Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 8: Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội (Trần Đăng Khoa)
Soạn chi tiết đầy đủ bài 8: Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội (Trần Đăng Khoa) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP VĂN BẢN: CÙNG NHÀ VĂN TÔ HOÀI NGẮM PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Ôn tập những kiến thức về văn bản thông tin và văn bản "Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội".
Ghi nhớ, khắc sâu những các tổ chức nội dung của văn bản thông tin.
Phân tích được các nội dung thông tin thể hiện thông qua cuộc phỏng vẩn thể hiện trong văn bản.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội.
Năng lực phân tích, đánh giá số liệu trong văn bản thông tin.
Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
3. Về phẩm chất
- Yêu quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án.
Phiếu bài tập.
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản “Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội".
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS nghiên cứu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Khi đã được học xong văn bản "Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội" em đã được nghe cuộc phỏng vấn thú vị và đầy các thông tin bổ ích của Trần Đăng Khoa và Tô Hoài. Vậy theo em, tên nhan đề có điểm gì độc đáo trong việc khơi gợi nội dung văn bản?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gợi ý: Em thấy nhan đề khơi gợi cho chúng ta một cuộc dạo chơi lí thú. Bởi chúng ta biết sẽ được “đồng hành” cùng với nhà văn Tô Hoài rồi. Một trong những tác thuộc thế hệ vàng của văn học Việt Nam với cái nhìn trực quan, sâu sắc. Chắc chắn sẽ cho ta nhiều bài học, nhiều khám phá và phát hiện độc đáo mới mẻ.
GV dẫn dắt vào bài: Ở buổi học hôm trước, chúng ta đã có chuyến đi lí thú cùng khám phá phố phường Hà Nội qua lời kể và sự nhìn nhận, đánh giá của nhà văn Tô Hoài. Hà Nội nay đã có sự “thay da đổi thịt” để phù hợp với sự phát triển thần tốc của kinh tế, xã hội song vẫn giữ được nét đặc trưng với có của mình. Hôm nay chúng ta tiếp tục cùng củng cố thêm bài học.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Hệ thống lại những đặc điểm của văn bản "Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội".
b. Nội dung: Ôn tập kiến thức nội dung văn bản "Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội".
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS trả lời: + Phỏng vấn là gì? Có mấy cách phỏng vấn? + Tổng hợp nội dung các phần về văn bản. + Nhận xét đặc điểm của cuộc phỏng vấn. + Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của cuộc phỏng vấn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
| I. Nhắc lại kiến thức 1. Tri thức ngữ văn - Phỏng vấn - Phỏng vấn là một cuộc trao đổi (hỏi và đáp) có mục đích. Các bài phỏng vấn là tác phẩm báo chí, thường do phóng viên hỏi và người được phỏng vấn trả lời. Phỏng vấn nhằm hai mục đích: miêu tả, khắc họa chân dung nhân vật hay cung cấp thông tin về một lĩnh vực cụ thể nào đó mà người được phỏng vấn có hiểu biết hoặc có trách nhiệm trả lời. Có 2 cách thực hiện phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp là người hỏi và người trả lời trực tiếp gặp nhau, lần lượt hỏi và trả lời. Phỏng vấn gián tiếp là trao đổi qua điện thoại hoặc các phương tiện liên lạc khác. Với những vấn đề phức tạp, người được phỏng vấn chưa thể trả lời ngay, cần chuẩn bị và tra cứu thì việc phỏng vấn thường được thực hiện bằng văn bản. Nội dung bài phỏng vấn thường ngắn gọn, câu hỏi và trả lời rõ ràng. 2. Văn bản " Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội" a. Nội dung * Trước và nay, Hà Nội đều giữ nguyên + Các khu phố cổ: đường phố, vỉa hè không thay đổi. Các vỉa hè ở các phố Ngô Quyền, Hàng Khay, Tràng Tiền, Hàng Bài,…đầu các vỉa hè còn bọc đá xanh. + Hệ thống cống ngầm giữ nguyên: nên vẫn xảy ra tình trạng ngập úng. Nắp cống tròn đúc từ bên Pháp. * Sự thay đổi nhỏ: + Hồ Tây: bị thu hẹp vì lấn đất. Trước đây: đất rộng, cây lá rậm rạp, ven hồ trồng nhiều sen. Sau đó nuôi cá mè. + Khu phố Hà Nội: Ngày xưa các địa giới các khu phố rất hẹp nay được mở rộng. * Tính cách người Hà Nội: Có nét hào hoa phong nhã. Tính cách người Hà Nội hội tụ từ tính cách những người ở các tỉnh khác đến. * Sự bố trí, sắp đặt của ông Trần Văn Lai, + Trần Văn Lai là một bác sĩ và là một người yêu nước. + Bị bỏ từ nhưng tháng 3/1945 được thả ra và giữ chức Thị trưởng thành phố. + Ông đã thay tên các phố. b. Đặc điểm của cuộc phỏng vấn + Đây là cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa Trần Đăng Khoa và nhà văn Tô Hoài. => Gợi tính chân thực, khách quan và thể hiện sự am hiểu tỏ tường của nhà văn Tô Hoài trong việc nhìn nhận Hà Nội xưa và nay. + Câu hỏi phỏng vấn đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn và đánh đúng trọng tâm các thông tin liên quan tới phố phường Hà Nội. Có câu hỏi phản biện đối với người được phỏng vấn nhằm làm cho cuộc phỏng vấn có lượng thông tin đầy đủ, logic và mạch lạc. + Câu trả lời phỏng vấn chi tiết, đầy đủ và cung cấp các thông tin cần thiết và thêm các thông tin khác để làm rõ vấn đề. 3. Tổng kết * Nội dung + Cung cấp thông tin về phố phường Hà Nội xưa và nay: phố phường, hệ thống đường xá cầu cống, con người,… Từ đó cho thấy Hà Nội năm 2003 (thời điểm phỏng vấn), Hà Nội vẫn giữ được nét cổ mà nó vốn có từ xưa. * Nghệ thuật + Ngôn ngữ phỏng vấn dễ hiểu, giải thích cặn kẽ, đầy đủ thông tin. + Thông tin dựa trên sự trải nghiệm, quan sát, và sự thu thập thông tin có thể kiểm chứng của nhà văn Tô Hoài. + Câu hỏi và câu trả lời ăn khớp nhau, giúp người đọc hình dung rõ hơn về Hà Nội. |
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 8: Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 8: Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm Ngữ văn 9 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác