bàn + phím). Bên cạnh đó, tiếng Việt còn có một bộ phận từ ngữ mới vay mượn của nước ngoài hoặc lai tạo từ dựa trên một số yếu tố vay mượn nước ngoài. Đáng chú ý là các từ ngữ được lai tạo bằng cách kết hợp các yếu tố cấu tạo từ các tiếng nước ngoài thành những từ mới không có trong tiếng nước đó. - Nghĩa mới của từ ngữ là nghĩa xuất hiện bên cạnh nghĩa gốc biểu thị những sự vật, hiện tượng mới nảy sinh. Nghĩa mới thường được hình thành theo các phương thức ẩn dụ, hoán dụ. |
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 9: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 9: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác