Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 6: Vụ cải trang bất thành (Trích Sơ-lốc Hôm – Đoi-lơ)
Soạn chi tiết đầy đủ bài 6: Vụ cải trang bất thành (Trích Sơ-lốc Hôm – Đoi-lơ) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP VĂN BẢN: VỤ CẢI TRANG BẤT THÀNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Ôn tập những kiến thức về tác giả Đoi-lơ và văn bản "Vụ cải trang bất thành".
Ghi nhớ, khắc sâu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Vụ cải trang bất thành”. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu các văn bản truyện trinh thám khác.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Vụ cải trang bất thành.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Năng lực cảm thụ văn học bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
3. Về phẩm chất
Nêu cao tinh thần cảnh giác, xem xét kĩ mọi việc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án.
Phiếu bài tập.
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản “Vụ cải trang bất thành”.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Có ý kiến cho rằng “Truyện trinh thám là một trò chơi trí tuệ”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy biện luận ý kiến của em thông qua văn bản “Vụ cải trang bất thành”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá.
GV gợi ý: Tôi đồng ý với ý kiến “Truyện trinh thám là một trò chơi trí tuệ”. Bởi lẽ, truyện trinh thám được khám phá dựa trên tư duy logic, khả năng quan sát của người phá án. Trong truyện “Vụ cải trang bất thành”, vụ án thêm phần li kì với sự mất tích bí ẩn mà thủ phạm không để lại một vết tích nào. Nhân vật Hôm phải dùng sự tính toán, trí nhớ cùng tư duy nhạy bén để truy tìm ra nghi phạm. Nếu như không phải là một thám tử lừng danh, người thường khó lòng tìm ra được nếu chỉ dựa vào những dấu vết thông thường. Vì vậy, truyện trinh thám là trò chơi thách đố trí tuệ thú vị.
GV dẫn dắt vào bài: Văn học trinh thám phát triển mạnh mẽ ở phương Tây trong thế kỉ XIX. Với những người yêu thích đọc truyện trinh thám không ai không biết tới “Sơ-lốc Hôm”. Truyện “Vụ cải tranh bất thành” là một phi vụ li kì trích trong “Sơ-lốc Hôm”. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn lại một lần nữa bài học để thấy ngòi bút tài hoa của tác giả Đoi-lơ.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về thể loại, tác giả,… của văn bản Vụ cải trang bất thành.
b. Nội dung: Ôn tập kiến thức về tác giả và tác phẩm Vụ cải trang bất thành.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS liên quan đến kiến thức bài học.
d. Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại kiến thức về truyện trinh thám. + Tổng hợp lại kiến thức về tác giả Đoi-lơ và tác phẩm “Vụ cải trang bất thành” + Nhắc lại cốt truyện và nhân vật trong tác phẩm. + Nhận xét lại tình huống truyện, lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu khi kể. + Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của truyện.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
| I. Nhắc lại kiến thức - Truyện trinh thám - Truyện trinh thám là truyện viết về việc điều tra, khám phá các vụ án hoặc những bí mật cần được đưa ra ánh sáng. Truyện thường bắt đầu bằng một sự việc bất ngờ hoặc tình huống gay cấn (ví dụ: án mạng, mất tích, ăn trộm,..), kế đó là những diễn biến căng thẳng, kịch tính để rồi tất cả được giải quyết ở phần cuối câu chuyện. - Truyện trinh thám không bày ngay trước mặt người đọc mà như một cuộc điều tra sự thật. Tất cả các sự kiện diễn ra trong trí tưởng tượng của người đọc. - Cốt truyện + Mở đầu: án mạng, sự việc bí ẩn. + Phần thắt nút: Xuất hiện những manh mối. + Phần mở nút: Có các giả thuyết và suy luận để hung thủ bị phanh phui. - Nhân vật + Đa dạng, phong phú, nổi bật: nạn nhân, kẻ bị tình nghi, thám tử, kẻ phạm tội (Thông thường kẻ bị tình nghi và phạm tội là một). - Ngôn ngữ + Thường dễ hiểu, không hoa mĩ, không gây khó hiểu cho người đọc. 2. Tác giả - tác phẩm a. Tác giả
- Quê quán: là nhà văn người Scotland. + Đoi-lơ là đỉnh cao của văn học. Ông đã tạo ra một nhân vật thu hút các độc giả bằng cách suy luận sắc sảo. Không chỉ là một nhà văn, ông còn thử sức với các tiểu thuyết lịch sử, truyện phưu lưu và siêu nhiên. b. Tác phẩm
Đến hôm làm lễ ở nhà thờ, En-giô đến đón Me-ri và mẹ nhưng vì sợ chật nên để họ ngồi trên một chiếc xe ngựa còn En-giô lên một chiếc xe khác. Khi tới nơi thì En-giô biến mất. Sự mất tích của En-giô đã khiến Me-ri tìm đến thám tử Hôm. Câu chuyện mở đầu bằng cuộc trò chuyện về manh mối mà cô Me-ri cung cấp của Oát-xơn (nhân vật tôi) và thám tử Hôm. Sau một hồi nói chuyện họ gửi 2 lá thư. Trong đó một lá thư mời cha dượng của cô Me-ri đến để cung cấp thông tin làm rõ vụ án. Khi cha dượng đến với sự tự tin thì bị Hôm vạch trần thủ đoạn. Ông ta vì muốn chiếm giữ tài sản của vợ và của con riêng nên không muốn Me-ri yêu hay cưới một ai. Nên ông ta phải cải trang thành một chàng trai đến để lừa gạt Me-ri vì lợi dụng tật mắt cận thị của Me-ri. Khi đã dụ được Me-ri yêu mình, cha dượng tiến hành thực hiện giao ước trên quyền Kinh Thánh để Me-ri không thể quên được mình. Và đến ngày cưới thì chỉ cần biến mất là ông ta có thể giữ chân con gái và khối tài sản. c. Nhân vật * Thám tử Hôm + Nhân vật thám tử luôn là người khác biệt, họ có khả năng quan sát và suy luận sắc bén, giải quyết vụ án bằng chứng cứ và suy nghĩ hoàn toàn hợp lí và thuyết phục. + Hôm có khả năng quan sát tốt: khi nghe sự việc, chưa đọc lá thư của Ên-giô để lại, chỉ mới nhìn người bị hại Me-ri, ông đã phán đoán được đôi phần. Hôm nhận định: “Chính cô ấy mới là đối tượng cần xem xét đây...Bản thân cô thiếu nữ này đã nói lên khá nhiều thông tin rồi”. Và chỉ qua vết mực và găng tay, Hôm đã suy đoán những sự việc mà Me-ri đã làm lúc sáng. => Khả năng nhìn nhận mọi thứ và khả năng quan sát đến suy luận rất sắc sảo. + Khả năng thống kê kĩ càng và liên tưởng chính xác: Hôm đã dùng kính lúp để soi ra những chỗ bị mờ nhòe và ông còn đếm được 14 đặc điểm khác. Hôm đã soi lỗi từng lá thư và đối chiếu với nhau, Hôm phát hiện kẻ mất tích và ông Uyn-đi-banh là cùng một người. + Với thủ đoạn tinh vi của lão, Hôm đã lần mò được qua trí thông minh và sự công tâm, quyết phanh phui chân tướng của những kẻ xấu thể hiện Hôm là người chính thực, nhạy bén, bảo vệ cho những người bị lợi dụng quá đáng. d. Tình huống truyện, ngôi kể, giọng điệu * Tình huống truyện Cha dượng với sự tham lam của cải vật chất đã lợi dụng lòng tin và tật đồng lõa, cận thị của vợ và con mình đã dùng thủ đoạn bịp bợm nhằm giữ tài sản cho riêng mình. Thám tử khi biết chuyện đã dựa vào tài năng của mình để điều tra sự thật.
* Ngôi kể: thứ nhất Nhân vật tôi “Oát-xơn”- người bạn đồng hành của Hôm. Điều này làm cho câu chuyện trở nên khách quan. Và sự thật dần mở ra trong sự lời kể của nhân vật tôi. Nhân vật tôi không có khả năng tư duy như Hôm nên nhân vật tôi vừa là người biết được sự việc và cũng là người nghe phán đoán, suy luận của Hôm. * Giọng điệu: Phù hợp với tính cách của từng nhân vật. Xuyên suốt văn bản, ta thấy Hôm là người quyết đoán, thông minh đưa ra lập luận chặt chẽ. Còn Uyn-đi-banh được miêu tả với vẻ tự cao và sự nhục nhã, khi mình bị lộ. 3. Tổng kết * Nội dung + Phê phán con người lòng tham vô đáy, bất chấp tình nghĩa để không từ mọi thủ đoạn. Cũng chính là xã hội nước Anh thời bấy giờ với sự lên ngôi của giá trị đồng tiền. + Qua vụ xử án, đã cho chúng ta thấy sự thông minh, khả năng quan sát và kĩ năng thu thập thông tin của nhân vật Hôm. + Đồng thời, nhắc nhở con người về sự cả tin, dễ bị lừa gạt. * Nghệ thuật + Xây dựng tình huống truyện độc đáo. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, qua lời nói và hành động. + Sử dụng ngôi kể, điểm nhìn sáng suốt. |
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 6: Vụ cải trang bất thành (Trích dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 6: Vụ cải trang bất thành (Trích Ngữ văn 9 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác