Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 10: Ôn tập thực hành tiếng Việt

Soạn chi tiết đầy đủ bài 10: Ôn tập thực hành tiếng Việt giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU ĐỂ TRÁNH ĐẠO VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Củng cố kiến thức về trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

  • Luyện tập theo kiến thức tiếng việt về việc trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

2. Năng lực

Năng lực chung

- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

- Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

Năng lực đặc thù

  •  Biết cách trích dẫn nguồn tài liệu.

  •  Biết cách sắp xếp tài liệu tham khảo.

3. Phẩm chất

  • Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhóm và vận dụng trong tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án.

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.

b. Nội dung: GV đưa câu hỏi. 

c. Sản phẩm: HS thực hiện.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao câu hỏi: Tại sao cần phải trích dẫn tài liệu tham khảo?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận.

- GV mời 1-2 HS lên bảng.

- GV quan sát và chấm điểm bản nào thắng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, gợi mở:

Trích dẫn tài liệu tham khảo không chỉ giúp cho tác phẩm của bạn tránh khỏi việc bị quy kết là đạo văn, mà nó còn là tôn trọng tác giả gốc của dữ liệu công sức của tác giả của nguồn dữ liệu gốc mà bạn đã lấy tham khảo. Trích dẫn cũng là để người đọc có thể dễ dàng tìm thấy được nguồn gốc của thông tin nhằm xác minh tính chính xác hoặc để có thể đọc, tìm hiểu thêm về thông tin đó. Dẫn nguồn tài liệu tham khảo còn là hành động thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với sự liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học.

- GV dẫn dắt vào bài: 

Kiến thức rất đa dạng và phong phú. Nhưng để hệ thống hóa lại và tiếp cận nhiều cách khác nhau là do công sức của các nhà nghiên cứu đi trước dày công tổng hợp lại. Khi chúng ta muốn khai thác thông tin cần thiết tham khảo các trình đi trước thì chúng ta cần phải trích dẫn nguồn tài liệu để đảm bảo tính minh bạch, tôn trọng công sức tác giả. Buổi học hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn lại phần kiến thức này.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức thực hành tiếng Việt.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết và chuẩn kiến thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức lưu ý trích dẫn tài liệu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu hs thực hiện cặp đôi.

- GV hướng dẫn học sinh cặp đôi, dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi ôn tập:

+ Nêu yêu cầu khi trích dẫn tài liệu tham khảo.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS phát biểu.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt chuyển sang nội dung mới.

 

I. Lí thuyết

Lưu ý trích dẫn tài liệu tham khảo

- Trong học tập, nghiên cứu khoa học, việc tham khảo các tài liệu, ý kiến liên quan để hiểu rõ vấn đề mình đang quan tâm là rất cần thiết. Tuy nhiên, để tránh đạo văn cần lưu ý một số yêu cầu sau:

- Yêu cầu chung: Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa quan trọng mà không phải của người viết đều phải trích dẫn. Việc trích dẫn tài liệu tham khảo phải đảm bảo sự trung thực, chính xác. Phải ghi rõ nguồn của ý kiến được trích dẫn: họ và tên, tên công trình, nơi xuất bản, năm xuất bản, số trang.

- Yêu cầu cụ thể:

+ Về cách trích dẫn, có hai cách: dẫn nguyên văn (dẫn trực tiếp; lời dẫn này cần để trong dấu ngoặc kép hoặc in nghiêng) và dẫn ý (dẫn gián tiếp; chỉ nêu nội dung chính của ý kiến được trích dẫn; lời dẫn này không để trong dấu ngoặc kép).

+ Về cách ghi nguồn ý kiến được trích dẫn, có ba hình thức: chú thích nguồn trích dẫn sau ý kiến được trích dẫn, chú thích ở chân trang và lập danh mục tài liệu tham khảo ở cuối bài viết. Tên các tài liệu trong danh mục  tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c,…của tên hoặc họ tác giả.

 

 

-------------------

………….Còn tiếp …………..


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 10: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 10: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác