Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 9: Sống, hay không sống? (Trích kịch Ham-lét – Sếch-xpia)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 9: Sống, hay không sống? (Trích kịch Ham-lét – Sếch-xpia) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

 

BÀI 9: BI KỊCH VÀ TRUYỆN

ÔN TẬP VĂN BẢN: SỐNG HAY KHÔNG SỐNG?

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Ôn tập những kiến thức về hài kịch và văn bản "Sống, hay không sống?".

  • Ghi nhớ, khắc sâu những các tổ chức nội dung của văn bản hài kịch.

  • Phân tích được các nội dung và nghệ thuật thể hiện thông qua văn bản "Sống, hay không sống?".

2. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Sống, hay không sống.

  • Năng lực phân tích, đánh giá các chi tiết trong tác phẩm Sống, hay không sống.

  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất

-  Có quan niệm sống đúng đắn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án.

  • Phiếu bài tập.

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản "Sống, hay không sống?".

b. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV giao nhiệm vụ tìm từ có nghĩa, liên quan tới bài học nhanh nhất trong bảng dưới đây:

A

W

E

N

P

H

T

E

L

K

Đ

Ô

C

T

H

O

A

I

E

I

X

B

H

A

M

L

E

T

S

F

C

X

I

I

R

M

H

X

Ô

H

H

L

U

K

V

W

G

S

N

C

G

O

W

K

I

N

N

R

G

M

L

Q

S

U

Ô

C

E

B

K

N

A

D

T

S

Z

K

H

A

W

J

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS giơ tay phát biểu nhanh nhất trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gợi ý: 

A

W

E

N

P

H

T

E

L

K

Đ

Ô

C

T

H

O

A

I

E

I

X

B

H

A

M

L

E

T

S

F

C

X

I

I

R

M

H

X

Ô

H

H

L

U

K

V

W

G

S

N

C

G

O

W

K

I

N

N

R

G

M

L

Q

S

U

Ô

C

E

B

K

N

A

D

T

S

Z

K

H

A

W

J

 

Các từ khóa: 

ĐỘC THOẠI

LẼ SỐNG

SỐNG

BI KỊCH

HAM-LET

  • GV dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống hối hả, cô tin chắc rằng trong chúng ta có đôi lúc dừng lại và tự vấn mình những câu hỏi. Nhân vật Hamlet cũng vậy, chàng trăn trở: “Sống, hay không sống – đó là vấn đề”. Vừa là câu hỏi nhưng lại mang những ý nghĩa tâm lí lịch sử sâu sắc nhất mà Shakespeare từng sáng tác. Vậy giờ chúng ta sẽ một lần nữa ôn lại và tìm hiểu sâu hơn nữa về nội dung cũng như những giá trị mà nó mang lại, để tìm hiểu xem, điều gì đã khiến vở kịch về chàng hoàng tử xứ Đan Mạch trở nên đặc biệt.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức liên quan tới văn bản "Sống, hay không sống?".

b. Nội dung: Ôn tập kiến thức nội dung văn bản "Sống, hay không sống?".

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi trả lời:

+ Nhắc lại hiểu biết của em về thể loại bi kịch.

+ Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả và tác phẩm. 

+ Nêu đặc điểm kịch về: cốt truyện, nhân vật và kiểu xung đột thể hiện qua đoạn trích "Sống, hay không sống?".

+ Nhắc lại nội dung và nghệ thuật văn bản.

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

  • GV mời 2-3 cặp HS trình bày trước lớp và yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

 

 

I. Nhắc lại kiến thức 

1. Tri thức ngữ văn

- Bi kịch

+ Bi kịch thuộc thể loại kịch, viết về những câu chuyện buồn bã, đau đớn với những tình huống căng thẳng và kết thúc bi thảm, đánh thức niềm thương cảm, xót xa trong tâm hồn người đọc.

+ Cốt truyện bi kịch cổ điển thường mượn từ các truyện huyền thoại hoặc lịch sử. Sự kiện, biến cố thường diễn ra gay cấn, bất ngờ, xoay quanh những mâu thuẫn không thể giải quyết dẫn đến xung đột và kết cục bi thảm (tai họa hay cái chết).

+ Nhân vật chính trong bi kịch thường là nhân vật anh hùng hoặc xuất thân từ cung đình (vua chúa, hoàng tử, công nương, tướng lĩnh,…), người có những phẩm chất, năng lực vượt trội, có khát vọng lớn,… nhưng phải đối đầu với thực tế không thể hóa giải hoặc sai lầm của chính bản thân nên dẫn đến kết cục bi thảm. Lời thoại trong bi kịch là lời của các nhân vật thể hiện suy nghĩ, tình cảm của nhân vật.

2. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

*Sếch-xpia (William Shakespeare) (1564-1616), (sống ở thời đại chế độ phong kiến chuyển sang chế độ tư bản).

+ Là một kịch gia thiên tài của nhân loại, nhà thơ nổi tiếng nhất nước Anh thời Phục Hưng. Những vở kịch của ông đại diện cho sự phát triển và tinh hoa của kịch phương Tây.

(Puskin nhận xét: "Đó là con người và nhân dân, đó là số phận của nhân loại… chính điều đó làm cho Sếch-xpia vĩ đại").

+ Tác phẩm chính: Romeo và juliet, Via Lia, Ô-ten-lô, Ham-lét.

b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Viết trong khoảng thời gian 1599-1601. Câu chuyện hoàng tử xứ Đan Mạch thời Trung cổ là Ham-lét trả thù cho cha từng được ghi lại trong biên niên sử từ thế kỉ XII của Xắc-xơ Gram-ma-ti-út. Sếch-xpia đã dựa vào câu chuyện này để xây dựng lại vở kịch nhưng được sáng tạo thêm: Ông đặt nhân vật vào bối cảnh hậu kì Phục hưng. Thời kỳ này, lí tưởng nhân văn chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Cảm quan u tối về thực tại và ý chí đấu tranh khẳng định lí tưởng nhân văn chủ nghĩa của nhân vật trong vở kịch bắt nguồn từ đó.

3. Đặc điểm kịch

a. Cốt truyện

+ Ham-lét có vị vua cha vừa qua đời. Chú của chàng là Clo-đi-út hiện là nhà vua mới thay thế cũng là người chồng mà mẹ tái giá. Nghi ngờ cái chết của cha Ham-lét đã giả bị mất trí để tìm ra sự thật. Nhưng vua nghi ngờ nên để tìm hiểu bệnh tình của chàng, vua sai người dò la. Vua trực tiếp cùng Pô-lô-ni-út rình nghe cuộc trò chuyện của Ham-lét và Ô-phê-li-a (người yêu của chàng). Khi đối thoại với Ô-phê-li-a, chàng đã có những giằng xé trong nội tâm của mình, chàng đã ý thức được mối quan hệ giữa nhan sắc và đức hạnh trong cuộc sống điên đảo.

b. Nhân vật

* Nhân vật vua Clô-đi-út

Được khắc họa qua ngôn ngữ và hành động với sự đối lập giữa bên trong và bên ngoài.

+ Quan tâm, hỏi han sức khỏe và tỏ ra lo lắng cho Ham-lét: "Thế trong khi chuyện trò cùng thái tử, các khanh lại không lựa chọn được cơ hội nào để tìm hiểu tại sao người rối loạn tâm thần, để cho chuỗi ngày xanh êm đẹp bị tan nát vì những cơn điên dữ dội, hiểm nghèo hay sao?" nhưng thực chất là đang dò la, hoài nghi bệnh của Ham-lét.

=> Thể hiện hắn là người để ý, thận trọng.

+ Bày tỏ sự hài lòng khi Ham-lét có hứng thú với bọn đào kép "Các khanh ạ, nên khuyến khích thêm thái tử nữa vào những trò giải trí ấy".

=> Bên ngoài tỏ ra quan tâm nhưng thực chất muốn Ham-lét sa đà việc chơi để tình trạng bệnh nặng thêm.

=> Nham hiểm.

+ Sử dụng nàng Ô-phê-li-a như một biện pháp để thử thách thái tử. Cùng Pô-lô-ni-út đứng vào một nơi kín, "như hai thám tử hợp pháp" để tận mắt tìm hiểu liệu bệnh tương tư có phải nguyên nhân gây ra sự quẫn trí của Ham-lét.

=> Clô-đi-út là một vị vua nhưng lại có hành động chui trốn để nhìn và nghe trộm.

* Nhân vật Ham-lét

+ Ham-lét giả điên để che mắt kẻ thù.

+ Lời độc thoại của Hăm-lét đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết; phân vân bản thân nên “chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ”. 

=> Ham-lét là một người mang nội tâm sâu sắc, không dễ dàng chịu khuất phục trước số phận, muốn đấu tranh để vượt ra khỏi chính mình, vượt ra khỏi mọi nỗi khổ nhục để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha. Hăm-lét hiện lên thật đáng thương, tâm hồn của thái tử chỉ toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở. 

=> Đồng thời tác giả cũng ngầm phản ánh hiện thực đương thời, tình trạng trì trệ tù túng của thời trung cổ với cái bể khổ của tội ác hoành hành khiến trí tuệ cũng phải “phát điên”.

+ Khi đối thoại với Ô-phê-li-a:

Với Ham-lét, nàng Ô-phê-li-a là cô gái xinh đẹp trong lòng chàng tuy nhiên vì mục đích giả điên nên Ham-lét phải gạt tình cảm cá nhân của mình để diễn tốt vai.

Ham-lét đã buông lời cay đắng, chối bỏ tình cảm của cô. => Vì chàng đã bị nàng bị Ô-phê-li-a đem ra thử mình nên Ham-lét buộc lựa chọn những lời lẽ cay đắng đó.

=> Ham-lét thông minh, cẩn trọng.

c. Xung đột

+ Xung đột việc giả điên của Ham-lét nhằm che giấu trước hành động thăm dò của vua Clô-đi-út và bọn tay sai.

+ Xung đột nội tâm của nhân vật Ham-lét (sống hay không sống- to be or not to be).

4. Tổng kết

* Nội dung

Tác phẩm phản ánh chế độ dã man thời Trung cổ. Qua nhân vật Ham-lét ta có thể thấy được hiện thực khốc liệt trong xã hội đầy hoang mang lo âu. Thông điệp từ đoạn trích trên chính là dù hoàn cảnh nào thì phải giữ lí trí và niềm tin của mình.

* Nghệ thuật

+ Sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại thành công trong việc phác họa tính cách và suy nghĩ của nhân vật.

Xây dựng nhân vật trong tác phẩm kịch độc đáo, tinh tế, các tình huống kịch hấp dẫn gây nên những ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người tiếp nhận.

 

-------------------

………….Còn tiếp …………..

 


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 9: Sống, hay không sống? (Trích kịch dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 9: Sống, hay không sống? (Trích kịch Ngữ văn 9 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác