Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 4: Làng (Kim Lân)
Soạn chi tiết đầy đủ bài 4: Làng (Kim Lân) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
BÀI 4: TRUYỆN NGẮN
ÔN TẬP VĂN BẢN: LÀNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Ôn tập những kiến thức về tác giả Kim Lân và tác phẩm Làng.
- Phân tích những đặc sắc liên quan đến hình tượng, bút pháp nghệ thuật của tác phẩm.
- Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Làng.
2. Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Làng.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
- Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
- Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà văn.
- Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
3. Về phẩm chất
- Tình yêu làng, yêu quê hương đất nước.
- Lòng tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, căm thù bọn bán nước.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
- KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm nhắc lại kiến thức bài học.
b. Nội dung: GV phát phiếu TN để HS nghiên cứu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa câu hỏi trắc nghiệm, HS quan sát và trả lời:
Trường THCS: ………………………………. Lớp: …………………………………………… Họ và tên: …………………………………….. PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN: LÀNG Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Tác phẩm Làng của Kim Lân thuộc thể loại nào? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Truyện dài D. Tùy bút Câu 2: Nhân vật chính truyện Làng là ai? A. Ông Hai B. Bà Hai C. Bà chủ nhà D. Người lính Câu 3: Truyện ngắn Làng viết về đề tài gì? A. Người trí thức B. Người nông dân C. Người phụ nữ D. Người lính Câu 4: Tác giả đặt nhân vật chính vào tình huống như thế nào? A. Ông Hai không biết chứ, phải đi nghe nhờ người khác đọc B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái Làng chợ Dầu của mình Câu 5: Trong các câu nói của ông Hai “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!” “chúng nó” là ai? A. Cua, cá B. Giặc Tây C. Lũ trẻ D. Trâu, bò Câu 6: Từ “lắp bắp” trong câu “ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi” có nghĩa là gì? A. Mấp máy phát ra những tiếng rời rạc và lắp lại, không nên lời, nên câu B. Nói không rõ tiếng như đang ngậm cái gì trong miệng C. Không phát âm được một số âm do có tật hoặc nói chưa sõi D. Cảm động vì những người gặp lại cùng làng lên tản cư Câu 7: Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình? A. Vì ông yêu làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng lớn hơn B. Vì giặc Tây đã đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ để quay về C. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông D. Vì ông muốn tìm cuộc sống ổn định, no đủ hơn cho làng quê nghèo của ông Câu 8: Mục đích của ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì? A. Để bày tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình B. Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện C. Để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ D. Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông Câu 9: Dòng nào chứa các từ địa phương được dùng trong truyện Làng? A. Bực cửa, thầy, (chẳng có gì) sất, trầu, tinh B. Bực cửa, trâu, thầy, tinh C. Trâu, bực cửa, thầy D. Thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất, trầu Câu 10: Dòng nào nêu nhận xét không phù hợp với những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? A. Xây dựng tình huống tâm lý đặc sắc B. Miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, nhân vật C. Sử dụng chính xác ngôn ngữ quần chúng D. Giọng văn giàu màu sắc trữ tình, biểu cảm |
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 4: Làng (Kim Lân) dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 4: Làng (Kim Lân) Ngữ văn 9 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác