Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 9: Phân tích một tác phẩm kịch
Soạn chi tiết đầy đủ bài 9: Phân tích một tác phẩm kịch giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP VIẾT: PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM KỊCH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Ôn tập những kiến thức về cách viết đoạn văn/ bài văn phân tích một tác phẩm kịch.
Vận dụng phân tích nâng cao đoạn đối thoại của tác phẩm kịch.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về kiểu bài phân tích tác phẩm kịch.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để biết cách viết bài phân tích tác phẩm kịch.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nắm được kiểu bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm kịch.
- Năng lực xác định đề, lập dàn bài văn vào thực hành viết đoạn văn, lập dàn ý cho bài văn phân tích kịch.
3. Về phẩm chất
- Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án.
Phiếu bài tập.
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập đã thực hiện tại nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi Giáo viên giao.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Theo em khi tiến hành phân tích một tác phẩm kịch, thao tác cần được sử dụng là gì? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, chốt đáp án:
+ Khi tiến hành phân tích một tác phẩm kịch, sử dụng các thao tác chủ yếu như: giải thích, chứng minh, bình luận,… Trong một bài văn nghị luận việc phân tích là điều cần thiết và bắt buộc. Chúng ta cần mổ xẻ đối tượng để phân tích theo các phương diện khác nhau. Đồng thời phải có thao tác chứng minh để việc phân tích của minh có tính xác thực, lập luận chặt chẽ. Ngoài ra, thao tác bình luận giúp chúng ta mở rộng sâu vấn đề, đưa ra ý kiến cá nhân của mình.
- GV dẫn dắt vào bài: Trong buổi học hôm trước chúng ta đã thực hành viết bài văn phân tích một tác phẩm kịch. Ngày hôm nay chúng ta tiếp tục ôn lại dạng phân tích này một lần nữa.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện chuẩn bị để viết bài văn phân tích tác phẩm kịch.
Nội dung: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.
Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ: Tìm hiểu lưu ý và các bước viết phân tích một tác phẩm kịch Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học khi phân tích một tác phẩm kịch. - Nêu những lưu ý khi viết bài phân tích một tác phẩm kịch. - Các bước tiến hành viết bài văn phân tích tác phẩm kịch. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Lưu ý + Bước tiến hành. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
| 1. Tìm hiểu lưu ý và các bước viết phân tích một tác phẩm kịch a, Lưu ý - Đọc lại tác phẩm bi kịch, đặc biệt là nội dung liên quan đến đối tượng đó. - Xác định nội dung, hình thức nghệ thuật mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ. - Lựa chọn các bằng chứng xác đáng trong văn bản để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm. - Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục. - Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận. b, Quy trình thực hành viết - Bước 1: Chuẩn bị viết + Đọc lại đoạn trích cần phân tích. Huy động những hiểu biệt có được về bi kịch, nhất là khái niệm độc thoại, đặc điểm và tác dụng của độc thoại. - Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý - Trả lời các câu hỏi: + Bối cảnh của đoạn trích như thế nào? + Thế nào là độc thoại hoặc đối thoại? Vai trò và ý nghĩa của độc thoại, đối thoại? + Nội dung lời độc thoại hay đối thoại là gì? + Lời độc thoại, đối thoại ấy có thể hiện xung đột gì không? + Nhận xét nội dung, nghệ thuật qua lời độc thoại, đối thoại - Lập dàn ý - Bước 3: Viết bài - Bám sát đặc trưng của thể loại. - Kết hợp các thao tác nghị luận. - Lựa chọn sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc. - Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa |
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 9: Phân tích một tác phẩm kịch dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 9: Phân tích một tác phẩm kịch Ngữ văn 9 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác