Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 4: Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 4: Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP VĂN BẢN: ÔNG LÃO BÊN CHIẾC CẦU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập những kiến thức về tác giả Hê-minh-uê và tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu.

  •  Phân tích những đặc sắc liên quan đến hình tượng, bút pháp nghệ thuật của tác phẩm.
  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu.

2. Năng lực 

  • Năng lực chung
  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Năng lực đặc thù
  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà văn.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất

Đồng cảm và xót thương trước những số phận là nạn nhân của chiến tranh.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

  1.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để tìm ra từ khóa chính của bài học.

b. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh để HS quan sát.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: qua các hình ảnh em hãy tìm ra từ khóa của bài học hôm nay

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét chốt đáp án: từ khóa chiến tranh

GV dẫn dắt vào bài: Chiến tranh luôn để lại đau thương và mất mát, ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội và con người. Viết về đề tài có rất nhiều tác phẩm hay, một trong số đó không thể không nói tới Ông lão bên chiếc cầu của Hê-minh-uê. Qua văn bản, chúng ta sẽ thấy được số phận hẩm hiu của ông lão già nua, vì thời cuộc đã trở thành nạn nhân không may của thảm cảnh chiến tranh. Hãy cùng ông tập lại bài học Ông lão bên chiếc cầu.

B. ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC VĂN BẢN ÔNG LÃO BÊN CHIẾC CẦU

  1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc

hiểu văn bản Ông lão bên chiếc cầu, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm. 

  1. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Ông lão bên chiếc cầu.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 
  3. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Hê-minh-uê và tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu?

+ Nhan đề Ông lão bên chiếc cầu có ý nghĩa gì?

+ Số phận của ông lão trong tác phẩm được miêu tả như thế nào?

+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

Nhắc lại kiến thức 

  1. Tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Huê-minh-uê (1899- 1961

- Ông sinh tại l-li-noi nước Mỹ.

- Sự nghiệp văn chương tại Mỹ của ông bắt đầu với tập truyện ngắn “Trong thời đại của chúng ta” được xuất bản năm 1925.

- Ông thường chọn một số đề tài: Chiến tranh, cuộc sống sôi động của những người đi săn cá, săn voi, đấu bò,…

b. Tác phẩm

- Truyện "Ông lão bên chiếc cầu" được dịch từ nguyên tác "Old Man at the Bridge".

- Trong đó người thuật chuyện chứng kiến số phận hẩm hiu của ông lão già nua, vì thời cuộc đã trở thành nạn nhân không may của thảm cảnh chiến tranh trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939). 

- Ở đây, Hemingway chỉ ghi nhận sự tàn bạo phi lý của chiến tranh mà không hề biểu lộ xúc động nào.

c. Nhan đề Ông lão bên chiếc cầu.

- Câu chuyện được lấy bối cảnh là chiếc cầu bắc qua sông, những chiếc xe nối đuôi nhau đi qua, bịnh lính đẩy hộ xe hàng, những người dân quê lầm lũi trong đám bụi, chỉ một mình ông lão già nua vẫn ngồi yên bất động. 

- Cái chết có thể đến với ông lão bất cứ lúc nào vì chiến tranh đang xảy ra nhưng ông không thể tiến thêm bước nào nữa vì quá mệt mỏi và ông lo cho vật nuôi của mình. 

- Hình ảnh ông lão bên chiếc cầu đã cho thấy hậu quả và sự tàn bạo phi lí của chiến tranh. Qua câu chuyện về ông lão, nhắc nhở con người phải biết trân trọng, giữ gìn nền hòa bình trên toàn thế giới.

2. Phân tích tác phẩm. 

a. Bối cảnh câu chuyện

- Bối cảnh của truyện là Chiếc cầu bắc qua sông, những chiếc xe nối đuôi nhau đi qua, binh lính đẩy hộ xe hàng, những người dân quê lầm lũi bước trong đám bụi, chỉ một mình ông lão già nua vẫn ngồi yên, bất động vì quá mệt mỏi và không thể tiến thêm bước nào nữa. 

- Một bối cảnh chiến tranh hiện rõ qua từng câu văn mặc dù nhà văn không hề nhắc đến từ “chiến tranh” nào.

b. Hoàn cảnh của ông lão

- Ông lão đến từ San Carlos, ông nuôi gia súc và là người cuối cùng rời khỏi thị trấn vì chăm sóc những con vật. 

- Ông lão lo những con vật khác là hai con dê, bốn cặp chim bồ câu sẽ không thể tự kiếm ăn và không biết điều gì sẽ xảy ra với chúng.

- Và trong cuộc trò chuyện của nhân vật tôi với ông lão, chúng ta cũng có thể dự đoán được cái chết có thể đến với ông lão vì đang xảy ra chiến tranh nhưng ông nhất quyết không chịu đi vì lo cho vật nuôi của mình.

à Ông lão hiện lên với chân dung bụi băn, xám bẩn nhưng ẩn sau đó là tấm lòng lương thiện sâu sắc dành cho các con vật nuôi của minh

3. Tổng kết

  • Nội dung

- Câu chuyện là cuộc đối thoại giữa nhân vật ông lão và tác giả. Từ cuộc nói chuyện này, chúng ta thấy được số phận hẩm hiu của ông lão gì, vì thời cuộc trở thành nạn nhân không may của thảm cảnh chiến tranh trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939). 

- Ở đây, Huê-minh-uê ghi nhận sự tàn bạo phi lí của chiến tranh mà không hề biểu lộ xúc động nào. 

  • Nghệ thuật

- Ngôn ngữ ngắn gọn, giản dị. 

- Lời đối thoại, độc thoại tinh giản. 

-------------------

………….Còn tiếp …………..

 


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 4: Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê) dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 4: Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê) Ngữ văn 9 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác