Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 8: Quần thể di tích Cố đô Huế (Theo khamphahue.com.vn)
Soạn chi tiết đầy đủ bài 8: Quần thể di tích Cố đô Huế (Theo khamphahue.com.vn) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
BÀI 8: VĂN BẢN THÔNG TIN
ÔN TẬP VĂN BẢN: QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Ôn tập những kiến thức về văn bản thông tin và văn bản "Quần thể di tích Cố đô Huế".
Ghi nhớ, khắc sâu những các tổ chức nội dung của văn bản thông tin.
Phân tích được vai trò của các số liệu, dẫn chứng trong việc thể hiện thông tin của văn bản.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Quần thể di tích Cố đô Huế.
Năng lực phân tích, đánh giá số liệu trong văn bản thông tin.
Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
3. Về phẩm chất
- Yêu danh lam thắng cảnh, yêu di tích lịch sử và yêu quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án.
Phiếu bài tập.
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản “Quần thể di tích Cố đô Huế".
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS suy ngẫm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Trước khi đi đến một nơi nào đó du lịch, em có hay tìm hiểu thông tin về địa điểm đó không? Nếu có em tìm kiếm thông tin ở đâu? Và em cần tìm hiểu những thông tin gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gợi ý: Nếu có ý định đi du lịch, tôi thường xuyên tìm hiểu về địa điểm đó. Tôi thường tìm kiếm qua các web giới thiệu về địa điểm. Hoặc qua các app như: facebook, tiktok, youtube…. Tôi thường tìm hiểu những thông tin liên quan về địa điểm như: vị trí địa lí, ẩm thực, khu vui chơi ở đó như thế nào…
GV dẫn dắt vào bài: Ở buổi học hôm trước, chúng ta đã cùng nhau ngao du đến vùng đất cố đô với nhiều sự thú vị về lịch sử, địa lí,… Ngày hôm chúng ta cùng ôn lại, củng cố để hiểu thêm về văn bản thông tin cũng như văn bản "Quần thể di tích Cố đô Huế".
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Hệ thống lại những đặc điểm của văn bản thông tin cũng như văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế.
b. Nội dung: Ôn tập kiến thức nội dung văn bản "Quần thể di tích Cố đô Huế".
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và trả lời: + Nhắc lại kiến thức về văn bản thông tin. + Tổng hợp nội dung các phần về văn bản "Quần thể di tích Cố đô Huế". + Nhận xét lại cách triển khai thông tin trong văn bản. + Nhận xét sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản. + Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản thông tin trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
| I. Nhắc lại kiến thức 1. Tri thức ngữ văn - Văn bản thông tin giới thiệu về một di tích lịch sử - Văn bản giới thiệu về một di tích lịch sử là loại văn bản thông tin tập trung giới thiệu về những công trình xây dựng có giá trị. Thông tin trong văn bản giới thiệu một di tích lịch sử thường được trình bày theo trật tự không gian, thời gian, quan hệ nguyên nhân - kết quả, phân loại các đối tượng hoặc so sánh và đối chiếu,… 2. Văn bản "Quần thể di tích Cố đô Huế" a. Nội dung Phần 1: Giới thiệu về Cố đô Huế về giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Và giới thiệu về giá trị của Huế khi được UNESCO ghi nhận là Di sản văn hóa thế giới. Phần 2: Nói về nét đặc trưng ở Cố đô Huế: Đó là nét độc đáo của kiến trúc, có nhiều công trình nghệ thuật tuyệt đẹp. Phần 3: Kiến trúc: Giới thiệu các khu vực di tích của trong quần thể Cố đô. Bao gồm: Kinh thành Huế, Đại nội (Hoàng thành, Hoàng cung), lăng tẩm của các nhà vua Nguyễn, Văn Miếu, Hổ Quyền. Phần 3: Khẳng định lại giá trị khi Cố đô Huế là di sản vật chất và tinh thần cao cả và có ý nghĩa của dân tộc. b. Cách triển khai thông tin Thông tin được chia làm các phần khác nhau. Mỗi phần có tiêu đề giúp người đọc nắm bắt thông tin bao quát. Các phần triển khai theo các nội dung chính về địa lí, lịch sử và kiến trúc. => Cách triển khai thông tin phân loại từng đối tượng. c. Phương thức biểu đạt + Thuyết minh 3. Tổng kết * Nội dung + Cung cấp thông tin giới thiệu về Cố đô Huế với giá trị lịch sử và giá trị kiến trúc. Cố đô Huế là di sản văn hóa lưu giữ giá trị vật chất và tinh thần của người Việt. * Nghệ thuật + Ngôn ngữ khoa học, rõ ràng, khách quan. + Thông tin dựa trên cơ sở khoa học. + Bố cục chặt chẽ, cách triển khai thông tin gãy gọn, dễ hiểu. |
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 8: Quần thể di tích Cố đô dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 8: Quần thể di tích Cố đô Ngữ văn 9 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác