Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Đình Chú)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Đình Chú) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 10: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

ÔN TẬP VĂN BẢN: NGHĨ THÊM VỀ CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Ôn tập những kiến thức về văn bản "Nghĩ thêm về chuyện người con gái Nam Xương".

  • Ghi nhớ, khắc sâu những các tổ chức nội dung của văn bản "Nghĩ thêm về chuyện người con gái Nam Xương".

  • Phân tích được các nội dung và nghệ thuật thể hiện thông qua văn bản "Nghĩ thêm về chuyện người con gái Nam Xương".

2. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Nghĩ thêm về chuyện người con gái Nam Xương.

  • Năng lực phân tích, đánh giá các chi tiết các cách lập luận, lí lẽ trong tác phẩm Nghĩ thêm về chuyện người con gái Nam Xương.

  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất

-  Yêu văn chương nghệ thuật.

- Có đầu óc phân tích logic chặt chẽ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản "Nghĩ thêm về chuyện người con gái Nam Xương".

b. Nội dung: GV giao câu hỏi cho HS suy ngẫm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV giao nhiệm, đặt câu hỏi: Theo em, văn chương là gì? Công dụng của văn chương là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gợi ý: 

Văn chương chính là sử dụng những ngôn từ, lời hay ý đẹp, rõ ràng và mạch lạc vào các tác phẩm từ đó thể hiện cảm xúc, giá trị muốn truyền tải đến con người. Văn chương là phương thức để một người thể hiện những tâm tư tình cảm, nỗi lòng của họ qua từng câu văn, câu thơ. Thế nên, văn chương chính là nhu cầu thiết yếu của con người, đại diện cho tiếng lòng từ sâu thẳm trái tim mỗi người và phản ánh hiện thực cuộc sống qua ngòi bút của mỗi người nghệ sĩ. Giúp chúng ta có tình cảm, có lòng vị tha: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có" (Hoài Thanh). 

  • GV dẫn dắt vào bài:  Kho tàng văn chương rất đa dạng, phong phú. Mỗi người sẽ có cách tiếp cận tạo ra các cách nhìn nhận khác nhau. Buổi học hôm trước chúng ta đã cùng tìm hiểu một góc nhìn của Nguyễn Đình Chú về tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương". Ngày hôm nay, chúng ta tiếp tục củng cố lại nét độc đáo trong sự nhìn nhận của Nguyễn Đình Chú.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức liên quan tới văn bản "Nghĩ thêm về chuyện người con gái Nam Xương".

b. Nội dung: Ôn tập kiến thức nội dung văn bản "Nghĩ thêm về chuyện người con gái Nam Xương".

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại khái niệm phân tích tác phẩm văn học và cách trình bày vấn đề trong nghị luận văn học.

+ Nêu lại mục đích, nội dung, lí lẽ của tác giả khi bàn về truyện "Chuyện người con gái Nam Xương".

+ Chỉ ra đặc điểm của văn bản nghị luận văn học trên.

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

 

 

I. Nhắc lại kiến thức 

1. Tri thức ngữ văn

a. Phân tích tác phẩm văn học 

Là một dạng bài nghị luận văn học phổ biến. Đây là dạng văn bản chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, chỉ ra cái hay, cái đẹp về nội dung và sự độc đáo về hình thức của một tác phẩm văn học. Phân tích có thể từ nội dung khái quát chỉ ra các biểu hiện cụ thể hoặc từ các yếu tố cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát.

Là kiểu bài văn nghị luận nên văn bản phân tích tác phẩm văn học cũng có mục đích thuyết phục người đọc bằng việc nêu lên luận đề và luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng,…

b. Cách trình bày vấn đề nghị luận văn học

Thông thường, trong bài nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng, người viết thường kết hợp nêu vấn đề một cách khách quan và chủ quan.

+ Trình bày khách quan là nêu lên những thông tin vốn có của đối tượng.

+ Trình bày chủ quan là thể hiện tình cảm, quan điểm, thái độ của người viết trước vấn đề được bàn luận trong bài nghị luận văn học.

2. Đặc điểm của bài văn nghị luận văn học

- Mục đích: Văn bản được viết nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến bàn thêm về "chuyện người con gái Nam Xương" của mình.

- Nội dung

- Luận đề: Truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" cần phải nói thêm.

- Luận điểm 1: Cái độc đáo của truyện thể hiện qua sự thật khắc nghiệt của thân phận người phụ nữ.

+ Lí lẽ: Bắt nguồn từ cái bóng của Vũ Nương.

+ Dẫn chứng: "ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản".

+ Lí lẽ: do nguyên nhân nằm ngay xung quanh Vũ Nương: Do cái bóng, do mong muốn chung thủy với chồng, do đứa  con.

+ Dẫn chứng: so sánh với truyện Kiều của Nguyễn Du. Kiều do nguyên nhân bên ngoài: do thằng bán tơ, Mã Giám Sinh, Tú Bà,…

+ Luận điểm 2: Do tính đa nghi của Trương Sinh.

+ Lí lẽ: Ai cũng có máu ghen

+ Dẫn chứng: trích truyện Kiều:"Ghen tuông thì cũng người ta thường tình".

+ Lí lẽ: Phản bác lại nguyên nhân gây cái chết của Vũ Nương là do chiến tranh.

+ Dẫn chứng: Lật ngược vấn đề: Dù đi đâu buôn bán hay đi chiến tranh thì Vũ Nương cũng chết vì do lời nói bé Đản.

+ Kết thúc vấn đề: Khẳng định cái mong manh hạnh phúc người phụ nữ và tài năng của Nguyễn Dữ.

3. Tổng kết

* Nội dung

Tác phẩm trình bày ý kiến của mình vừa chủ quan vừa mang tính khách quan khi nhìn nhận lại truyện "Chuyện người con gái Nam Xương". Cho chúng ta những suy nghĩ mới mẻ, độc đáo về cái nhìn mới lạ.

* Nghệ thuật

+ Lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

 

-------------------

………….Còn tiếp …………..


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con Ngữ văn 9 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác